b. Các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là phát thanh đối ngoại cũng cần phải tăng cường khâu tự quảng bá.
3.2.4.1. Những yêu cầu chung đối với đội ngũ những người làm phát thanh đối ngoại.
a. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm của Việt Nam về các vấn đề quốc tế.
Đây là yêu cầu chung đối với đội ngũ làm báo chí cách mạng Việt Nam nhưng đặc biệt quan trọng với những người làm báo chí đối ngoại. Bởi trong con mắt của thính giả, độc giả nước ngoài, họ là đại diện đang giới thiệu về một Việt Nam đang phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và dưới sự quản lí của Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quan điểm của Việt Nam về những vấn đề quốc tế giúp nhà báo dễ dàng nhận diện thông tin, đánh giá khách quan và phát hiện nguy cơ từ những thông tin sai sự thật hoặc nọ bóp méo, xuyên tạc để từ đó thực hiện đấu tranh dư luận hiệu quả hơn. Nó cịn giúp nhà báo đối ngoại hố các thơng tin cơ bản trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hố – xã hội của đất nước để tuyên truyền một cách có hệ thống và hấp dẫn hơn.
b. Có kiến thức cơ bản vững vàng về chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội, tình hình trong nước và quốc tế.
Đây là yêu cầu chung đối với tất cả các nhà báo. Thông thường, các nhà báo, phóng viên có thể chuyên nghiên cứu đưa tin về một lĩnh vưc cụ thể để hiệu quả công việc được cao hơn, tuy nhiên với các nhà báo đối ngoại, nhất là các phóng viên thường trú tại nước ngồi do đăc thù công việc và hạn chế về số lượng nhân sự thì việc có hiểu viết cơ bản rộng về nhiều lĩnh vực là cần thiết.
Việc nắm vững tình hình trong nước và quốc tế khơng chỉ giúp nhà báo tác nghiệp dễ dàng, bám sát dòng thời sự chủ lưu mà còn buộc nhà báo phải thường xuyên cập nhật thơng tin từ đó liên tục nâng cáo mức tích luỹ kiến thức, khả năng phân tích, xử lý, tổng hợp thơng tin…
Đây là yếu tố khơng thể thiếu đối với những người làm báo chí đối ngoại. Bởi nếu khơng giỏi ngoại ngữ thì những kiến thức, hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, quan điểm của Việt Nam về những vấn đề quốc tế, sự thơng hiểu văn hố… của nhà báo chỉ là khôi kiến thức chết, không thể truyền đạt cho ai. Giỏi ngoại ngữ ở đây là phải thành thạo ở cả 4 kỹ năng cơ bản là nghe – nói – đọc - viết. Thêm vào đó cần chú trọng đến khả năng và kỹ năng dịch. Tuy nhiên nếu chỉ giỏi dịch mà phát âm khơng chuẩn thì chỉ có thể làm báo viết chứ chưa đáp ứng được yêu cầu của phát thanh..
d. Có bản lĩnh vững vàng và có khả năng tác nghiệp tốt.
Nói “có bản lĩnh vững vàng” ở đây là vì: Theo đặc thù của người làm báo chí đối ngoại, ngồi việc đưa tin về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, những thơng tin kinh tế , văn hố, xã hội trong nước thì họ cịn cần thơng tin chiều ngược lại về tình tình quốc tế, đặc biệt là tình hình của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên trong nhiều cuộc gặp gỡ báo chí hải ngoại (năm 2013), một số nhà báo hải ngoại (theo cánh tả) đã đặt ra câu hỏi với VOV5 rằng: “nhiều người dân ở Nam Califonia Mỹ cho rằng các phóng viên thường chỉ đưa tin một chiều về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước mà thiếu sự lắng nghe, tạo kênh đối thoại với Việt Kiều và liệu có chủ trương nào về vấn đề này không?”. Để giải đáp thắc mắc này của phóng viên, ban lãnh đạo hệ phát thanh đối ngoại VOV5 đã phân tích cụ thể tình hình cũng như chỉ ra một số hạn chế trong q trình tác nghiệp của phóng viên.
Cụ thể đó là tại thời điểm đó đài tiếng nói Việt Nam có 9 cơ quan thường trú trên khắp thế giới, trong đó tại Mỹ có một cơ quan thường trú tại thủ đơ Wasington DC. Nhiệm vụ của cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam ở các nước là cung cấp tình hình, diễn biễn ở nước sở tại để tuyên truyền cho người Việt ở trong nước
hiểu hơn. Ví dụ như các sự kiện diễn ra ở Mỹ, về quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Đối với việc phản ánh đời sống của Kiều bào thì đó khơng phải là nhiệm vụ chính của các phóng viên tại đây. Phóng viên thường trú nước ngồi hầu hết là qn số của “trung tâm tin” và nhiệm vụ của trung tâm tin là cung cấp tin tức cho toàn bộ các hệ phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nói như vậy khơng có nghĩa họ khơng thực hiện các tin tức về cuộc sống của Kiều bào. Hệ phát thanh đối ngoại trong những cuộc họp tổng kết vẫn thường xuyên đề nghị các phóng viên thường trú phối kết hợp thực hiện các bài viết phản ánh về đời sống, về tâm tư nguyện vọng và các hoạt động đoàn hội của kiều bào người Việt trên khắp thế giới và thực tế các phóng viên thường trú có thực hiện đưa tin. Tuy nhiên số lượng các bài phản ánh khơng nhiều, chưa bao qt được tồn bộ đời sống của Kiều bào cũng xuất phát từ nhiều lí do:
Thứ nhất đối với việc sản xuất tin bài, nhiệm vụ chính của phóng viên thường trú là đưa tin tổng hợp cho tất cả các hệ phát thanh, thù lao họ được trả chỉ nằm trong phạm vi công việc yêu cầu.
Thứ hai đó là phóng viên thường trú do trung tâm tin quản lý nên sẽ hoạt động và chịu sự quản lí của trung tâm tin.
Phó giám đốc VOV5 bà Nguyễn Thị Th Lan khẳng định hồn tồn khơng có chủ trương hay chính sách về việc tuyên truyền một chiều hay sự thiếu quan tâm đến đời sống của kiều bào như câu hỏi từ phái đoàn hải ngoại. Bên cạnh đó bà cũng chia sẻ về những khó khăn trong việc tác nghiệp ở những nơi có nhiều cơ quan thường trú, đơng cộng tác viên hoặc những nơi có địa bàn hẹp thì tin bài sẽ thường xuyên được gửi về hơn là những nơi địa bàn rộng và ít phóng viên, cộng tác viên. Đối với kiều bào ở Mỹ các phóng viên, cộng tác viên vẫn gửi bài về cho đài, bao gồm tin về du học sinh hay tin về hoạt động hội đoàn của cộng đồng người
Việt tại Mỹ. Tuy nhiên để đánh giá việc đưa tin đã đạt yêu cầu hay chưa thì VOV5 đồng ý rằng đối với riêng mảng Kiều bào các thông tin vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của thính giả.
Tóm lại, vấn đề đặt ra ở đây đó là đội ngũ những người làm báo chí đối ngoại cần phải ln ý thức trong mình trách nhiệm nghề nghiệp và vững vàng trong lập trường, tư tưởng. Tham gia vào đội ngũ làm công tác thông tin đối ngoại đồng nghĩa với việc phải thường xuyên tiếp nhận các thông tin quốc tế, đặc biệt là những thơng tin về người Việt ở nước ngồi. Trong đó sẽ khơng thiếu những trường hợp “hỏi xốy” về những vấn đề nhạy cảm mà nếu những người làm công tác thông tin đối ngoại không vững vàng trong tư tưởng và nghiệp vụ sẽ dẫn đến nhiều tình huống xấu.