SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang hiện nay” (Trang 31 - 38)

CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG Ở CẤP HUYỆN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng về “thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”, bảo đảm đời sống người có cơng bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của xã hội, q trình hồn thiện chính sách ưu đãi người có cơng phải thường xuyên

điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, không ngừng nâng cao mức thụ hưởng chung. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu đề xuất bổ sung, sửa đổi, bảo đảm cho các chính sách ln phù hợp với điều kiện mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khắc phục những bất hợp lý tồn đọng, bảo đảm tính thống nhất của chính sách và q trình tổ chức thực hiện chính sách đối với người có cơng với cách mạng.

Một là, đổi mới quan niệm về thời điểm được xác nhận liệt sĩ; cụ thể hóa tiêu chuẩn liệt sĩ gắn với phân cấp quyền hạn, trách nhiệm xác nhận liệt sĩ; điều chỉnh trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, đảm bảo phù hợp, cân đối với các chính sách trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo quy định hiện hành, người hy sinh chỉ được xác nhận là liệt sĩ, được báo tử và thân nhân được hưởng chế độ ưu đãi sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định tặng bằng “Tổ quốc ghi công”. Sự đồng nhất giữa ghi nhận (cấp bằng “Tổ quốc ghi cơng”) như là điều kiện có ý nghĩa quyết định việc xác nhận liệt sĩ đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc. Trước hết, đó là sự khơng kịp thời và khơng có sự quy định thống nhất về thời gian, kể từ ngày đối tượng hy sinh cho đến ngày được cấp bằng “Tổ quốc ghi cơng”, Có khi, cùng một vụ việc, nhưng có thể thời điểm cơng nhận liệt sĩ khác nhau (vì khơng cùng đơn vị), hoặc người bị thương được xác nhận và hưởng chế độ thương binh trước, người hy sinh thì phải chờ (?!). Có trường hợp bằng khen thưởng, tuyên dương công trạng ghi là liệt sĩ, nhưng lại chưa được xác nhận là liệt sĩ vì chưa được báo tử và chờ đợi lâu nên đã tạo ra những khoảng trống về chính sách đối với thân nhân gia đình liệt sĩ, chế độ tiền lương và phụ cấp không được chi trả, chế độ liệt sĩ chưa đến thời điểm nhận Sự thiếu thốn về tinh thần cùng với lo lắng, chờ đợi chính sách đã làm cho tâm lý của thân nhân gia đình liệt sĩ thêm nặng nề. Thực tế đó đã dẫn đến sự khơng cơng bằng; hạn chế tính kịp thời động viên tinh thần cống hiến hy sinh cho sự nghiệp cách mạng; trong khi các nguy cơ tự nhiên, xã hội vẫn thường xuyên

xảy ra, điều đó cũng đã dẫn đến vướng mắc, khó khăn trong tổ chức thực hiện.

Để khắc phục bất hợp lý trên, cần tách việc cấp bằng “Tổ quốc ghi công” khỏi thủ tục xác nhận liệt sĩ; quy định rõ thời gian tối đa của q trình thủ tục hành chính xác nhận liệt sĩ và thống nhất thân nhân liệt sĩ được hưởng chế độ ưu đãi từ tháng liền kề tháng liệt sĩ hy sinh…

Tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh mức trợ cấp một lần khi báo tử liệt sĩ, bảo đảm cân đối với trợ cấp có tính chất bồi thường tai nạn lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, phù hợp với thực tế số lượng liệt sĩ tăng thêm hằng năm khơng nhiều, tổng số lượng đối tượng có cơng với cách mạng ngày càng giảm và điều kiện, cơ chế kinh tế mới, thực sự góp phần ổn định đời sống của gia đình liệt sĩ. Tổ chức thực hiện tốt quy định: thân nhân liệt sĩ vừa được hưởng chế độ ưu đãi người có cơng, vừa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; chủ động xử lý vướng mắc phát sinh về mức thụ hưởng của thân nhân liệt sĩ trước thời điểm hiệu lực của chính sách đồng hưởng cả hai chế độ nêu trên.

Hai là, đổi mới quan niệm bệnh binh và chế độ đối với bệnh binh. Theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng, qn nhân có thời gian phục vụ nhất định, chưa đến tuổi nghỉ hưu, trong điều kiện, hoàn cảnh xác định của pháp luật, mất sức lao động 61% trở lên được xác nhận là bệnh binh, thực hiện xuất ngũ và được hưởng trợ cấp ưu đãi theo nhóm tỷ lệ mất sức lao động. Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội (có hiệu lực từ ngày 01/1/2007) quy định bệnh binh còn được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Việc quy định bệnh binh đồng hưởng cả hai chế độ như trên là một tiến bộ, bảo đảm cơng bằng về chính sách. Tuy nhiên, quan niệm về bệnh binh và chế độ đối với bệnh binh hiện hành cũng chưa phù hợp với điều kiện mới.

Nhận thức mới về bệnh binh đòi hỏi tất yếu phải đổi mới cách thức thiết kế chế độ đối với bệnh binh. Bệnh binh được hưởng chế độ theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng; đồng thời, được hưởng chế độ bảo

hiểm xã hội một lần hoặc được tính nối bảo hiểm xã hội tùy theo các điều kiện cụ thể (nội dung này đã được ghi về nguyên tắc trong dự án Luật Sĩ quan (1999) sửa đổi. Để bệnh binh đúng là đối tượng có cơng, vấn đề hết sức quan trọng là xác định nguồn gốc bệnh tật dẫn đến mất sức lao động có xuất phát từ mơi trường hoạt động quân sự hay không; nghiên cứu, ban hành quy định các loại bệnh tật có thể phát sinh để từng bước chuyển các điều kiện xác nhận bệnh binh từ yếu tố thời gian sang mơi trường, hồn cảnh hoạt động quân sự là chủ yếu. Khi thực hiện quy định bệnh binh vừa hưởng chế độ ưu đãi, vừa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần theo quy định hiện hành, hoặc có thể tính nối theo đề xuất trên đây, cũng rất cần chú ý xử lý những vướng mắc trong q trình chuyển tiếp, đảm bảo cơng bằng giữa các đối tượng thụ hưởng chính sách và ổn định xã hội.

Ba là, sửa đổi, bổ sung điều kiện, chế độ; thực hiện sự trợ giúp đồng bộ đối với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Những mất mát và nỗi đau về tinh thần, sự khó khăn về vật chất của những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cịn kéo dài, bức xúc, nhất là những người sinh con dị tật, dị dạng. Việc bổ sung những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học vào đối tượng Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng, thực hiện chế độ ưu đãi toàn diện hơn đối với họ là cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta, tạo nên chất lượng mới trong việc bảo đảm và chăm sóc đối với bản thân người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân họ. Tuy nhiên, việc xác định tính chất đối tượng, điều kiện xác nhận cũng như cơ sở xác định các chế độ, định mức cũng chưa thật thuyết phục; quá trình chuyển tiếp giữa các văn bản quy định về chính sách và chỉ đạo thực hiện thiếu tính liên tục, cịn có vướng mắc, tạo ra những trăn trở, bức xúc trong đối tượng và xã hội...

Trong thời gian tới, cần tập trung nghiên cứu xác định rõ quan niệm đối tượng tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, phân biệt rõ hơn sự giống và khác nhau giữa họ với thương binh, bệnh binh. Các điều kiện hưởng chế độ, ngoài yếu tố địa bàn hoạt động, cần kết hợp chặt chẽ giữa điều kiện y

học (tỷ lệ mất sức lao động do nhiễm chất độc hóa học) và thực tế những biến đổi sinh học dẫn đến sinh con dị tật, dị dạng hoặc vô sinh; xác định quy trình trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, khơng để sót nhưng cũng khơng để xảy ra tình trạng lạm dụng và lợi dụng chính sách. Mức hưởng chế độ đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nên thiết kế theo hướng phân nhóm tương đương như bệnh binh. Sớm có giải pháp giải quyết thỏa đáng về chính sách với những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được hưởng trợ cấp theo quy định của Chính phủ, nay lại bị cắt chế độ do thay đổi điều kiện hưởng theo quy định mới (trên cơ sở đã được rà sốt nghiêm túc), bảo đảm tính nhất quán và liên tục của chính sách; đồng thời, tăng cường phối hợp chỉ đạo giải quyết những vướng mắc, thủ tục trong tổ chức thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết, đề xuất cơ sở khoa học để giải quyết hợp lý đối với những vấn đề phức tạp đang có tính thời sự, như: người đang hưởng chế độ chất độc hóa học chết do chính bệnh tật phát sinh; thế hệ cháu của người bị nhiễm chất độc hóa học; phát huy sức mạnh tổng hợp trong trợ giúp, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của những người bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân của họ.

Bốn là, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải quyết tồn đọng chính sách đối với quân nhân bị thương, hy sinh trước ngày 1-10-2005, chưa được hưởng chế độ thương binh, liệt sĩ theo quy định. Những năm qua, bằng nhiều văn bản quy định, với sự cố gắng và nỗ lực rất cao của các cấp, các ngành, chúng ta đã giải quyết được một khối lượng lớn tồn đọng chính sách thương binh, liệt sĩ. Nghiêm túc nhìn lại, bên cạnh những cố gắng và thành công cũng tồn tại những thiếu sót, thậm chí có cả tiêu cực. Thực tế cho thấy, cịn có những trường hợp thực sự bị thương, hy sinh vì nhiệm vụ cách mạng trước ngày 01- 10-2005 (ngày có hiệu lực thực hiện chính sách theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng), nhưng khơng cịn đủ giấy tờ theo quy định hiện hành để hưởng chính sách. Đối với bản thân và gia đình họ, đó là một thiệt thịi,

mất mát cả về vật chất và tinh thần, càng bức xúc hơn trong bối cảnh mới. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, cần phải tiếp tục thực hiện chính sách với đối tượng cịn sót và phải tổ chức thực hiện theo một cơ chế mới, bảo đảm hết sức chặt chẽ, chính xác; khơng vì sợ sai mà khơng dám đề xuất chủ trương, giải pháp thực hiện.

Để có chủ trương, giải pháp thích hợp, sát với tình hình, trước hết cần tiếp tục rà sốt, tổng hợp, đánh giá đúng thực trạng về số lượng, đặc điểm hoàn cảnh đối tượng, xác định rõ các điều kiện, khả năng và các mối quan hệ có liên quan đến tổ chức thực hiện. Xuất phát từ tính phức tạp của giải quyết tồn đọng chính sách (dễ bị lạm dụng và tiêu cực...) và do đối tượng có những đặc thù nhất định, khơng cịn hoặc thiếu các giấy tờ hợp lệ, vì thế việc xác định các giải pháp phải bảo đảm hết sức chặt chẽ về quy trình và thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện phải công khai, minh bạch; đề cao trách nhiệm cá nhân gắn với trách nhiệm hành chính của những người tham gia vào việc xác nhận, giám định, thẩm định, ra quyết định. Vấn đề hết sức quan trọng là phải có cơ chế giám sát chặt chẽ, phát huy sức mạnh tổng hợp. Đồng thời, phải kết hợp với thanh tra, kiểm tra, loại bỏ kịp thời và có biện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp khai man, làm trái... để hưởng chính sách ưu đãi.

Tiểu kết chương 1

Chính sách ưu đãi có cơng với cách mạng là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, bao gồm nhiều vấn đề, được hình thành và phát triển hơn nữa thế kỷ, ln được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu của cách mạng từng thời kỳ, đã góp phần vào cơng cuộc giải phóng đất nướcc. Tuy nhiên do được hình thành và thực hiện trong thời gian quá dài, trong hoàn cảnh chiến tranh, lại trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng với cách mạng cũng cịn có những hạn chế, nhược điểm cần phải đổi mới, bổ sung thuyền xuyên. Hiện nay đất nước đã bước vào thời kỳ xây dựng nền kinh tế

theo cơ chế thị trường, địi hỏi chính sách ưu đãi có cơng với cách mạng phải đổi mới phù hợp và khác với chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Chính sách ưu đãi có cơng với cách mạng có ảnh hưởng rất lớn, địa vị uy tín xã hội lâu dài. Có những vấn đề có tính ngun tắc khi hoạch định chính sách cần phải hồn thiện, bổ sung tiêu chuẩn xác nhận đối tượng ưu đãi, phạm vi áp dụng, phương thức và biện pháp chăm lo và giúp đỡ người có cơng.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang hiện nay” (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w