Một số mạng truyền dẫn ASON đã triển khai trong thực tế thường áp dụng LMP như một giao thức quản lý liên kết, giao thức định tuyến OSPF-TE, và RSVP-TE là giao thức báo hiệu. Thuật ngữ GMPLS thường được sử dụng để chỉ một tập các giao thức hoạt động cùng nhau để cung cấp một sự cộng tác từ đầu cuối tới đầu cuối trong một mạng quang. Các giao thức bao gồm:
- Generalized RSVP-TE dùng cho báo hiệu. - Generalized CR-LDP cũng dùng cho báo hiệu. - OSPF với phần mở rộng TE cho định tuyến nội vùng - ISIS với phần mở rộng TE cũng cho định tuyến nội vùng
- LMP và LMP-WDM cho các chức năng phát hiện và quản lý các liên kết hỗn hợp.
RSVP-TE và CR-LDP là các giao thức khác nhau nhưng hoạt động với cùng mục đích. Hai giao thức này được kế thừa từ MPLS-TE. Do có mâu thuẫn trong yêu cầu của các nhà khai thác mạng khác nhau nêu IETF đã thất bại trong việc đưa ra một giao thức duy nhất.
1.5.1. LMP
LMP thực hiện chức năng tạo và duy trì các kênh điều khiển giữa các node liền kề trong một mạng ASON. Thủ tục tạo các kênh điều khiển như sau:
ASON
Hình 1.11 Tạo các kênh điều khiển
Khi 2 ASON NE liền kề bắt đầu bật, LMP sử dụng các mào đầu OTN hoặc các kênh DCC của OSC để phát các bản tin. Node 1 phát bản tin yêu cầu tạo kênh điều khiển tới node 2, node 2 thực hiện kiểm tra các bản tin đã nhận. Nếu bản tin qua được kiểm tra, node 2 trả lại bản tin cho node 1. Nếu bản tin đó không qua được kiểm tra, node 2 trả lại một bản tin khác cho node 1, hiển thị bản tin lỗi. Node 2 đợi một kiểm tra khác. Sau đó, một kênh điều khiển giữa 2 node được tạo. Sau khi kênh điều khiển được tạo, 2 node lưu giữ thông tin về kênh điều khiển và nhận dạng kênh điều khiển theo ID. Sau khi các kênh điều khiển được cấu hình, và kiểm tra thuộc tính nhất quán được thực hiện tới các TE link để xem nếu thông tin nhận dạng tại cả 2 đầu của các link TE được cấu hình thủ công hoặc được phát hiện động hay không. Nếu kiểm tra thành công, giao thức OSPF được sử dụng để chuyển thông tin của các TE link tới toàn mạng. Như được chỉ ra trong hình 1.12, node 1 phát bản tin và nội dung đã được kiểm tra tới node 2, node 2 kiểm tra xem nó có cùng thông tin không và gửi kết quả kiểm tra trở lại cho node 1.
1.5.2 OSPF-TE
Mặt phẳng điều khiển thường sử dụng OSPF-TE, là một giao thức mở rộng của OSPF, và thực hiện các chức năng sau:
• Tạo các mối quan hệ liền kề
• Tạo và duy trì các liên kết điều khiển
• Phát tán và thu thập thông tin về các liên kết điều khiển trên mặt phẳng điều khiển. Theo thông tin đó, giao thức sau đó tạo ra thông tin về các tuyến được yêucầu cho việc chuyển tiếp bản tin trong mặt phẳng điều khiển.
• Phát tán và thu thập thông tin về các TE link trên mặt phẳng điều khiển. Giao thức sau đó tạo ra thông tin về các cấu hình dịch vụ mạng cho việc tính toántuyến dịch vụ.
1.5.3 RSVP-TE
RSVP-TE là một giao thức dành trước tài nguyên, là một kiểu báo hiệu. Trong kỹ thuật lưu lượng, RSVP được mở rộng thành RSVP-TE. RSVP-TE chủ yếu hỗ trợ cácchức năng sau:
• Tạo LSP
• Xóa LSP
• Thay đổi thuộc tính LSP
• Tái định tuyến LSP
• Tối ưu hóa tuyến LSP
• Bảo mật giao thức
Một thực thể bên ngoài có thể thay đổi các gói giao thức OSPF-TE của mạng, giả mạo một node trong mạng và phát các gói, hoặc nhận các gói được phát bởi các node trong mạng và tấn công liên tục. Để đảm bảo an toàn mạng, ASON cung cấp các chức năng để bảo mật các giao thức. Trong một miền ASON, các giao thức RSVP và OSPF- TE được bảo mật nhận thực. Nhận thực RSVP được cấu hình cho các node và nhận thực OSPF-TE cho các giao diện liên kết( các khe và các giao diện quang). Có thể là không nhận thực, nhận thực văn bản hoặc nhận thực MD5.
• Không nhận thực: Không yêu cầu nhận thực trong chế độ này.
• Nhận thực văn bản rõ ràng: Để kiểm tra khóa đặt trước. Mã nhận thực phải là một chuỗi ký tự với không nhiều hơn 8 ký tự.
• Nhận thực MD5: Để kiểm tra thông tin đã được bảo mật bởi thuật toán MD5. Mã nhận thực phải là một chuỗi ký tự với không nhiều hơn 64 ký tự. Kiểm tra chỉ thành công khi các các chế độ nhận thực và khóa của các node liền kề là giống nhau. các tuyến này để phát các gói bản tin.
1.6 Kết luận
Chương 1 đã nghiên cứu những vấn đề cơ bản của mạch chuyển mạch quang tự động gồm các khái niệm, vai trò, vị trí của ASON trong tiến trình phát triển của công
ASON
nghệ truyền dẫn. Lịch sử phát triển của ASON/GMPLS, sơ lược về sự ra đời và phát triển của ASON trên cơ sở công nghệ MPLS và các hệ thống tiêu chuẩn hóa ASON/GMPLS, sự cần thiết của ASON, đồng thời nêu bật nên những điểm cơ bản về các tính năng của ASON. Các liên kết của ASON với các kênh điều khiển, các liên kết điều khiển và các TE link, khả năng tự động phát hiện của các cấu hình mạng, việc tạo và xóa một tuyến ASON, các chức năng cấu hình dịch vụ đầu cuối. Ngoài ra còn nhiều chức năng khác như liên kết dịch vụ, tối ưu hóa dịch vụ.
Chương 2
ĐỊNH TUYẾN TRONG MẠNG ASON 2.1 Các yêu cầu định tuyến chung của ASON
2.1.1 Các yêu cầu kiến trúc
- Thông tin được trao đổi giữa các bộ điều khiển định tuyến là chủ thể để các chính sách bắt buộc áp đặt tại các điểm tham chiếu.
- Một hoạt động của hệ thực hiện định tuyến tại bất kỳ mức nào của phân cấp không nên phụ thuộc vào các giao thức định tuyến được sự dụng tại các mức khác.
- Thông tin định tuyến được trao đổi giữa các miền điều khiển định tuyến độc lập với những lựa chọn giao thức bên trong miền.
- Thông tin định tuyến được trao đổi giữa các miền điều khiển định tuyến độc lập với những lựa chọn phân phối điều khiển bên trong miền, ví dụ, tập trung, phân tán đầy đủ.
- Cấu hình liền kề định tuyến và cấu hình mạng truyền tải không được thừa nhận là đồng dạng.
- Mỗi vùng định tuyến sẽ được nhận dạng duy nhất bên trong một mạng.
- Thông tin định tuyến hỗ trợ một cái nhìn trừu tượng của các vùng riêng lẻ. Mức trừu tượng là chủ đề cho chính sách điều hành.
- RP sẽ cung cấp một phương tiện để khôi phục các lỗi hệ thống (ví dụ như cạn kiệt bộ nhớ)
2.1.2 Các yêu cầu giao thức
- Giao thức định tuyến có khả năng hỗ trợ đa mức phân cấp.
- Giao thức định tuyến hỗ trợ phát tán thông tin định tuyến phân cấp bao gồm thông tin định tuyến tổng hợp.
- Giao thức định tuyến bao gồm hỗ trợ đa liên kết giữa các node và cho phép phân tập node và liên kết.
- Giao thức định tuyến có khả năng hỗ trợ giải pháp kiến trúc về các mặt số lượng mức phân cấp, tổng hợp và chia nhỏ các miền.
- Giao thức định tuyến có khả năng mở rộng với khía cạnh số lượng liên kết, node và mức phân cấp vùng định tuyến.
- Trong đáp ứng tới một sự kiện định tuyến (ví dụ, cập nhật cấu hình,…), các nội dung của RDB sẽ hội tụ.
- Giao thức định tuyến sẽ hỗ trợ hoặc có thể cung cấp các đặc trưng bổ sung để hỗ trợ một bộ operator-được định nghĩa như đối tượng bảo mật khi được yêu cầu.
2.1.3 Các yêu cầu lựa chọn tuyến
- Lựa chọn tuyến cho kết quả là các tuyến không có vòng lặp.
2.2 Kiến trúc định tuyến ASON và các yêu cầu với các Giao thức trạng thái liên kết
Các khuyến nghị G.807 và G.8080 cùng chỉ rõ các yêu cầu và kiến trúc cho một mạng quang động trong các dịch vụ quang của nó được thiết lập sử dụng mặt phẳng điều khiển. khuyến nghị G.7715 gồm kiến trúc chi tiết và các yêu cầu chi tiết cho định tuyến trong ASON, trong liên kết với kiến trúc định tuyến được xác định ở G.8080 cho phép các cài đặt khác nhau của các chức năng định tuyến. Điều đó có thể giải thích rằng các chức năng định tuyến khác nhau có thể được tạo trong một sự đa dạng về cách thức gồm các cơ chế phân phối, đối định vị và tập trung.