Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 43)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnthi hành phápluậtvềdânchủcơsở

1.3.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị có thể bao gồm: thể chế, sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở; quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động của chính quyền cơ sở; vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở; trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ cơng chức ở cơsở.

33

- Đảng ủy phường, là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Với vị trí, chức năng của mình, Đảng ủy phường có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng và thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chính quyền địa phương theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chi bộ khu dân cư là chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường, là cầu nối để đưa mọi đường lối, chủ trương của Đảng đến được với Nhân dân. Cán bộ, đảng viên của Đảng bộ phường phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ do chi bộ giao và chi bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Với vai trò lãnh đạo toàn diện, Đảng ủy phường phải lãnh đạo các chi bộ trực thuộc, đảng viên, chính quyền, đồn thể đưa pháp luật dân chủ về cơ sở để thực hiện trong cuộc sống. Để Nhân dân tạiphườngthựchiệnmộtcáchđúngđắnphápluậtvềdânchủcơsở.Trướctiên, cán bộ, đảng viên phải là người quán triệt, nhận thức sâu sắc về dân chủ, thực hiện và triển khai thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và tập trung chỉ đạo cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về dân chủ thành các chương trình hành động của địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho lợi ích của Nhân dân. Qua thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà tổ chức đảng quan tâm thường xuyên đến việc quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng đắn vị trí, vai trị lãnh đạo toàn diện và thực hiện nghiêm túc pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì địa phương đó quyền làm chủ của Nhân dân được tôn trọng và phát huy hiệu quả, tạo sự đồng thuận xã hội cao. Ngược lại, ở địa phương nào chi bộ, Đảng bộ yếu kém thì dân chủ bị vi phạm, kỷ

34

cương khơng nghiêm, có thể mất ổn định về an ninh trật tự, gây mất lòng tin trong Nhân dân. Qua hơn mười năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) “về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, các tổ chức đảng ở cơ sở đã thể hiện được vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình trong việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thông qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật nói chung, ý thức về dân chủ nói riêng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở có đạt kết quả hay khơng phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, điều hành của chính quyền cũng như cả hệ thống chính trị ở cơsở.

Nhà nước ta là nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đều do Nhân dân bầu ra để thay mặt Nhân dân thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ nhất định, đảm bảo tốt cuộc sống của Nhân dân, đặc biệt là thực hiện các quyền dân chủ của Nhân dân. Vì vậy, chính quyền cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ pháp luật quy định của pháp luật sẽ là việc thực hiện tốt pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Để tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở thì trước hết chính quyền cơ sở phải thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà pháp luật đã quy định theo nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định. Chẳng hạn, với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, HĐND trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ không được đặt thêm những quy định trái với Hiến pháp và pháp luật của Nhànước. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, HĐND trước khi ban hành những nghị quyết trước hết phải gắn với lợi ích của Nhân dân, điều kiện thực tế của địa phương, không được tùy tiện, tự ý mà cần phải lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân làm cơ sở để nghiên cứu, vận dụng cho phù hợp. Trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn quy định rất rõ trách nhiệm của

35

HĐND và UBND xã, phường, thị trấn đối với việc tổ chức thực hiện những nội dung về quyền dân chủ của Nhân dân. Tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân được thể hiện trong hoạt động của chính quyền cơ sở như thông qua Nhân dân những nội dung liên quan đến quyền, lợi ích chung, những chủ trương, chính sách liên quan đến cuộc sống ngườidân.

- Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể quần chúng ở cơ sở có vai trị hết sức quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được khẳng định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013.

Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được cụ thể hóa tại Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Trên thực tế, quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở có được thực hiện triệt để hay không cũng phụ thuộc vào sự phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đồn thể ở cơ sở. Với vai trị là cơ quan giám sát, phản biện xã hội, thông qua các hoạt động của mình, Mặt trận Tổ quốc và các thành viên đảm bảo cho Nhân dân thực hiện các quyền dân dủ, đảm bảo cho pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện triệt để. Thực tế đã cho thấy địa phương nào Mặt trận Tổ quốc làm tốt công tác phối hợp, phát huy vai trị giám sát, phản biện thì ở đó quyền làm chủ của người dân được đảm bảo. Chính vì vậy, vai trị lãnh đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở là yếu tố ảnh hưởng đến quyền làm chủ của Nhândân.

- CBCC ở cơ sở là người làm việc cho các cơ quan quản lý Nhà nước ở cấp cơ sở. Cán bộ có vai trị cực kỳ quan trọng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. CBCC cơ sở sẽ góp phần quyết định sự thành bại của chủ trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. CBCC sẽ là người trực tiếp đưa các chủ trươngchínhsáchcủaĐảng,phápluậtcủaNhànướcđếnvớingườidân,đồngthời họ

36

là người thực thi các chủ trương đó theo chức năng nhiệm vụ và quy định của Nhà nước. Cho nên, họ là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân. Mặt khác, CBCC ở cơ sở có vai trị quan trọng trong quản lý và tổ chức công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ, bảo đảm kỷ cương tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do, dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Việc xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở có trình độ về lý luận, bản lĩnh chính trị, có đạo đức lối sống, trong sáng, có trình độ chun mơn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là trong việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. Vì vậy trình độ, năng lực, uy tín, đạo dức của đội ngũ cán bộ công chức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện pháp luật dân chủ ở cơ sở. Đa số đội ngũ CBCC cơ sở là trẻ, có trình độ năng lực về chun môn, song hiện nay một vài bộ phận chun mơn cịn nặng hành chính hóa, việc bám sát cơ sở, tiếp cận ở các khu dân để lắng nghe ý kiến tâm tư, nguyện vọng của người dân còn hạn chế, còn ngại vai chạm, giải quyết cơng việc cịn cứng nhắc, máy móc. Điều đó cũng ảnh hưởng nhất định trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở Pháp luật về dân chủ nói chung và dân chủ ở cơ sở nói riêng được hồn thiện đến đâu, chỉ khi nó thực sự đi vào cuộc sống nếu mỗi người dân nhận thức được đầy đủ quyền cũng như trách nhiệm của mình. Pháp luật được đảm bảo thực hiện khi họ nhận thức đủ, rõ ràng và năng lực thực hiện, đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải đảm bảo thực hiện dân chủ và thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” cảu Đảngta.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở Từ thực tiễn Quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)