2.1. Thực trạng phápluậtvềdânchủcơsở
2.1.2. Đánh giá thực trạng phápluậtvềdânchủcơsở
2.1.2.1. Ưu điểm
Các quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở cơ sở nhìn chung đã khá đầy đủ, chi tiết về các nội dung: trách nhiệm của người đứng đầu trong việc công khai, minh bạch các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cơ quan, đơn vị đến cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện dân chủ về ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế đối thoại, cơng khai tài chính, quản lý sử dụng tài sản công, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với người lao động đúng quy định của pháp luật; những vấn đề người dân được biết, được thực hiện, được quyết định đảm bảo quyền dân chủ của mình ở xã, phường, thị trấn.
Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn đã quy định rõ về phạm vi công khai để nâng cao hiệu quả thực hiện dân chủ ở cơ sở như: các hành vi bị nghiêm cấm, 11 nội dung chính quyền cấp xã phải cơng khai cho nhân dân biết theo các hình thức khác nhau, trong đó có 04 nội dung cơng khai bằng hình thức niêm yết tại trụ sở HĐND, UBND cấp xã và 07 nội dung công khai trên hệ thống truyền thanh cấp xã; qua trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân; các nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp và những nội dung công việc nhân dân sau khi bàn, biểu quyết theo đa số thì phải được cấp có thẩm quyền cơng nhận mới có giá trị thi hành; trách nhiệm của trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố; trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cấp trên…
Pháp lệnh so với những văn bản pháp luật điều chỉnh về dân chủ cơ sở trước đó đã thể hiện được tính ưu việt, trở thành cơng cụ pháp lý về thực hiện dân chủ ở cơ sở, đưa quyền dân chủ của nhân dân đi vào thực. Đó là các quyền được biết, được bàn, được quyết định trực tiếp; được tham gia ý kiến và quyền được giám sát.
49
Pháp lệnh 34/2007 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành đã góp phần duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc đảm bảo quyền dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân như: mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền với Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở; giữa người dân với cán bộ, công chức trực tiếp làm việc tại xã, phường, thị trấn…
2.1.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
Cùng với những kết quả đã đạt được trong những năm được triển khai, pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở mà đặc biệt là Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã bộc lộ một số những hạn chế rõ rệt:
Thứ nhất, trong tình hình mới hiện nay, các chủ trương, đường lối của Đảng đã có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở, đặt ra yêu cầu phải thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Chẳng hạn, Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội khóa XIII thơng qua đã có những bước phát triển mới về dân chủ. Nội dung Hiến pháp tiếp tục khẳng định thể chế của nước ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh tư tưởng chủ quyền Nhân dân; bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, trong đó, đại đồn kết tồn dân tộc là động lực của phát triển xã hội.
Thứ hai, qua tổng kết thi hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 cho thấy, một số nội dung quy định tại Pháp lệnh hiện nay khơng cịn phù hợp với hệ thống pháp luật mới được ban hành hoặc đã trở nên lạc hậu so với thực tiễn, như:
- Điều 26 của Pháp lệnh quy định về lấy phiếu tín nhiệm hiện nay khơng cịn hiệu lực, vì Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13
50
ngày 21/11/2012 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Nghị quyết này đã bãi bỏ Điều 26 Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11.
- Nội dung dân bàn, biểu quyết liên quan đến hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 13 Pháp lệnh số 34/2007/PL- UBTVQH11, hiện nay đã được quy định chi tiết trong Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, có hiệu lực vào ngày 01/7/2018.
- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chưa quy định rõ trách nhiệm và chưa cụ thể nội dung phối hợp của cơ quan nhà nước ở địa phương với cơ quan nhà nước cấp trên trong việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. Quy định tại Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 chỉ giao cho Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn triển khai và chịu trách nhiệm chính để thực hiện dân chủ ở cơ sở, song vấn đề về chỉ đạo của cấp trên và mối quan hệ của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện chưa được quy định; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố cũng chưa được thể hiện rõ trong Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11.
- Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực thi dân chủ, dẫn đến các quy định của Pháp lệnh cịn chưa bảo đảm tính khả thi. nhiều quy định cịn chung chung nên khó thực hiện. Việc thiếu các biện pháp bảo đảm dẫn đến việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở cịn lúng túng, hình thức.
- Thẩm quyền theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên đối với việc thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn chưa được quy định. Do đó, khi có vấn đề thực hiện không nghiêm, không đúng quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở, thì khó có căn cứ để đánh giá, xem xét trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong sai phạm, vi phạm để xử lý.
51
- Hình thức niêm yết, công khai quy định trong Pháp lệnh 34/2007/PL- UBTVQH11 còn đơn giản, nhất là trong điều kiện khoa học - kỹ thuật tiến bộ, cho phép đa dạng hóa hơn các hình thức cơng khai thơng tin. Mặt khác, hình thức cơng khai cũng khơng cịn phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước hiện nay.
* Nguyên nhân của hạn chế:
Trong tình hình mới hiện nay, các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước đã có những điểm đổi mới về dân chủ ở cơ sở, đặt ra yêu cầu phải có sự rà sốt, tập trung nghiên cứu, xây dưng Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối mới của Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; thống nhất và cụ thể hóa các nội dung để công tác triển khai và thi hành pháp luật về dân chủ ở cơ sở được hiệu quả hơn nữa.
2.2. Thực trạng thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở tạiQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật dân chủ cơ sở tại quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2.2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Quận Hồn Kiếm phía Tây giáp Quận Đống Đa; phía Tây Bắc giáp Quận Ba Đình và Quận Đống Đa; phía Nam giáp Quận Hai Bà Trưng; dọc từ phía bắc xuống phía nam là sơng Hồng; bên kia sơng phía Đơng là Quận Long Biên.
Nằm ở vị trí trung tâm Thủ đơ, Quận Hồn Kiếm gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hóa Thăng Long – Hà Nội, với 190 di tích lịch sử văn hóa, di tích Cách mạng kháng chiến. Quận Hồn Kiếm có diện tích tự nhiên là 5,28 km2 (trong đó 4,53 km2 đất dân cư cịn lại là diện tích mặt nước và sơng Hồng), với dân số trên 16 vạn người.
52
Quận Hoàn Kiếm chia thành thành 04 khu vực, gồm: khu phố cổ, khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ, khu vực ngồi đê sơng Hồng.
- Khu phố Cổ trải rộng trên 81ha; trải qua quá trình hình thành và phát triển hơn 10 thế kỷ, Phố cổ Hà Nội chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển của Thủ đô, nơi đây đã và đang chứa đựng một kho tàng giá trị vật thể và phi vật thể vơ giá, góp phần làm nên dấu ấn Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến; với giá trị lịch sử, văn hóa hết sức quan trọng nêu trên; năm 2004, Khu phố cổ Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia cần được bảo tồn, tôn tạo đặc biệt và đây là 1 “di sản sống”. - Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với Hồ Gươm một danh thắng, di tích quan trọng, mang nhiều dấu ấn lịch sử; với 130.000m2 mặt nước và 32.250m2 diện tích cây xanh ven hồ ở giữa trung tâm Thủ đơ, Hồ Gươm cịn là một cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và là hồ điều hòa của trung tâm Hà Nội. Năm 2013, di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh Hồ Hoàn Kiếm được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.
- Nằm kề cận khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận, khu phố cũ được hình thành từ năm 1886, mang phong cách xây dựng đô thị Châu Âu với nhiều cơng trình kiến trúc có sắc thái riêng mang nhiều đường nét kiến trúc pháp.
- Nằm ở khu vực ngồi đê sơng Hồng là 2 phường Chương Dương, Phúc Tân với các khu nhà ở tập thể của các cơ quan, nhà ở của dân lao động. Việc xây dựng tại khu vực này manh mún, chắp vá, chưa có quy hoạch tổng thể. Là nơi tập trung nhiều Bộ, Sở, Ban, ngành và các cơ quan quản lý nhà nước (10 Bộ trong tổng số 18 Bộ đóng tại tồn Thành phố Hà Nội) và cũng là nơi tập trung nhiều đại sứ quán và nhà riêng đại sứ (17 đại sứ trong tổng số 60 nước có đại sứ quán tại Hà Nội), các văn phịng đại diện nước ngồi, nơi tập
53
trung của các cơ quan chính trị - xã hội – tơn giáo, Quận Hồn Kiếm xứng đáng là trung tâm hành chính, chính trị của Thành phố.
Quận Hồn Kiếm hiện có 18 đơn vị hành chính phường gồm: Cửa Nam, Hàng Bài, Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Đồng Xuân, Hàng Mã, Cửa Đông, Hàng Gai, Trần Hưng Đạo, Phan Chu Trinh, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Đào, Hàng Bồ, Hàng Bông, Hàng Trống, Chương Dương, Phúc Tân.
2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Quận Hồn Kiếm tập trung nhiều đầu mối giao thơng đường sắt, đường thủy, đường bộ. Yếu tố này đã gắn kết Quận Hoàn Kiếm với các Quận, các tỉnh, thành khác tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa và du lịch. Đó là một ưu thế đặc biệt của Quận, là điều kiện cho sự phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Hơn nữa, nằm trên đường giao thông Bắc Nam cũng như là vùng nối lên các tỉnh lân cận nên Quận Hồn Kiếm có khả năng mở rộng thị trường đa dạng hơn, kể cả hàng hóa tiêu dung thiết yếu, những loại hàng hóa cao cấp cũng như thị trường dịch vụ, du lịch. Hiện nay, tại Quận có hơn 13.000 hộ kinh doanh, 73 doanh nghiệp nhà nước, 242 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, 4.776 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 90 hợp tác xã; hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ thương mại, kinh doanh ở hầu hết các tuyến phố và các chợ chính của Quận.
Đối với ngành thương mại, Quận Hồn Kiếm là địa bàn đơng dân cư với bình quân thu nhập đầu người cao đã tạo ra cơ hội và thị trường sâu rộng cho dịch vụ thương mại phát triển. Với vai trò trung tâm giao lưu hàng hóa cùng truyền thống buôn bán từ rất lâu đời cùng với bề dày lịch sử phát triển gần 1000 năm với khu phố cổ 36 phố phường, thương mại của Quận có nhiều triển vọng phát triển.
Đối với ngành du lịch, ở vị trí trung tâm Thủ đơ, đầu mối giao lưu của cả nước và quốc tế, cùng với những cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, khu
54
phố cổ trong đô thị sầm uất với những ngành nghề truyền thống,… cho phép Quận Hoàn Kiếm trở thành một trong những trung tâm du lịch văn hóa lớn của Hà Nội và cả nước.
Đối với ngành công nghiệp, với nguồn lao động dồi dào, Quận Hồn Kiếm cũng có nhiều điều kiện cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên là một Quận trung tâm Thành phố, Quận Hồn Kiếm khơng thể sản xuất các sản phẩm thơ, nặng mà phải mở ra hướng mới, đó là sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, vừa tận dụng được lợi thế về trình độ của nguồn lao động, vừa giải quyết việc làm đồng thời tránh ô nhiễm môi trường.
Đối với ngành tiểu thủ công nghiệp, nhận thức về tầm quan trọng của các sản phẩm thủ công truyền thống và được sự quan tâm của các cấp Chính quyền nên tiểu thủ cơng nghiệp có nhiều điều kiện phát triển. Hơn nữa, cùng với sự phát triển du lịch, ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất những sản phẩm phục vụ du lịch càng có điều kiện phát triển.
Đối với các ngành dịch vụ khác, vị thế của Quận Hoàn Kiếm tạo điều kiện cho Quận phát triển loại hình dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ gắn liền với khoa học công nghệ hiện đại như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ thương mại cao cấp.
Về phát triển kinh tế, Quận tập trung phát huy và khai thác có hiệu quả các lợi thế để đẩy mạnh phát triển các dịch vụ chất lượng cao như ngân hàng, khách sạn, trung tâm thương mại,… góp phần đa dạng hóa các loại hình bán lẻ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch và nhân dâ. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế được chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế phát triển. Nhờ đó, kinh tế của Quận duy trì mức tăng trưởng cao, chất lượng các dịch vụ thương mại, du lịch từng bước được nâng lên theo tiêu chí văn minh, hiệu quả. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch ước tăng 18,21%, chiếm tỷ trọng 97,01% trong cơ cấu kinh tế của Quận. Tổng thu ngân
55
sách nhà nước tại hàng năm tăng bình quân 18,9%, hàng năm đều vượt so với kế hoạch thành phố giao (năm 2019 đạt 9.572 tỷ đồng, tương đương 100,1% dự toán, tăng 23,4% so với năm 2018).
Phát huy lợi thế về di tích, di sản tại, Quận tập trung giữ gìn, bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, mở rộng các sản phẩm du lịch.
Mạng lưới trường học, trạm y tế tại Quận được quan tâm quy hoạch theo hướng hiện đại hóa. Tổng số trường học thuộc Quận là 39, trong đó có 21 trường học được công nhận chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 53,85%. Tại Quận có 18/18 trạm y tế phường đạt Quốc gia y tế cơ sở.
Với những đặc điểm như trên, trong những năm qua, kinh tế Quận Hoàn Kiếm phát triển với mức tăng trưởng cao, bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ, thương mại, du lịch. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ, thương mại, du lịch ước tăng 18,05%, chiếm tỷ trọng 98,01% trong cơ cấu kinh tế.
2.2.1.3. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến thi hành pháp luật về dân chủ cơ sởQuận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Quận Hoàn Kiếm với những đặc điểm về các mặt như đã phân tích ở trên có được những điều kiện thuận lợi để thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở.
Với ưu thế về mặt địa lý là Quận trung tâm của thành phố Hà Nội, sở hữu những địa điểm văn hóa, du lịch nổi tiếng cả trong và ngoài nước như khu vực hồ Hoàn Kiếm, Phố Cổ… tạo thuận lợi cho các cấp cơ sở đi lên phát triển du lịch, phát triển kinh tế, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân cũng như đóng góp cho sự phát triển chung của Quận, thành phố Hà Nội và cả nước. Với nền tảng sẵn có như vậy, nhận thức được những điều kiện mà mình