Để dễ hình dung tại đây chúng ta sẽ coi ăng ten là tải đặt ở cuối đường truyền. Đường truyền được coi như phối hợp trở kháng khi 𝑍0 = 𝑍𝐿 và khơng có phản xạ trên đường truyền. Hay có thể nói một cách đơn giản rằng phối hợp trở kháng là làm sao để cho năng lượng đưa ra từ máy phát được chuyển hoàn toàn đến tải (được hiểu là ăng ten).
Nếu giải thích theo hình 2.4 thì mục đích của mạng phối hợp trở kháng là chuyển đổi trở kháng tải 𝑍𝐿 thành trở kháng vào 𝑍𝑖𝑛 bằng với trở kháng đặc tính đường truyền 𝑍0.
Tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có sẵn phối hợp trở kháng do đó sẽ có các tham số để đánh giá sự phối hợp trở kháng như hệ số phản xạ Γ. Γ ở đây được hiểu là tỉ số điện áp sóng phản xạ 𝑉0− chia cho điện áp sóng tới 𝑉0+ được biểu diễn theo công thức dưới đây:
Γ = 𝑉0−
𝑉0+ = 𝑍𝐿 − 𝑍0 𝑍𝐿 + 𝑍0
Như đã thấy hệ số phản xạ Γ sẽ là một số phức do đó khi chúng ta nhìn vào tham số đánh giá này dưới dạng số phức rất khó để có thể đánh giá là nó đẹp hay khơng đẹp (lý tưởng nhất là hệ số phản xạ Γ tiến về 0 hay nói cách khác là phần thực = 0 và phần ảo = 0). Do đó nhiều giáo trình có đưa ra một tham số đánh giá tường minh và rõ ràng
áp sóng đứng là tỷ số của điện áp cực đại chia cho tỷ số của điện áp cực tiểu. Có thể hiểu đơn giản rằng khi sóng từ máy phát được truyền trên đường truyền gặp ăng ten sẽ tạo thành sóng phản xạ ngược lại. Sự giao thoa giữa sóng tới và sóng phản xạ sẽ tạo tên sóng đứng trên đường truyền và như vậy một tham số được gọi là tỷ số điện áp sóng đứng được đưa ra để đánh giá sự phối hợp trở kháng giữa ăng ten và đường truyền cao tần. Tỷ số điện áp song đứng được tính theo cơng thức sau:
VSWR = 1 + |Γ| 1 − |Γ|
Lưu ý tham số VSWR này sẽ nằm trong khoảng giá trị lớn hơn 1 và nhỏ hơn ∞, bên cạnh đó tỷ số này sẽ khơng có đơn vị.
Một tham số nữa cũng có thể dùng để đánh giá phối hợp trở kháng là tham số 𝑆11 (dB), đậy cũng là tham số được suy ra từ hệ số phản xạ Γ và được xác định theo công thức:
𝑆11 [dB] = 20log|Γ|