Tóm lại các tham số S của mảng được tính tốn và cho trong hình 3.18 với khoảng cách từ tâm ăng ten này đến tâm ăng ten liền kề trung bình là λ0 ở 2,8 GHz và nó đảm bảo tần số hoạt động tại hai băng tần tương tự như phần tử ăng ten đơn được đề xuất.
Bên cạnh đó sự cách ly giữa các phân cực trong một phần tử ăng ten Hình 3.19 thu được là < -18 dB đảm bảo kết quả tốt như phần tử đơn lẻ và cũng đảm bảo yếu tố cách ly như mong muốn.
Tiếp theo để xác định số lượng phần tử trong mảng và mối liên hệ giữa hệ số tăng ích của mảng với hệ số tăng ích của các phần tử riêng lẻ chúng ta có thể sử dụng cơng thức sau:
𝐺𝑎𝑟𝑟𝑎𝑦 = 𝐺𝑒𝑙𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡+ 10𝑙𝑜𝑔𝑁 Với
𝐺𝑎𝑟𝑟𝑎𝑦: Hệ số tăng ích mảng
𝐺𝑒𝑙𝑒𝑚𝑒𝑛𝑡: Hệ số tăng ích của 1 phần tử ăng ten 𝑁: Số lượng phần tử ăng ten
Sau khi xác định được số lượng phần tử thông qua mối liên hệ giữa hệ số tăng ích, q trình thiết lập thơng số mô phỏng được diễn ra tương tự như phần tử đơn lẻ. Nhưng có hai điều quan trọng khi tổng hợp mảng là phân bố biên độ và khoảng cách sẽ bị thu hẹp tuy nhiên hệ số khếch đại sẽ tăng lên.
Hiệu xuất bức xạ là một tham số vô cùng quan trọng để đánh giá sự thành công của một ăng ten trong việc thu và nhận tín hiệu RF trong khơng gian tự do, được định nghĩa là tỷ số giữa tổng công suất bức xạ của một ăng ten với tổng công suất đầu vào nhận được từ máy phát. Một ăng ten có hiệu suất bức xạ cao sẽ bức xạ hiệu quả công suất đầu vào ra khơng gian tự do từ đó giúp q trình truyền thơng tin hay năng lượng điện tử diễn ra tốt hơn. Trong thiết kế này hiệu xuất bức xạ lần lượt đạt 98% với 70% ở hai tần số hoạt động chính 2.6 GHz và 3.6 GHz, đây là một kết quả tương đối khả quan trong việc đánh giá hiệu xuất bức của ăng ten.