1.2. Nội dung thi hành phápluật dânchủcơsở
1.2.1. Nội dung quy định phápluậtvềdânchủcơsở
Nội dung thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở rất rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú, được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đặc biệt nhấn mạnh yếu tố "dân thụ hưởng".
Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa các quyền, các giá trị của dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp. Đó là các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có quyền tự do bầu cử và ứng cử (Điều 54), quyền của nhân dân lao động được tham gia vào quản lý nhà nước (Điều 53), quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin (Điều 69), quyền của nhân dân được kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy và cán bộ cơng chức Nhà nước (Điều 8), quyền bình đẳng nam nữ (Điều 63).
Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, để nâng cao giá trị pháp lý của các quy định về dân chủ ở cơ sở, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn (thay thế Nghị định 79/2003/NĐ-CP). Pháp lệnh này có 6 chương, 28 điều quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nội dung cần được dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiến của dân trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dung phải được dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền và cơng chức ở các cấp làng- xã; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và những người có liên quan trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã. Cụ thể như sau:
Một là, những nội dung cần công khai để dân biết:
Một trong những quyền trước tiên của nhân dân đó là quyền được biết về tình hình chung đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của đất nước, của địa phương và những vấn đề cụ thể có liên quan trực
27
tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân mỗi người dân, cũng như của gia đình và cộng đồng dân cư. Điều 5 Pháp lệnh quy định những nội dung công khai:
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.
- Dự án, cơng trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, cơng trình tại cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư tại cấp xã.
- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giải quyết các công việc của nhân dân.
- Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đóng góp.
- Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất, xố đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻ bảo hiểm y tế.
- Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.
- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quả lấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.
28
- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác do chính quyền cấp xã trực tiếp thu.
- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thực hiện.
- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Hai là, những nội dung nhân dân được bàn và quyết định trực tiếp:
“Dân bàn” là khâu thứ hai đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân. Bàn là tôn trọng quyền tự do ngôn luận của nhân dân, người dân được phát ngơn, biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình đối với cộng đồng cũng như với chính quyền. Khơng có cơ chế dân chủ thì nhân dân sẽ khơng có điều kiện “bàn” các vấn đề mình quan tâm. Việc nhân dân được bàn bạc và quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật cho phép đã giúp cho nhân dân nâng cao nhận thức, phát huy trí tuệ, tạo động lực thúc đẩy nhân dân tham gia, hưởng ứng nhiệt thành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bằng việc đóng góp sức lực, của cải vật chất để xây dựng các cơng trình phúc lợi cơng cộng.
Xây dựng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế. Như vậy, vấn đề “Dân biết”, để “bàn”, để “làm” là nhu cầu hết sức cấp bách và khách quan của mọi người dân. Điều 10, 11, 12 Quy chế quy định những nội dung, hình thức nhân dân bàn, quyết định trực tiếp:
- Về nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp tồn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.
29
Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:
+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thơn, tổ dân phố;
+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
+ Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thơn, tổ dân phố hoặc trong tồn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.
+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Ba là, những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, biểu quyết, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định:
Ngồi việc người dân được “bàn” và quyết định những vấn đề cụ thể nêu trên, còn những vấn đề việc quyết định cuối cùng phải do chính quyền xã hoặc cấp trên thực hiện thì người dân cũng được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến để giúp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp trên có những quyết sách đúng đắn và sáng suốt. Thực tế đã chứng minh có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được xuất phát từ sáng kiến của quần chúng ở cơ sở. Vì vậy, việc nhân dân bàn và tham gia ý kiến một số việc chủ yếu là thủ tục bắt buộc trước khi chính quyền xã hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định. Những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định gồm:
- Về những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết, Pháp lệnh quy định các lĩnh vực sau:
30
+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố. + Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Về hình thức nhân dân bàn, biểu quyết, nhân dân bàn và biểu quyết những vấn đề trên bằng một trong các hình thức dưới đây:
+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thơn, tổ dân phố;
+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
+ Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thì việc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín; hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưa đạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thơn, tổ dân phố thì tổ chức lại cuộc họp.
+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
Bốn là, những nội dung nhân dân giám sát:
Giám sát là một nội dung thực hiện quyền dân chủ của nhân dân nhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhân dân trong sạch, vững mạnh. Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong phát hiện những khuyết điểm của cán bộ, công chức trong bộ máy của Đảng và Nhà nước để chấn chỉnh những sai phạm, đưa mọi hoạt động vào đúng nền nếp; kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý kỷ luật,tạo dựng trật tự kỷ cương, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của tập thể, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Do đó, quyền giám sát không chỉ thể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên trách giám sát mà cịn phải lơi cuốn được đơng đảo nhân dân tham gia. Nhân dân cần được giám sát những gì có liên quan đến
31
quyền lợi và nghĩa vụ của họ, giám sát việc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước địa phương, giám sát hoạt động của cán bộ, cơng chức, những người có trách nhiệm trong việc thực hiện những quy định về tài chính, kinh tế,quản lý sử dụng đất đai, chính sách xã hội là việc giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân… Tất cả những nội dung Pháp lệnh quy định người dân có quyền được biết, được quyết định và được tham gia ý kiến thì người dân cũng có quyền giám sát. Hình thức giám sát: Thơng qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với các cơ quan công quyền; kiến nghị qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.
Năm là, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở:
Trách nhiệm chung: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã phối hợp cùng Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên cấp xã.
Đối với những việc cụ thể (công khai thông tin, tổ chức họp thôn…), Pháp lệnh quy định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân (Ủy ban nhân dân xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng thôn…)
Trên đây là những nội dung trong pháp lệnh dân chủ cơ sở. Dựa vào nội dung này chúng ta có thể đánh giá những mặt đạt và chưa đạt được trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của mỗi địa phương. Pháp lệnh dân chủ cơ sở là một công cụ mạnh để thúc đẩy tính minh bạch và sự tham gia của người dân. Đây là những giá trị mà các tổ chức xã hội dân sự thường hay đề cao và vận động thực hiện.
1.2.2. Nội dung thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở
Nội dung thi hành pháp luật về dân chủ cơ sở bao gồm một chuỗi các hoạt động kế tiếp nhau, quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, hoạt động trước là tiền đề, điều kiện quyết định cho hoạt động sau. Cụ thể:
32
Thứ nhất, chủ thể thi hành pháp luật ban hành văn bản hướng dẫn thi hành, xây dựng chương trình và kế hoạch thi hành văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở.
Thứ hai, phổ biến chương trình, kế hoạch thi hành văn bản quy phạm
pháp luật về dân chủ cơ sở và tuyên truyền, phổ biến nội dung và tinh thần của văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở đến các đối tượng trực tiếp phải thi hành. Việc phổ biến tinh thần và nội dung của văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở bằng tài liệu được biên soạn, bằng các phương tiện thông tin đại chúng và bằng phổ biến trực tiếp.
Thứ ba, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành các văn
bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở đang tổ chức thi hành để kịp thời nhắc nhở, uốn nắn.
Thứ tư, sau một thời gian thi hành văn bản quy phạm pháp luật về dân
chủ cơ sở tiến hành công tác sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật đó.
Thứ năm, trong quá trình thi hành pháp luật phải theo dõi việc thi hành
pháp luật để kịp thời phát hiện những khó khan, bất hợp lý của việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật về dân chủ cơ sở để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi bổ sung. Vì thế, theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một nội dung của thi hành pháp luật.
Thứ sáu, để thi hành pháp luật phải xây dựng lực lượng và cơ sở vật
chất vững mạnh để đảm bảo cho việc thi hành pháp luật có hiệu quả.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đếnthi hành pháp luật về dân chủ cơ sở
1.3.1. Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị có thể bao gồm: thể chế, sự lãnh đạo của tổ chức Đảng cơ sở; quyền làm chủ của Nhân dân trong hoạt động của chính quyền cơ sở; vai trị của Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở; trình độ, năng lực, uy tín của đội ngũ cán bộ công chức ở cơsở.
33
- Đảng ủy phường, là hạt nhân chính trị lãnh đạo thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trực tiếp đưa Nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống; lãnh đạo thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. Với vị trí, chức năng của mình, Đảng ủy phường có nhiệm vụ lãnh đạo xây dựng và thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở, thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của chính quyền địa phương theo đúng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chi bộ khu dân cư là chi bộ trực thuộc Đảng bộ phường, là cầu nối để đưa mọi đường lối, chủ trương của Đảng đến được với Nhân dân. Cán bộ, đảng viên của Đảng bộ phường phải gương mẫu thực hiện nhiệm vụ do chi bộ giao và chi bộ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên. Với vai trị lãnh đạo tồn diện, Đảng ủy phường phải lãnh đạo các chi bộ trực thuộc, đảng viên, chính quyền, đồn thể đưa pháp luật dân chủ về cơ sở để thực hiện trong cuộc sống. Để Nhân dân tạiphườngthựchiệnmộtcáchđúngđắnphápluậtvềdânchủcơsở.Trướctiên, cán bộ, đảng viên phải là người quán triệt, nhận thức sâu sắc về dân chủ, thực hiện và triển khai thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân và tập trung chỉ đạo cụ thể hóa các nghị quyết của Đảng về dân chủ thành các chương trình hành động của địa phương nhằm phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho lợi ích của Nhân dân. Qua thực tiễn cho thấy, địa phương nào mà tổ chức đảng quan tâm thường xuyên đến việc quán triệt đầy đủ, sâu sắc, xác định đúng đắn vị trí, vai trị lãnh đạo toàn diện và thực hiện nghiêm túc pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở thì địa phương đó quyền làm chủ của Nhân dân được tôn trọng và phát huy hiệu quả, tạo sự đồng thuận xã hội cao. Ngược lại, ở địa phương nào chi bộ, Đảng bộ yếu kém thì dân chủ bị vi phạm, kỷ
34
cương khơng nghiêm, có thể mất ổn định về an ninh trật tự, gây mất lòng tin trong Nhân dân. Qua hơn mười năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) “về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, các tổ chức đảng ở cơ sở đã thể hiện được vai trò, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình trong việc triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thông qua tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật nói chung, ý thức về dân chủ nói riêng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân. Việc thực hiện dân chủ ở cơ sở có đạt kết quả hay khơng phụ thuộc vào năng lực lãnh đạo của Đảng bộ, điều hành của chính quyền cũng như cả hệ thống chính trị