ĐÃI NGƯỜI CĨ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
Thứ nhất, về chế độ chính sách của tỉnh, huyện:
Thực hiện pháp lệnh số 04/2012/PL-UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quy định về ưu đãi người có cơng với cách mạng (có hiệu lực từ ngày 01/9/2012) và các Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thi hành, Tỉnh An Giang đã xác nhận và giải quyết chế độ trợ cấp ưu đãi cho 6.940 đối tượng, thực hiện kịp thời các chế độ trợ cấp, phụ cấp ưu đãi thường xuyên theo quy định của Nhà nước cho trên 38.000 người có cơng với cách mạng và thân nhân của họ, trong đó trên 10.000 hồ sơ liệt sĩ, 700 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 1055 thương binh, bệnh binh, trên 300 người được công nhận hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (Lão
thành cách mạng) và 270 người được xác nhận hoạt động cách mạng từ ngày
01/01/1945 đến Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945 (Tiền khởi nghĩa); hơn 900 người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù, đày và trên 3200 người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc đã được giải quyết trợ cấp một lần; trên 15.600 người giúp đỡ cách mạng được xác nhận; trên 420 người hoạt động kháng chiến và 100 con đẻ của họ được xác nhận, có 10.000 người có cơng và thân nhân họ đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng từ ngân sách Nhà nước với kinh phí 145 tỷ đồng [44].
Giai đoạn 2012 - 2016 Tỉnh đã tiếp nhận trên 59 tỷ đồng từ các tổ chức cá nhân trong và ngồi tỉnh đóng góp cho Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”,Kết hợp với thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-CP ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có cơng với cách mạng về nhà ở; Quyết định số 1952/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang và Quyết định số 1864/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh An Giang về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án hỗ trợ Nhà ở cho người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh; nguồn ngân sách tỉnh và nguồn vận động đã cất mới 2.320 căn nhà tình nghĩa với kinh phí trên 100 tỷ đồng, sửa chữa hơn 1.160 căn, với kinh phí trên 23 tỷ đồng, góp phần ổ định về nhà ở cho 3.480 gia đình có cơng với cách mạng.
Các cơng trình ghi danh liệt sĩ, mộ và nghĩa trang liệt sĩ với trên 14.300 mộ liệt sĩ, 08 nghĩa trang trong tỉnh được quan tâm tu bổ, nâng cấp ngày càng khang trang, sạch đẹp, bằng nguồn hỗ trợ của trung ương chi
khoảng 25 tỷ đồng, việc xây dựng nhà bia ghi danh liệt sĩ được quan tâm đúng mức; giai đoạn 2012 - 2016 tỉnh đã xây dựng được 36 nhà bia ghi danh liệt sĩ và tìm kiếm quy tập và cải táng trên 1.120 hài cốt liệt sĩ về 34 nghĩa trang trong tỉnh…
Nhìn chung, cơng tác chăm sóc đời sống thương binh, gia đình liệt sĩ và người có cơng trên địa bàn tỉnh An Giang theo hướng xã hội hoá ngày càng phát triển sâu rộng, đạt được nhiều kết quả thiết thực, huy động được mọi tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, được các cấp uỷ, chính quyền, các ngành mặt trận đồn thể chính trị - xã hội tích cực hưởng ứng và tham gia bằng những chương trình, mục tiêu cụ thể và hành động thiết thực như : Phong trào đóng góp “Quỹ đền ơn đáp đáp nghĩa”; xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa, thực hiện chương trình giảm nghèo đối với các hộ chính sách, phong trào phụng dưỡng “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, chăm sóc thân nhân liệt sĩ già yếu cô đơn, đỡ đầu con thương binh, con liệt sĩ mồ cơi có hồn cảnh khó khăn, từng bước góp phần cải thiện và ổn định cuộc sống người có cơng với cách mạng và thân nhân họ [19, tr.8].
Bảng 2.1. Đối tượng chính sách và kinh phí thực hiện năm 2016
Nguồn:[18] * Chế độ chính sách của huyện Châu Phú:
Chính sách thương binh, liệt sĩ và người có cơng với cách mạng là một trong những chính sách lớn của Đảng và nhà nước ta, nhiều năm qua cả hệ thống chính trị huyện Châu Phú đã ra sức thực hiện tốt cơng tác này. Huyện Châu Phú có 2575 người được chế độ ưu đãi một lần và hàng tháng, 1553 người có cơng hưởng trợ cấp ưu đãi khơng thường và 582 người hưởng các chế độ khác… bằng nhiều việc làm thiết thực huyện luôn quan tâm thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa nhằm ghi nhớ, biết ơn những cơng lao đóng góp to lớn của những người có cơng với nước. Giai đoạn 2012-2016 huyện đã cất mới 221 căn nhà với kinh phí trên 11.070.000.000 triệu, sửa chữa 55 căn nhà tình nghĩa với kinh phí là 2.220.000.000 triệu đồng, ngoài ra tổ chức vận động các đơn vị trong ngoài huyện đóng góp quỹ đền ơn đáp nghĩa được là
3.923.521.000 triệu đồng, có 04 đơn vị sự nghiệp trên địa bàn nhận trợ cấp ni dưỡng thường xun 08 gia đình có cơng với cách mạng có hồn cảnh khó khăn. Tổ chức lễ phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước cho 26 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, nâng tổng số lên 38 mẹ, hiện tại 02 bà mẹ cịn sống. Đi đơi với chính sách ưu đãi người có cơng của Đảng và Nhà nước, phong trào đền ơn đáp nghĩa của huyện Châu Phú ngày càng được xã hội hố, phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ đã phát triển rộng khắp như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nhận chăm sóc cha mẹ liệt sĩ cơ đơn….các chương trình trên được các cấp các ngành, doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả thiết thực, các chế độ ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Bảng 2.2
Nguồn: [18]
Tổng số đối tượng người có cơng với cách mạng huyện Châu Phú đang quản lý (Đối tượng trợ cấp thường xuyên và trợ cấp một lần) là 2575 đối tượng. Cụ thể là:
- Người có cơng với cách mạng hưởng trợ cấp thường xuyên là 2099. - Gia đình liệt sĩ và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng: 108 người. - Anh hùng lực lượng vũ trang, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng: 4 người. - Thương binh, hưởng chính sách như thương binh, có tỷ lệ mất sức lao động do thương tật từ 21% - 80% trở lên là 205 người.
- Bệnh binh mất sức lao động hạng 3 do thương tật từ 21% - 80% là: 15 người.
Người có cơng giúp đỡ cách mạng là 178 người.
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là 08.
Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày: 12 người.
Người có cơng, gia đình cách mạng hưởng trợ cấp một lần: 1553 người. Người hưởng trợ cấp phục vụ thương binh, bệnh binh suy giảm khả năng lao động 81% trở lên đang sống tại gia đình: 08 người.
Các đối tượng khác: 582 người.
Thứ hai, đối với ngành lao động binh xã hội (trung ương, tỉnh, huyện) * Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội, có nhiệm vụ và quyền hạn trình Chính phủ các dự án Luật, pháp lệnh; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Bộ đã được phê duyệt, các đề án, dự án và văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân cơng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
- Trình Chính phủ phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm và các chương trình mục tiêu quốc gia, các cơng trình, dự án quan trọng về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ, phê duyệt các đề án, dự án, quy hoạch, kế hoạch thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ.
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về 11 lĩnh vực trong đó có lĩnh vực Người có cơng.
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực người có cơng trên địa bàn tỉnh; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo sự phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
- Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về các lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các vấn đề khác về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội sau khi được phê duyệt; tổ chức thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước đối với người có cơng với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện qui hoạch xây dựng nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm và các cơng trình ghi cơng liệt sĩ; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các cơng trình ghi cơng liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì phối hợp tổ chức công tác quy tập, tiếp nhận và an táng hài cốt liệt sĩ, thông tin, báo tin về mộ liệt sĩ, thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ.
- Tham gia Hội đồng giám định y khoa về thương tật và khả năng lao động cho người có cơng với cách mạng.
- Quản lý đối tượng và quản lý kinh phí thực hiện các chế độ, chính sách ưu đãi có cơng với cách mạng theo quy định.
- Hướng dẫn và tổ chức các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; quản lý và sử dụng “Quỹ Đền ơn đáp nghĩa” của tỉnh theo qui định của pháp luật.
- Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội đối với Phịng Lao động, Thương binh và Xã hội cấp huyện.
- Qui định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và mối quan hệ công tác của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở; quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.
* Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội:
- Là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu giúp Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực lao động, người có cơng; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.
- Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ cơ bản:
Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hóa thuộc quản lý Nhà nước được giao.
Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội trên
địa bàn huyện sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực người lao động, người có cơng và xã hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động của các Hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sĩ, đài tưởng niệm, các cơng trình ghi cơng liệt sĩ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào tồn dân chăm sóc, giúp đỡ người có cơng và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra, thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có cơng và xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có cơng và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chun mơn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật,…đối với cán bộ và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, về nhiệm vụ quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và xã về lĩnh vực người có cơng
* Nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện về lĩnh