Các bộ điều khiển định tuyến và sự liền kề của chúng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ ASON và ứng dụng công nghệ ASON (Trang 44 - 74)

Khi hai bộ điều khiển định tuyến có vai trò của một bên yêu cầu truy vấn định tuyến và một bộ trả lời truy vấn định tuyến, tương ứng, chúng tạo thành một sự định tuyến liền kề, cái đại diện cho một sự liên kết logic giữa hai bộ điều khiển định tuyến. Mục đích của việc hình thành một định tuyến liền kề giữa một cặp của bên yêu cầu truy vấn định tuyến và trả lời truy vấn định tuyến là để đảm bảo chắc chắn rằng chúng liên lạc đảm bảo và đúng cách. Lưu ý thời gian của một sự liền kề giữa hai bộ điều khiển định tuyến, trong bối cảnh của truy vấn định tuyến từ xa có thể thay đổi.

Bản chất của sự liền kề giữa hai bộ điều khiển định tuyến trong bối cảnh của truy vấn định tuyến từ xa giống như khi hai bộ điều khiển định tuyến trao đổi thông tin cấu trúc liên kết định tuyến, và cho rằng vấn đề, hai bộ điều khiển định tuyến cũng có thể trao đổi những thông báo duy trì định tuyến liền kề, như tài liệu quy định tại khoản 8.1 của [ITU-T G.7715], để duy trì sự liền kề của chúng. Thông tin chi tiết của các thông báo duy trì định tuyến giữa hai RC liền kề năm ngoài ngoài phạm vi của Khuyến nghị này.

2.3.2 Lựa chọn tuyến

Lựa chọn tuyến ASON là một chức năng trả lại một tuyến mà một bộ điều khiển kết nối có thể sử dụng như một tham số khi báo hiệu một kết nối. Lựa chọn tuyến có thể được thực hiện off-line (việc lên kế hoạch định tuyến do mặt phẳng quản lý) hoặc on-line trong thời gian thực (mặt phẳng điều khiển). Sự lựa chọn phụ thuộc vào độ phức tạp tính toán, độ khả dụng thông tin cấu hình, và hoàn cảnh mạng cụ thể. Cả lựa chọn tuyến on-line và off-line đều có thể được cung cấp. Ví dụ, các nhà điều hành có thể sử dụng tính toán on-line để điều khiển một bộ nhỏ các quyết định lựa chọn tuyến và sử dụng tính toán off-line để tín toán đối với kỹ thuật lưu lượng phức tạp và các vấn đề liên quan tới chính sách như yêu cầu lập kế hoạch, lập lịch dịch vụ, mô hình giá và tối ưu hóa toàn cầu.

2.3.2.1Các đầu vào cho việc lựa chọn tuyến

Các đầu vào cho việc lựa chọn tuyến thay đổi phụ thuộc vào mô hình định tuyến được sử dụng. Lựa chọn tuyến ASON có thể hỗ trợ một số các thủ tục có một số các ràng buộc như đầu vào cho yêu cầu lựa chọn tuyến. Ví dụ:

+ Tính đa dạng

+ Các đối tượng hiệu năng mạng + Các chính sách quản lý

+ Các ràng buộc xác định lớp truyền tải (có thể là một metric trọng số liên kết) a) Định tuyến từng bước

Đầu vào điển hình cho lựa chọn tuyến từng bước bao gồm các yếu tố sau: I0 Hoàn cảnh cấu hình

I1 Đích

I2 Node nguồn

I3 Một bộ (có thể rỗng) các ràng buộc định hướng làm gì khi nhiều đầu ra. Lựa chọn tuyến từng bước được gọi tại mỗi node để thu được liên kết tiếp theo trên một tuyến tới một đích. Khi một node nguồn áp dụng như đầu vào, nó hàm ý rằng lựa chọn tuyến có khả năng phân biệt dựa trên đôi nguồn/đích và không chỉ trên đích. Đó là, một địa chỉ nguồn nằm trong hoàn cảnh của việc tạo một quyết định hop tiếp theo. Lựa chọn tuyến từng bước được gọi nhiều lần từ nhiều điểm khác nhau trong mạng, và mỗi lần các tham số đầu vào có thể giống nhau. I0 thể hiện vị trí trong mạng nơi lựa chọn tuyến được gọi và là một phần quan trọng của trường hợp lựa chọn tuyến

từng bước. Ví dụ, lựa chọn tuyến từng bước có thể được gọi nhiều lần với cùng giá trị I1, I2 và I3 nhưng trả lại các kết quả khác nhau nếu chức năng này được gọi từ các node khác nhau.

b) Định tuyến phân cấp và nguồn

Định tuyến nguồn và định tuyến phân cấp có các yêu cầu giống nhau trong lựa chọn tuyến. Khi xác định một tuyến phân cấp trên cá mạng con không tại "ngọn", kết quả giống nhau một tuyến nguồn với đuôi không đầy đủ. Đầu vào lựa chọn tuyến nguồn điển hình bao gồm:

I0 Hoàn cảnh cấu hình

I4 Đích

I5 Nguồn hoặc các node mức cao hơn, hoặc SNP

I6 Ràng buộc đa dạng- các tuyến đầu ra phải thay đổi so với tuyến khác I7 Ràng buộc bao gồm- các liên kết, các mạng con cần có trong tuyến đầu ra I8 Các ràng buộc ngăn chặn- liên kết, mạng con hoặc các thành phần chặn từ bất

kì tuyến đầu ra nào khác.

I9 Metric tối thiểu- nó xác định một metric liên kết mà chức năng chọn tuyến nên tối thiểu cho các tuyến đầu ra.

Trong trường hợp lựa chọn tuyến định tuyến nguồn thường là một node nguồn cho một tuyến. Nó cũng có thể là một node trung gian trên một tuyến được tính toán. Điển hình là tại biên của vùng định tuyến nơi chức năng lựa chọn tuyến cho vùng định tuyến này được gọi để biết chi tiết làm thế nào qua vùng định tuyến đó. Lựa chọn tuyến định tuyến phân cấp bắt đầu tại đỉnh của hệ thống phân cấp và thu được một chuỗi các mạng con thông qua một tuyến có thể được tìm thấy giữa một node nguồn và một node đích xác định trước. Các đầu vào I4 và I5 có thể xác định bất kỳ mức nào của mạng con, từ các kết cấu tới các mạng con mức cao hơn.

2.3.2.2 Các đầu ra của việc lựa chọn tuyến

Đầu ra của các thủ tục này cũng thay đổi phụ thuộc vào mô hình định tuyến. Lựa chọn tuyến cho định tuyến phân cấp và định tuyến nguồn là giống nhau ở các đầu ra của chúng là các dạng của một tuyến (các liên kết hay các node), trong khi định tuyến từng bước chỉ yêu cầu liên kết kế tiếp như đầu ra của nó. Trong trường hợp trước, có nhiều thay đổi tiềm tàng. Điều này dẫn tới 2 lớp board của đầu ra, đặc trưng trong thuật ngữ liên kết và tuyến. Các đầu ra ví dụ của sự phân lớp này bao gồm:

O1 Liên kết hop kế tiếp O2 Tuyến đơn

O3 2 hay nhiều hơn 2 tuyến

2.4 Kết luận

Chương 2 đã tìm hiểu về định tuyến trong mạng ASON theo khuyến nghị G.807 và G.8080 cùng chỉ rõ các yêu cầu và kiến trúc cho một mạng quang động trong các

G.7715 gồm kiến trúc chi tiết và các yêu cầu chi tiết cho định tuyến trong ASON, trong liên kết với kiến trúc định tuyến được xác định ở G.8080 cho phép các cài đặt khác nhau của các chức năng định tuyến. Điều đó có thể giải thích rằng các chức năng định tuyến khác nhau có thể được tạo trong một sự đa dạng về cách thức gồm các cơ chế phân phối, đối định vị và tập trung. Đây là các khuyến nghị mở, nó không đưa ra một giao thức cụ thể nào dùng trong định tuyến, mà chỉ đưa ra các yêu cầu của các giao thức cho mạng. Chính bởi ASON được xây dựng dựa trên sự kết hợp với hạ tầng mạng WDM, SDH truyền thống, do đó chiến lược xây dựng tại mỗi quốc gia là khác nhau. Như vậy chương 2 đã chỉ ra thấy các chức năng định tuyến khác nhau có thể được tạo trong một sự đa dạng về cách thức gồm các cơ chế phân phối, đối định vị và tập trung.

Chương 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ASON 3.1 Các vấn đề cần xem xét khi xây dựng một mạng ASON 3.1.1 Lựa chọn kiến trúc mạng

Do sự phát triển chưa chín muồi của các chuẩn công nghệ ENNI (Giao diện mạng-mạng bên ngoài) nên có sự khác nhau rõ rệt giữa năng lực hỗ trợ ENNI của các nhà cung cấp thiêt bị khác nhau, điều đó cản trở mạng ASON hiện tại đưa ra kiến trúc đa khu vực điều khiển. Khi sử dụng kiến trúc đơn khu vực điều khiển, mặt phẳng điều khiển của ASON sẽ đối mặt với nghi vấn liệu nó có thể hỗ trợ hiệu quả các mạng với quy mô lớn tới hàng trăm node hay không. Mặt khác, sự thiếu tính cạnh tranh sẽ phát sinh cùng với việc sử dụng thiết bị từ một nhà cung cấp.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp thiết bị cần tham gia vào việc chuẩn hóa quốc tế của ENNI một cách tích cực để nhanh chóng hoàn thiện các chuẩn liên quan. Có thể sử dụng một số giải pháp chiết trung để thiết lập mạng ASON ban đầu, sau đó mạng này sẽ được cải thiện dần dần cùng với sự hoàn thiện của các chuẩn chung.

3.1.2 Định hướng ứng dụng

Những dịch vụ nào phù hợp nhất với ASON luôn là những vấn đề tranh cãi khi ứng dụng mạng này được biết tới. Dịch vụ kênh thuê riêng có thể được cải thiện độ tin cậy nếu áp dụng nhiều loại cơ chế bảo vệ/khôi phục và cung cấp nhiều loại dịch vụ cho mỗi thuê bao dựa trên Phân mức dịch vụ (Grade of service). Tuy nhiên, phân mức dịch vụ này phải được xác định theo các yêu cầu của từng nhà cung cấp dịch vụ. Việc mang các kết nối IP hoặc kết nối số liệu có thể cải thiện tốc độ truyền tải của mạng. Nhưng các thiết bị ASON hoặc OXC hiện tại không thể lập lịch cho luồng 10G hoặc 40G theo kết nối ghép ảo VC4. Hơn nữa cơ chế bảo vệ/khôi phục giữa 2 lớp có thể không làm việc hiệu quả. Hơn nữa, tỷ lệ các kết nối IP trong mạng lõi là hơn 90% nên vấn đề hiệu quả khi mang các kết nối IP trên mạng ASON hiện đang được xem xét.

Tuy nhiên, nếu coi ASON như mạng SDH cung cấp nhiều chức năng và dịch vụ hơn, thì khi đó tất cả các kết nối, ngoại trừ các kết nối IP dung lượng lớn có thể được thực hiện trên ASON, do vậy sẽ cải thiện việc sử dụng tài nguyên, giảm bớt khó khăn trong việc mở rộng mạng lưới và giảm chi phí bảo trì. Và các kết nối IP dung lượng lớn có thể được mang hoàn toàn sau khi công nghệ OTN hoặc OXC hoàn thiện.

3.1.3 Độ tin cậy của phần mềm giao thức điều khiển

Các chức năng điều khiển của ASON là từ mặt phẳng điều khiển, nó cho phép các nhà cung cấp dịch vụ kiểm soát mạng của họ và cung cấp cuộc gọi nhanh chóng, đáng tin cậy và linh hoạt trong việc thiết lập và giải phóng. Các công việc này hầu hết

đều thực hiện bằng phần mềm. Vì vậy, các lỗi phần mềm dẫn việc thành lập và xóa các kết nối được lỗi hoặc bị mất, hoặc thậm chí toàn bộ công trình thoát ra khỏi quản lý. Do đó, độ tin cậy và ổn định của phần mềm cần được xem xét cẩn thận. Và việc duy trì người quản lí cũng phải quen thuộc với việc xử lý các lỗi phần mềm.

3.1.4 Quản lí và bảo trì

ASON trong giai đoạn đầu của việc sử dụng, khó có thể tránh khỏi việc thiếu kinh nghiệm về quản lí và bảo trì. Sau khi ASON được biết tới, các kiến trúc và cách quản lí các chương trình bảo trì dựa trên SDH và WDM đã trở lên không phù hợp với yêu cầu của ASON. Vì thế mà cần phải thúc đẩy việc quản lí và bảo trì cho ASON dựa trên các điểm sau:

• ASON dựa chủ yếu vào mạng xương sống. Và sự ra đời của mặt phẳng điều khiển dẫn đến cung cấp các nguồn tài nguyên mạng năng động hơn. Vì vậy, các tổ chức bảo trì dựa trên sự phân công tài nguyên tĩnh không thể đáp ứng với hoạt động của ASON. ASON cần một chương trình bảo trì tập trung và hỗ trợ trạng thái linh hoạt cho mạng.

• Nút của ASON, OXC hoặc OADM, là các nút thông minh, nhưng với các thiết bị nút truyền thống thì không. Vì vậy, các tồn tại trong quá trình quản lý và bảo trì liên quan đến nhiều yếu tố anthropic, mà có thể được dự phòng cho ASON. Việc ra đời của ASON sẽ làm giảm đáng kể yếu tố anthropic.

• Bởi vì ASON là một mạng thay đổi tự động tất cả các thời gian, thông tin kinh doanh phân phối trên mạng nên thời gian thực trong kiểm soát của những người quản lý, và các thông tin kinh doanh giữa các mạng quản lý và các thiết bị phù hợp. Vì vậy, hệ thống quản lý của ASON cần phải được tin cậy hơn và ổn định. Việc thành lập quản lý và chương trình bảo trì cho ASON phải là một quá trình lâu dài, đòi hỏi kinh nghiệm và chắc chắn sẽ được cải thiện dần dần trong quá trình thực hiện của ASON.

3.2 Một số nguyên tắc xây dựng mạng ASON

ASON là đại diện của mạng thế hệ kế tiếp, các ưu điểm của công nghệ tiên tiến này cũng đã được chỉ rõ. Nhưng cần biết rằng ASON vẫn còn phát triển nữa. Sự hoàn thiện và độ tin cậy của giao thức liên quan cần phải được thử nghiệm trong các ứng dụng. Nhiều tiêu chuẩn và thông số kĩ thuật giao diện vẫn còn chưa xác định. Vì thế cần có một chiến lược xác định cho các nhà cung cấp dịch vụ, đặc biệt là những nhà khai thác quan tâm tới quảng bá và lợi nhuận cần tận dụng tốt công nghệ mới này. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể xem xét việc áp dụng các nguyên tắc sau khi áp dụng xây dựng ASON cho mạng quang hiện nay.

• Trên cơ sở sử dụng đầy đủ các tài nguyên mạng có sẵn, giới thiệu các kỹ thuật mới và các bước kinh doanh mới. Bởi vì việc xây dựng của mạng cáp quang vật lý là điều kiện tiên quyết cho ASON. Do đó, mạng cáp quang phải là có cấu trúc hình lưới trước khi ứng dụng ASON. Nếu định tuyến cáp không đủ điều kiện, việc sử dụng của ASON là không khả thi. Nhưng nếu định tuyến cáp có đủ điều kiện, đó là có khả thi để áp dụng trên ASON. Mạng Viễn thông đường dài xương sống bằng cách thực hiện ASON trên mạng DWDM.

• Giữ sự cân bằng giữa hiệu quả và chi phí. Ví dụ, các điều kiện để xây dựng ASON đã phù hợp trên các tuyến mạng viễn thông đường trục chính, nhưng

nó vẫn cần thảo luận cho dù đó là thích hợp để áp dụng ASON. Cũng cần xem xét quy mô của mạng, số lượng các kênh, khoảng cách và cơ chế bảo trì chương trình.

• Đảm bảo tương thích với các mạng hiện có. Hiệu quả mạng lưới là cơ sở chính để cập nhật các mạng, do đó, hiệu quả của các mạng hiện có phải được đánh giá chi tiết để đảm bảo rằng khả năng tải của toàn bộ mạng và trạng thái của một số nút quan trọng được phát hiện ra trước khi bố trí mạng được thực hiện.

• Áp dụng kỹ thuật đã được chuẩn hóa và phát triển. Các tiêu chuẩn giao thức báo hiệu là điều kiện tiên quyết quan trọng nhất cho mạng thông minh quang (ION). Vì vậy, cho dù các giao thức thông qua được một tiêu chuẩn hay không là một biện pháp cơ bản để xác định thứ hạng cao hay thấp của chương trình. • Phát triển dần lên ASON bằng cách áp dụng mô hình dịch vụ và nghiệp vụ mới

theo các yêu cầu của phát triển.

• Làm tốt công việc trong dự trữ của công nghệ và hệ thống. Nhân viên bảo dưỡng cần thiết phải tăng cường kiến thức hiểu biết về ASON. Họ cần tập trung nghiên cứu các phương pháp bảo vệ, kiến trúc mạng và phương thức để phát triển thành một mạng lưới quy mô lớn hơn trong tương lai.

3.3 Các bước để xây dựng một mạng lưới ASON

Đầu tiên đưa hệ thống điều khiển tập trung của ASON vào mạng hiện tại và cung cấp mạng người sử dụng tiêu chuẩn giao diện (UNI) tại ranh giới với các mạng của nhà cung cấp khác. Trên cơ sở đó, tiếp tục thực hiện kỹ thuật lưu lượng (TE) và băng thông theo yêu cầu (BOD) trong mạng. Điều này được thể hiện trong hình 3.1, trình bày các liên kết nối hệ thống dựa trên một số các nút lõi của mạng lưới truyền dẫn quang có sẵn.

Hình 3.1 Kiến trúc mạng ASON áp dụng trong giai đoạn 1

Kiến trúc trong hình 3.1 làm cho sự khác biệt giữa các nhà cung cấp khác nhau trở nên trong suốt. Những lợi thế của nó bao gồm: khả năng tương thích với mạng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về công nghệ ASON và ứng dụng công nghệ ASON (Trang 44 - 74)