duy đổi mới.
Quan điểm chung:
a. Phát huy những ưu điểm, thay đổi từ những nhược điểm:
Bất cứ hoạt động nào của xã hội, cộng đồng hay cá nhân cũng đều tồn tại những giai đoạn. Có thời điểm hoạt động đó đạt hiệu quả cao, cũng có những lúc hoạt động đó gặp phải những khó khăn. Tuy nhiên dù ở giai đoạn nào đi chăng nữa thì sau cùng những lúc thăng trầm đó đều đem đến sự “trưởng thành” và “thay đổi”. Nhìn lại chặng đường hơn 70 năm của Đài tiếng nói Việt Nam nói chung và kênh phát thanh đối ngoại VOV5 nói riêng, chúng ta có thể thấy rõ sự “trưởng thành” đó của chủ thể này.
Về cơ bản, định hướng của VOV5 trong việc phát triển kênh trên cơ sở hướng tới phục vụ nhu cầu bạn nghe đài là người nước ngồi là đúng đắn. Điều đó thể hiện rõ ở việc đội ngũ sản xuất trong những năm qua đã không ngừng tạo ra các sản phẩm phát thanh phục vụ cộng đồng. Các chuyên mục được tổ chức sản xuất kịp thời, đúng tiến độ, nội dung phong phú, gần gũi là một điểm cộng lớn cho đội ngũ phóng viên, biên tập và biên dịch viên.
Tuy nhiên như đã đề cập về một số hạn chế, VOV5 cần phải nhìn nhận và đánh giá lại những mặt cần khắc phục của mình và đặt câu hỏi: Cần phải làm gì để thay đổi?
b. Đổi mới là quá trình lâu dài, liên tục.
Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội cũng như trong tư duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng ln ln tự “Đổi mới” để thích nghi với những sự thay đổi của môi trường sống. Đối với xã hội, đổi mới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó trước những biến đổi mơi trường tự nhiên, mơi trường quốc tế, để thích ứng với tình thế. Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội.
Có nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần tiến hành một công việc cụ thể theo hưỡng sẵn có từ trước, bao giờ cơng việc đó gặp phải trục trặc, phát sinh những vấn đề khác mới cần phải thay đổi. Đây là một quan điểm hồn tồn sai lầm và mang tính bảo thủ. Phải khẳng định rằng, đổi mới là công việc thường xuyên và liên tục để tránh các vấn đề nảy sinh, tránh xảy ra hậu quả rồi mới tìm cách khắc phục. Đổi mới cũng phải được coi là mục tiêu có tính lâu dài để thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh, điều kiện khách quan, nhất là trong thời đại ngày nay khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, đem lại những sự thay đổi ngoài sức tưởng tượng của con người. Trong bối cảnh đó, ngành phát thanh nói chung và phát thanh đối ngoại nói riêng, vốn bị lệ thuộc và khơng thể tách rời với khoa học kỹ thuật cũng phải không ngừng “tự làm mới” mình cả về hình thức lẫn nội dung, từ kỹ thuật đến phương thức truyền tải để phát triển.
c. Đổi mới của phát thanh phải nằm trong tổng thể quy hoạch phát triển báo chí quốc gia và đổi mới phát thanh đối ngoại phải nằm trong tổng thể chiến lược phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Đây được coi là quan điểm chủ đạo trong sự phát triển của phát thanh đối ngoại. Bởi phát thanh hay phát thanh đối ngoại chỉ là một bộ phận nhỏ trong cả một hệ thống lớn báo chí cách mạng Việt Nam. Do đó những định hướng phát triển cần phải tuân thủ theo chính sách, chiến lược chung nhằm đưa phát thanh đối ngoại phát triển một cách hài hoà so với các chủ thể khác.
d. “Đổi mới” nhưng không “đổi màu”.
Đổi mới ở đây không phải là phủ định sạch trơn mà cần phải dựa trên những nền tảng vốn có, phát huy điểm mạnh và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.
Đài Tiếng nói Việt Nam và phát thanh đối ngoại có hơn 70 năm tồn tại, phát triển. Đây là khoảng thời gian đủ dài để khẳng định những giá trị lịch sử, giá trị xã hội, giá trị văn hoá mà VOV và VOV5 tạo nên. Trong những giá trị đó, có những giá trị, những nguyên tắc không thể phủ nhận cần được phát huy. Ngay cả những đổi mới táo bạo nhất cũng cần có những giá trị này làm nên tảng.