Thực trạng công tác thông tin đối ngoại trên hệ phát thanh đối ngoại VOV5.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác THÔNG TIN đối NGOẠI TRÊN KÊNH PHÁT THANH đối NGOẠI VOV5 (Trang 34 - 38)

ngoại VOV5.

2.2.1.Khảo sát việc thực hiện thông tin đối ngoại.

Kết quả của một cuộc thăm dị thính giả thời gian vừa qua của VOV5 (kênh AM)

- Nội dung:

Về các chương trình của hệ phát thanh đối ngoại, kết quả của cuộc thăm dị rất khả quan. Tỷ lệ thính giả đánh giá các chuyên mục là “Rất hay” và “hay” rất

cao, trung bình đạt tới trên 80%. Các thính giả của các chương trình tiếng Nga, Pháp, Thái lan, Trung Quốc đánh giá các chuyên mục ở mức “rất hay”, “hay” và bình thường”. Khơng có đánh giá “kém” hoặc “rất kém”. Ngồi ra ý kiến phản hồi của thính giả về cùng một chuyên muc cũng rất đa dạng. Ví dụ với chuyên mục “Điểm tuần quốc tế”, có 10% thính giả đánh giá là “khơng cần thiết”, 67% đánh giá là “Bình thường”, trong khi đó lại có tới trên 70% đánh giá là “hay” và “bổ ích”.

Các chun mục do các chương trình tự làm mang tính đối tượng cao được đánh giá tốt hơn hẳn những chuyên muc khác. Ví dụ như trả lời thư thính giả của tiếng Nhật và Pháp được đánh giá rất tốt: 82% thính giả đánh giá chuyên mục này “rất hay”, 15% là “hay”. Đối với tiếng Trung, tiếng Lào hay tiếng Anh cũng vậy: 56% thính giả Trung Quốc, 68% thính giả Lào, 67% thính giả chương trình tiếng Anh đánh giá chương trình thư thính giả “Rất hay”, đây cũng la tỷ lệ cao nhất so với các chuyên mục khác của chương trình này. Đối với các chương trình Tây Ban Nha và Indonesia, chuyên mục này cũng được đánh giá cao Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tương tác với thính giả, trả lời câu hỏi, thắc mắc của họ và thơng qua đó giới thiệu đất nước, con người Việt Nam.

Về nội dung tin tức, tin chính trị: Ở tất cả các chương trình, tỉ lệ thính giả đánh giá tin chính trị, kinh tế, xã hội và văn hoá được đưa với liều lượng vừa phải là cao nhất.

Tin thể thao: duy nhất có chương trình tiếng Nhật tỷ lệ thính giả đánh giá tin thể thao thời lượng cịn ít là cao nhất (43/92 ý kiến). Đối với các chương trình cịn lại, tỷ lệ thính giả đánh giá tin thể thao trong bản tin vừa phải là cao nhất.

Một số hạn chế: Nhiều thính giả phản hồi rằng các chương trình của kênh cịn dày đặc tin bài, và phóng sự cịn dài. Chủ yếu là những tin thời sự, chính trị,

kinh tế. Cần điều chỉnh lại thời lượng thay vào đó thính giả đề nghị được thơng tin nhiều hơn về lịch sử, văn hoá truyền thống, đất nước, con người Việt Nam, có những bài viết sâu sắc hơn về các lĩnh vực: văn hố, mơi trường, cơng nghệ, tôn giáo, lịch sử, giới thiệu du lịch, các dân tộc Việt Nam, tin thế giới nên tập trung vào tình hình Đơng Nam Á, nâng cao chất lượng sóng, tổ chức các cuộc thi hàng năm, bình chọn thính giả và người báo cáo nghe đài thương xuyên cho mỗi khu vực, có giấy chứng nhận chính thức cho họ và tặng quà tượng trưng của Việt Nam khoảng nửa năm một lần cho những người này.

-Hình thức:

Về chất giọng của phát thanh viên, nhìn chung thính giả nhận xét các chương trình có giọng đọc tốt, rõ ràng, phát âm chuẩn.

Phát thanh viên đã có cố gắng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đặc biệt là trong phát thanh trực tiếp, sự tương tác giữa phát thanh viên và thính giả chưa cao. Ngồi ra, một số thính giả cịn đề nghị phát thnh viên nên đọc tốc độ vừa phải hơn và khi phát âm các tên tiếng Việt ( địa danh, tên người) nên đọc chậm lại. Thực tế vẫn còn một số phát thanh viên chỉ đạt mức đọc chuẩn, giọng đọc khá đều đều chứ chưa thực sự diễn cảm.

Đa số các biên tập vien VOV5 có trình độ ngoại ngữ cao nhưng chưa được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ báo chí dẫn đến tình trạng lệch kỹ năng vẫn cịn tương đối phổ biến. Vẫn cịn tình trạng lệch kỹ năng ngoại ngữ, có người giỏi kỹ năng dịch nhưng khâu thể hiện trên sóng cịn yếu. Hoặc có thể đọc khá nhưng khả năng biểu đạt, diễn cảm còn chưa tốt dẫn tới khâu thể hiện trên sóng cịn cứng, chỉ thuần tuý là “đọc” một cách chính xác chứ khơng phải là nói với thính giả như yêu cầu của phát thanh hiện đại. Mặt khác trình độ dịch thuật cũng chưa thực sự đồng đều.

Nhiều biên tập viên vẫn chưa đảm nhiệm được tất cả các thể loại dịch dẫn đến tình trạng nhân lực có khâu thì thừa nhưng có khâu thì lại thiếu.

Các bài viết cho đối tượng chất lượng chưa thực sự cao chưa đáp ứng được yêu cầu chung, có nhiều bài viết hồn tồn mang tính chất lấp chỗ trống, viết cho có chứ hồn tồn khơng mang tính đối tượng.

Khâu đào tạo chưa bài bản, chưa có tính hệ thống và chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục…dẫn đến tình trạng hụt hẫng nhân lực do không kịp đào tạo gối đầu và sự chênh lệch quá lớn giữa các thể hệ.

Một số hạn chế khác cần phải nhắc đến bao gồm:

Phương thức truyền tải con hẹp:

Sóng của VOV5 là sóng ngắn (SW). Các radio thông thường không thu được mà cần đến các thiết bị thu chuyên dùng cho sóng ngắn. Gần đây VOV5 đã có trang tin điện tử riêng, nhưng cả 2 phương tiện này đều buộc thính giả lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị đòi hỏi người sử dụng phải ngồi một chỗ như máy tính, đầu thu sóng ngắn. Trong thời đại hiện nay, khi mọi người đều bận rộn, việc ngồi trước những thiết bị này trở thành thử thách lịng kiên nhẫn và tình cảm với VOV5.

Vẫn cịn thiếu những thứ ngữ quan trọng

Hiện nay VOV5 có 12 thứ ngữ, con số này ở Việt Nam là lớn nhất. Tuy nhiên khi nhìn ra bên ngồi, những nước như Trung Quốc (38 thứ tiếng), Nga (32 thứ tiếng), Mỹ (45 thứ tiếng)… thì chúng ta chưa thấm tháp vào đâu. Đặc biệt một số thứ tiếng quan trọng như tiếng Triều tiên, Ả rập cịn chưa có hoăc trước đây có nhưng đã bị bỏ. Trong bối cảnh hiện nay việc lên sóng các thứ tiếng này cần được cân nhắc theo hướng ưu tiên. Bởi Hàn Quốc là một trong những đối tác rất quan trọng của Việt Nam, những năm gần đây số lượng người Hàn Quốc đến Việt Nam

sinh sống, học tập và làm việc tăng lên đáng kể và đài KBS của Hàn Quốc cũng đã phát sóng tiếng Việt từ 2005. Với tiếng Ả rập, hiện nay các nước Ả rập đang là thị trường xuất khẩu (lao động, nông sản, dệt may…) của Việt Nam và được coi là hướng chiến lược trong phát triển ngoại giao của quốc gia.

Số lượng thính giả nước ngồi tương tác với VOV5:

Mục tiêu ban đầu là xây dựng kênh VOV5 ( kênh FM) dành cho người nước ngoài ở Việt Nam nhưng kênh lại thu hút phần lớn những người học ngoại ngữ ở Việt Nam, chủ yếu là học sinh, sinh viên. Số lượng người nước ngoài liên hệ bằng thư và điện thoại là không nhiều, như vậy việc triển khai VOV5 chưa đạt được mục tiêu ban đầu.

Thực tế số lượng người nước ngồi nghe đài VOV5 là khơng ổn định. Do điều kiện học tập, sinh sống và làm việc của họ thường không cố định, họ thường di chuyển đến nhiều nơi trong khi sóng FM chỉ có ở một số nới cố định như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác THÔNG TIN đối NGOẠI TRÊN KÊNH PHÁT THANH đối NGOẠI VOV5 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w