Cuối cùng trong đồ án này, em đưa ra một đồ thị bức xạ của mảng ăng ten tại hai tần số hoạt động chính của mảng là 2.6 GHz và 3.6 GHz. Khi quan sát đồ thị bức xạ ta có thể xác định mơt vài tham số giúp xác định đặc tính bức xạ của một ăng ten. Rõ ràng với kết quả tại hình 3.24 dưới đây ta thấy là các chùm tia chính của các mẫu bức xạ ln
ở hướng rộng mà không bị tách hoặc nghiêng khơng mong muốn. Cũng có thể thấy rằng độ phân cực chéo đo được các mức trong cả mặt phẳng V và mặt phẳng H đều thấp hơn khoảng 20dB so với các mức đồng cực trên toàn bộ dải tần (lưu ý mặt phẳng V được xét là mặt y0z còn mặt phẳng H được xét là x0z trên hệ tọa độ descartes). Một tham số nữa cũng được nêu ra là độ rộng búp sóng 3dB tương ứng với hai dải tần hoạt động chính 2.6 GHz và 3.6 GHz. Như đã học trong môn truyền sóng và ăng ten độ rộng búp sóng nửa cơng xuất được viết tắt là HPBW (half power beamwidth) được tính bằng góc khi chúng ta chuyển hóa băng lượng của búp sóng chính cịn một nửa thì góc tạo bởi hai điểm cơng xuất giảm đi một nửa đó đọc gọi là độ rộng búp sóng nửa cơng xuất. Với lý thuyết như trên trong đồ án này độ rộng búp sóng nửa cơng xuất của mảng ăng ten được thiết kế đạt sấp xỉ 52° trong mặt phẳng H và 13° trong mặt phẳng V ở tần số 2.6 GHz. Còn đối với tần số 3.6 GHz độ rộng búp sóng nửa cơng xuất đạt 38° trong mặt phẳng H và 10° trong mặt phẳng V. Nếu so sánh với đồ thị bức xạ của ăng ten đơn phía bên trên ta có thể thấy được trong mặt phẳng V đồ thị bức xạ của ăng ten ghép mảng có tính hướng tốt hơn từ đó sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn.