NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang hiện nay” (Trang 38 - 43)

SÁCH ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

Huyện Châu Phú, có vị trí địa lý thuận lợi, phía đơng giáp huyện Chợ Mới, phía Tây giáp huyện Tịnh Biên, phía Nam giáp huyện Phú Tân, phía Bắc giáp huyện Tri Tơn, chiều dài quốc lộ 91 đi qua là 33km, cặp sông hậu, hệ thống giao thông thuỷ bộ liên huyện, kết nối mạng lưới giao thông quốc gia, là vùng đệm giữa hai thành phố của Tỉnh (thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc), có khu Cơng nghiệp và Cảng đường sơng Bình Long.

Huyện Châu Phú có 12 xã, 01 thị trấn, có 102 ấp, với dân số theo niên giám năm 2016 là 246,402 người, dân tộc kinh chiếm 99,12% dân số, dân tộc Chăm chiếm 0,42% dân số tập trung ở xã Khánh Hoà, dân tộc Khmer 0,27% dân số tập trung xã Bình Mỹ, cịn lại dân tộc khác chiếm 0,01% dân số, trong đó nam 123.061, nữ 123.341. Tổng diện tích đất tự nhiên hiện nay là 45.071,33 ha, đất sản xuất nông nghiệp 39.180,43 ha, chiếm 86,92%, đất nuôi trồng thuỷ sản 838,74 ha, chiếm 1,85%, đất phi nơng nghiệp là 5.890 ha, chiếm 11,04%; đất tơn giáo, tín ngưỡng là 76,7 hec ta, chiếm 0,17 %; đất nghĩa trang, nghĩa địa 86,3 ha, chiếm 0,19 %, Châu Phú đứng thứ 4 của tỉnh An Giang về sản xuất nông nghiệp, Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2010-2015), đạt 12%, GRDP bình quân đầu người 39 triệu đồng (tăng 3,9 triệu đồng/người/năm); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 8,12% xuống còn 2,9%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 37,5% (vượt Nghị quyết 7,5%) [23].

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng trong nơng - lâm nghiệp - thuỷ sản. Trong đó, thương mại - dịch vụ tăng từ 39,2% lên 45,2%; công nghiệp và xây dựng tăng 19,2% lên 21,1%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm 41,6% xuống còn 33,7%. Đây cũng là điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội của Huyện đã đề ra [9].

2.1.1. Yếu tố chính trị

Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có cơng là vấn đề lớn, rất quan trọng và có phạm vi điều chỉnh rộng, tác động trực tiếp đến đời sống của người hưởng lương, người nghỉ hưu và người có cơng. Xác định đúng và làm tốt vấn đề này sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm trong sạch bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động công vụ [1, tr.121].

Trong bối cảnh toàn cầu hố, các biến động kinh tế, chính trị, xã hội của khu vực và thế giới ngày càng tác động đáng kể đến việc thực hiện chính sách xã hội của một quốc gia như Việt Nam ta hiện nay. Việc thực hiện một chính sách xã hội ưu đãi người có cơng với cách mạng vào cuộc sống đạt kết quả phụ thuộc nhiều vào yếu tố chính trị, trong đó yếu tố tổ chức bộ máy và năng lực hoạt động của các cơ quan chức năng cơng chức, viên chức thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng là rất quan trọng, cho dù chính sách được thiết kế tốt đến mấy đi nữa nhưng tổ chức thực hiện khơng tốt thì chính sách khơng đi vào cuộc sống, người có cơng vẫn khơng có cơ hội để được hưởng đầy đủ mọi sự ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước và cộng đồng xã hội. Việc thiết lập hệ thống tổ chức quản lý với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp để thực hiện chính sách ưu đãi là yếu tố bảo đảm chất lượng cơng tác chăm sóc người có cơng và gia đình người có cơng với cách mạng.

Huyện Châu Phú có 4166 cán bộ, cơng chức, viên chức Nhà nước, trong đó khối Đảng từ huyện đến xã, thị trấn là 125 đồng chí; khối quản lý

Nhà nước huyện đến xã 324 đồng chí, Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội huyện - xã là 213 đồng chí, viên chức sự nghiệp là 3504 đồng chí, về trình độ chun mơn thạc sĩ 09 đồng chí, đại học 3670 đồng chí, cao đẳng 18, trung cấp là 569 đồng chí, trình độ chính trị cao cấp lý luận là 92 đồng chí, trung cấp là 618 đồng chí, sơ cấp 2471 đồng chí; cán bộ quản lý và cán bộ thực hiện chính sách xã hội ưu đãi người có cơng từ huyện đến xã, thị trấn là 34 đồng chí, thời gian qua, đội ngũ này ln quan tâm tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng một cách đồng bộ từ khâu tuyên truyền, phổ biến chủ trương Đảng, chính sách của Nhà nước rất đa dạng, phong phú hiệu quả bằng nhiều cách ngày càng đáp ứng được các yêu cầu cho xã hội, với những kết đạt được. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận cơng tác chăm sóc người có cơng vẫn cịn hạn chế cần khắc phục, đó là phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” phát triển chưa đều ở một số xã vùng trong, đời sống của một bộ phận gia đình thương binh, liệt sĩ cịn gặp khó khăn, tình trạng sức khoẻ của người có cơng với cách mạng bị giảm sút do thương tật, tuổi già, trình độ, kiến thức làm ăn trong cơ chế mới, việc hỗ trợ nhà ở, giải quyết việc làm, chăm lo giáo dục, đào tạo con em thương binh, liệt sĩ chưa quan tâm nhiều, công tác phối hợp với các ngành chức năng trong xác nhận hồ sơ cho các đối tượng kháng chiến chống Mỹ theo Quyết định 290 QĐ-TTg ngày18/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ cịn sai sót, điều chỉnh bổ sung nhiều lần, kéo dài thời gian ảnh hưởng đến người chế độ ưu đãi, một số gia đình có cơng hồn cảnh kinh tế khó khăn phải đi làm ăn nơi khác giấy tờ bị thất lạc hoặc bị lu mờ, rách không thể đọc được khai khơng trùng khớp do vậy thẩm định gặp khó và kéo dài thời gian hưởng chế độ. Từ những kết quả và hạn chế nêu trên cũng gây ra nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động, nhưng phải nói đến là yếu tố chính trị của huyện là chính.

Những tác động chung, chính trị thực chất là “biểu hiện tập trung của kinh tế”, chính vì vậy thực tiễn cho thấy kinh tế thường có vai trị tác động mạnh mẽ, chi phối thậm chí quyết định đối với chính trị

Giai đoạn 2010 - 2015, nền kinh tế thế giới trong thời kỳ suy thoái nên ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế nước ta nói chung, tỉnh An Giang và huyện Châu Phú nói riêng, đó là những thách thức khó lường của lạm phát về kinh tế và biến đổi khí hậu; một số lĩnh vực của huyện đạt rất thấp so với nghị quyết đề ra, để duy trì tốc độ phát triển kinh tế trong thời gian tới đúng hướng, cần tập trung chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp và tiếp tục khẳng định nông nghiệp là nền tảng, là thế mạnh, là khu vực quan trọng trong nền kinh tế; tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 6,3%, chiếm tỷ trọng 33,7%. Tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 641,372 tấn (vượt Nghị quyết 4,97%), cơ cấu nội ngành chuyển biến tích cực, phát triển các loại cây trồng, vật ni theo chuổi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao trên cơ sở ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyên canh rau màu, quy hoạch phát triển vùng sản xuất theo mơ hình “cánh đồng lớn”.Chăn ni tập trung phát triển theo hướng công nghiệp và bán cơng nghiệp. Đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới đến năm 2020 huyện Châu Phú được cơng nhận 5 xã (Bình Thuỷ, Mỹ Đức, Bình Chánh, Khánh Hồ và xã Bình Mỹ); chú trọng phát triển ngành cơng nghiệp mà địa phương là thế mạnh có khả năng cạnh tranh với sự phát kinh tế của huyện để phục vụ công nghiệp hố, hiến đại hố nơng nghiệp, trong chế biến nơng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm và thức ăn chăn ni…xây dựng cụm cơng nghiệp sản xuất gạch ngói và vật liệu xây dựng khu vực xã Bình Mỹ, quy mơ 40 hec ta, mở rộng khu cơng nghiệp Bình Long về phía tây thêm 120 ha; tập trung phát triển trục đơ thị quốc lộ 91, đẩy mạnh xã hội hoá việc láng nhựa, bê tông, trải đá cấp phối 200 km đường từ xã đến các ấp, cất mới 40 cây cầu bê tông, tăng cường khai thác tiềm năng về thương mại - dịch vụ, để thương

mại - dịch vụ thực sự là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp xây dựng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Bên cạnh đó, vẫn còn một hạn chế như sau: tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP còn thấp so vớ chỉ tiêu Nghị quyết (12/14%); sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững, giá trị sức cạnh tranh sản phẩm nơng nghiệp cịn thấp trong thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở một số ngành, xã, thị trấn. Mơ hình chuổi liên kết sản xuất rau màu, chăn ni; mơ hình cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả bước đầu, nhưng vẫn cịn trong giai đoạn thí điểm, thực chất chưa đi vào chiều sâu, nuôi trồng thuỷ sản suy giảm mạnh, thu nhập người dân chưa cao, từ những kết quả nêu trên cũng gây ra nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố tác động, nhưng phải nói đến là yếu tố phát triển kinh tế- xã hội của huyện là chính [1].

2.1.3. Yếu tố văn hóa - xã hội

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 Khoá XI đã khẳng định “Xây dựng nền văn hố và con người Việt Nam phát triển tồn diện, hướng tới chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học… Gắn các hoạt động văn hoá với phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, với chương trình xây dựng nơng thơn mới, đơ thị văn minh” [2, 52].

Ở huyện Châu Phú tỉnh An Giang những năm gần đây cho thấy: Giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện, mạng lưới trường, lớp được quy hoạch và phát triển đồng bộ; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được quan tâm đầu tư; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đảm bảo về số lượng, chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Xã hội hoá giáo dục được quan tâm; các phong trào khuyến học, khuyến tài, gia đình, dịng họ hiếu học ngày càng phát triển, nguồn nhân lực đạt nhiều kết quả; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 37,5% (Vượt 7,5% so năm

2010); cơng tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng tốt hơn, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên; Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục được đẩy mạnh gắn với phong trào thi đua, tồn huyện có 95% hộ đạt chuẩn gia đình văn hố (vượt 15% so năm 2010); có 94% ấp đạt chuẩn văn hố; 31% xã đạt chuẩn xã văn hố. Chính sách an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện đã trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 2,9% (giảm 5,21% so năm 2010), hộ cận nghèo giảm còn 4,72%. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa được đẩy mạnh; công tác bảo trợ xã hội được duy trì thường xun đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn hạn chế bất cập như: tỷ lệ học sinh ở trung học cơ sở bỏ học còn cao hơn tỷ cho phép; phòng học một số trường mẫu giáo còn thiếu phải học nhờ các trường tiểu học, công tác phổ cập giáo dục thiếu bền vững, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân theo bảo hiểm y tế quá tải, các loại dịch bệnh nguy cơ bùn phát (bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết); đào tạo nghề chưa gắn với giải quyết việc làm, hiệu quả chưa cao, những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, bên trong, bên ngồi…, nhưng trước hết phải nói đến tác động yếu tố văn hố xã hội của huyện thời qua chưa bền vững [9, tr.19].

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện chính sách ưu đãi người có công trên địa bàn huyện châu phú tỉnh an giang hiện nay” (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w