ĐÃI NGƯỜI CĨ CƠNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG HIỆN NAY
Việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện tốt các quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, tiếp tục và nhất qn thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay theo đúng tinh thần nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước….
Sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp nhưng việc ưu đãi người có cơng với cách mạng vẫn là ngun tắc Hiến định và được ghi nhận trang trọng ở Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước. Thương binh được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, có việc làm phù hợp với sức khỏe và đời sống ổn định. Những người và gia đình có cơng với nước được khen thưởng, chăm sóc” [42, Điều 67], và Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định “Nhà nước, xã hội tơn vinh, khen thưởng thực hiện chính sách ưu đãi có cơng với nước… tạo bình đẳng về cơ hội để cơng dân thụ hưởng phúc lợi xã hội phát triển hệ thống an sinh xã hội” [43, Điều 59].
Nguyên tắc này đã được thể chế trong “Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và được quy định cụ thể tại các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị hướng dẫn thực
hiện của Bộ, ngành Trung ương. Đây là một bước tiến dài trong việc pháp điển hóa pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng, là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển những bài học của hơn nửa thế kỷ qua với một hệ thống văn bản quy định về chính sách ưu đãi có cơng với cách mạng, trở thành một hệ thống chính sách bao gồm nhiều mặt của đời sống (trợ cấp, phụ cấp, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi về giáo dục - đào tạo, về việc làm, ruộng đất, tín dụng, thuế... về tiêu chuẩn xác nhận người có cơng với cách mạng), thiết thực hỗ trợ người có cơng ổn định đời sống, nỗ lực vươn lên trong hoàn cảnh mới.
Nghiên cứu hoàn thiện các chế độ ưu đãi trực tiếp tác động đến đời sống của người có cơng như chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, ưu đãi về vốn, thuế, giáo dục, việc làm… Tăng cường phối hợp giữa các ngành, mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội trong việc định hướng, xác định mục tiêu và nội dung các chương trình hoạt động nhằm phát huy thế mạnh của từng ngành, từng đồn thể chính trị - xã hội, tạo điều kiện đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tiếp tục phát triển sâu rộng phong trào tồn dân chăm sóc người có cơng bằng các chương trình cụ thể, tạo thêm nguồn lực góp phần nâng cao mức sống đối với người có cơng với cách mạng. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có cơng.
Tổ chức, sắp xếp bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực người có cơng từ khâu nghiên cứu, quản lý chỉ đạo đến tổ chức thực hiện với cơ sở vật chất, trang thiết bị tương xứng với yêu cầu của cơng việc, đồng thời nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ cả về phẩm chất, đạo đức và năng lực.
Thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng đối với cách mạng phải được xác định đó là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước nói chung; chính quyền huyện Châu Phú nói riêng và của tồn xã hội nên phải thường xuyên thể hiện rõ trong Nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế của huyện, chương trình, kế
hoạch thực thi của các cơ quan tham mưu, phải phát huy tính chủ động, sáng tạo của cấp uỷ từ huyện đến xã, thị trấn đối với chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng.
Thứ hai, thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang hiện nay cần gắn với mục tiêu của từng chính sách liên quan và hiệu quả phát triển của kinh tế - xã hội ở địa phương.
Xác định đối tượng ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội; xem đây là trách nhiệm đối với lịch sử, phát huy truyền thống bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam. Các văn kiện của Đảng bộ cấp huyện và cơ sở cần phải có định hướng, mục tiêu và giải pháp về nâng cao mức sống cho người có cơng.
Trên cơ sở chính sách của Trung ương, tỉnh, huyện Châu Phú cần tiếp tục hồn thiện hệ thống chính sách ưu đãi xã hội đối với người có cơng với cách mạng, tổ chức thực hiện tốt pháp luật ưu đãi người có cơng, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người có cơng phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Để xác định chế độ trợ cấp ưu đãi cho người có cơng với cách mạng dựa trên mức chi tiêu trung bình của xã hội đạt được trong từng thời kỳ; phấn đấu để đạt 100% người có cơng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của cơng đồng nơi cư trú. Ngồi việc tổ chức triển khai tốt các chính sách của Nhà nước trên địa bàn, huyện phải ban hành một số chính sách bổ sung, nhất là cho các đối tượng người có cơng có mức sống thu nhập thấp, khó khăn về đời sống, nhà ở…
Làm tốt công tác ưu đãi người có cơng với cách mạng một mặt phát huy được tiềm năng phong phú về tri thức, kinh nghiệm đã tích lũy được trong q trình đấu tranh cách mạng của mọi thế hệ, đồng thời ổn định tình hình chính trị, góp phần củng cố lịng tin của quần chúng đối với Đảng, Nhà nước, góp phần giáo dục thế hệ trẻ, động viên thanh niên sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam phát triển tốt đẹp.
Việc chăm sóc người có cơng với trách nhiệm và lòng biết ơn là một nét đẹp, truyền thống nhân văn của dân tộc. Sự đóng góp của cộng đồng là nguồn lực không thể thiếu để đạt mục tiêu của chính sách và bao giờ cũng là nguồn bổ sung phong phú để góp phần cùng Nhà nước chăm sóc tốt hơn, chu đáo hơn đời sống người có cơng. Tiềm năng của cộng đồng là nguồn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách và bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nước với tính chất là mặt bằng chung cho các đối tượng không thể đạt tới, kịp thời giải quyết những nhu cầu bức xúc trong cuộc sống của gia đình chính sách ngay tại xã, ấp tổ tự quản và cộng đồng xã hội với những hình thức, biện pháp sáng tạo và sinh động. Cũng chính từ đó mà quan hệ giữa các tầng lớp nhân dân với người có cơng với cách mạng được củng cố và gắn bó mật thiết hơn, góp phần giáo dục lịng u nước, giữ vững niềm tự hào dân tộc, củng cố hậu phương quân đội, động viên thế hệ hôm nay và mai sau biết trân trọng gìn giữ, phát huy những tinh hoa ấy trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, qua đó thúc đẩy việc thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ở địa phương cơ sở.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương cần bổ sung và cụ thể hóa nội dung chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng trong từng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đảm bảo người có cơng có đầy đủ cơ hội và điều kiện thuận lợi trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội và thụ hưởng đúng mức những thành quả đạt được.
Thứ ba, thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng trên địa bàn huyện Châu Phú tỉnh An Giang hiện nay cần gắn với phát huy các nguồn lực trong điều kiện thực tiễn của địa phương.
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ:
Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có cơng... Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có cơng tích
cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại địa bàn [33, tr.824].
Chăm lo tốt hơn đối với các gia đình chính sách và những người có cơng với cách mạng, bảo đảm tất cả các gia đình chính sách đều có cuộc sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình so với người dân địa phương trên cơ sở kết hợp ba nguồn lực: nhà nước, cộng đồng và cá nhân các đối tượng chính sách tự vươn lên.
Để nâng cao mức sống người có cơng với cách mạng trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện cải cách để khẳng định vai trò của chế độ trợ cấp ưu đãi là nguồn lực chủ yếu trong việc ổn định đời sống của đối tượng chính sách. Trợ cấp ưu đãi phải bảo đảm được mức sống từ trung bình trở lên với một số đối tượng khơng cịn khả năng lao động hoặc khơng nơi nương tựa hay bảo đảm hỗ trợ được các nhu cầu thiết yếu trong đời sống của người có cơng với cách mạng cịn một phần sức lao động.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII tiếp tục khẳng định:
Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có cơng. Giải quyết dứt điểm các tồn động về chính sách người có cơng, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều kiện, khuyến khích người và gia đình có cơng tích cực tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức sống cao hơn mức sống trung bình củ dân cư tại địa bàn [34, tr.136].
Phương châm thực hiện chính sách ưu đãi trên cơ sở ba nguồn lực “Nhà nước, nhân dân và bản thân đối tượng” luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong công tác ưu đãi người có cơng. Theo đó Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương;
các tổ chức xã hội, doanh nghiệp, các cá nhân & bản thân đối tượng thụ hưởng chính sách cần đồng hành trong q trình thực hiện chính sách.
Thứ tư, thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” trong cộng đồng nhằm phát huy tính đồn kết, đồng thuận và chia sẻ của cộng đồng, xã hội đối với người có cơng ở địa phương.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kịp thời và sâu rộng các văn bản quy định về chính sách ưu đãi người có cơng; phát huy dân chủ và cơng khai trong việc thực hiện chính sách, tạo điều kiện để người có cơng thuận lợi thụ hưởng chính sách. Chính sách đối với người có cơng khơng chỉ là vấn đề đạo lý truyền thống mà cịn là một vấn đề chính trị, tư tưởng, tình cảm, xã hội; khơng phải chỉ là vấn đề cấp bách trước mắt mà cịn có ý nghĩa lâu dài, là một trong những vấn đề lớn gắn liền với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đạo lý nhân ái tôn vinh và hậu đãi người có cơng với đất nước, với dân tộc, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp trong đời sống văn hóa và tình cảm của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kế thừa và phát huy nghĩa cử “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc đối với công ơn các gia đình thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và những người có cơng với nước ln được Đảng, Nhà nước và nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang thực hiện bằng cả tấm lịng biết ơn và trách nhiệm của tồn xã hội.
Chính sách ưu đãi của Nhà nước ln giữ vai trị chủ đạo và là đòn bẩy trong việc ổn định và nâng cao đời sống của gia đình chính sách với quan điểm cơ bản của Đảng bộ và nhân dân huyện Châu Phú tỉnh An Giang hiện nay, trong bất kỳ hồn cảnh nào cũng phải ưu đãi người có cơng với cách mạng phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hài hòa với các mối quan hệ xã hội khác, bảo đảm để đời sống người có cơng với cách mạng được “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần”. Trước hết là phải bảo đảm được nhu cầu thiết yếu của những người khơng cịn khả năng lao động
hoặc đã có nhiều hy sinh cống hiến (như thương bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng già yếu bệnh tật....); bảo đảm việc phục hồi chức năng sinh hoạt, lao động; bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe người có cơng với cách mạng thơng qua tổ chức hiệu quả việc phục hồi chức năng, cung cấp kịp thời và thuận tiện những phương tiện chuyên dùng theo yêu cầu của thương tật và bệnh tật, tạo những tiền đề cần thiết như: (ưu đãi về ruộng đất, vốn, thuế, giáo dục và đào tạo...) để người có cơng với cách mạng có việc làm phù hợp.