VOV5 và vai trị trong việc giữ gìn bảo tồn tiếng nói dân tộc.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác THÔNG TIN đối NGOẠI TRÊN KÊNH PHÁT THANH đối NGOẠI VOV5 (Trang 56 - 61)

a. Đào tạo phải được coi là một chiến lược quyết định sự tồn tại và phát triển

3.2.5. VOV5 và vai trị trong việc giữ gìn bảo tồn tiếng nói dân tộc.

Với tư cách là một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, đồng thời là một cơ quan thơng tấn báo chí độc lập tại Việt Nam, VOV5 đóng một vai trị quan trọng trong việc thơng tin đến với bạn bè trên thế giới nói riêng và cộng đồng người Việt khắp năm châu nói chung về chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước cũng như những thơng tin về các hoạt động kinh tế, văn hố, xã hội của người dân Việt Nam. Bên cạnh nhiêm vụ truyền tải thơng tin khách quan, đa chiều, VOV5 cịn là một nhân tố quan trọng góp phần quan trọng trong việc gìn giữ văn hố dân tộc., và một trong những biểu hiện cụ thể nhất của văn hố là ngơn ngữ dân tộc.

Có thể nói đối với người Việt Nam sống, định cư, học tập và làm việc ngoài lãnh thổ nước mình, việc duy trì nói ngơn ngữ mẹ đẻ là điều không hề đơn giản, đặc biệt là thế hệ thứ 2, thứ 3 trở đi. Nhiều bạn trẻ sau khi bước vào đại học, hoặc

tham gia các trại hè được tiếp xúc với các cộng đồng khác, các bạn mới ý thức được rõ ràng hơn về gốc gác của mình. Vì thế nên họ có động lực tìm hiểu về văn hoá Việt và đầu tiên là việc lựa chọn học tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Bản thân những người làm công tác đối ngoại tại VOV5 vẫn luôn trăn trở việc phát triển Tiếng Việt cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, làm thế nào để tăng cường các hoạt động giao lưu, hỗ trợ học tập trong cộng đồng…

Thực tế có nhiều biện pháp giúp hỗ trợ việc phát triển Tiếng Việt tại nước sở tại và để hoạt động này được hiệu quả cần có sự phối kết hợp giữa nhiều thành phần.

Đầu tiên là cần có hội đồn: Người Việt phân bố rộng rãi ở hầu khắp các

quốc gia trên thế giới và mật độ giữa các khu vực, các quốc gia thậm chí là các thành phố có sự chênh lệch khơng hề nhỏ. Hội người Việt cũng đã được thành lập khá nhiều. Ví dụ như hội người Việt tại Nhật, hội người Việt tại Cộng hoà Séc, hội người Việt tại Thái Lan, Nga, Canada, Mỹ, Đức, … Có nhiều hội người Việt hoạt động hiệu quả, là cầu nối gắn kết ngươi Việt sinh sống ở nước sở tại. Tuy nhiên có nhiều hội đồn vì nhiều lí do mà hoạt động chưa sơi nổi, thiếu sự gắn kết. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần thúc đẩy việc thành lập thêm các hội đoàn ,tăng cường hoạt động để gắn kết cộng đồng, cùng nhau trao đổi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Trong trường hợp số lượng ít có thể liên kết các hội, thành lập hiệp hội người Việt. Ví dụ như Liên hiệp Hội người Việt Nam tại Châu Âu. Ước tính, tại châu Âu hiện có khoảng 700.000 người Việt Nam đang định cư, làm ăn, sinh sống, chủ yếu là ở Pháp, Đức, Nga, Séc, Anh, Ba Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan, Na Uy…. Nhiều nước có tổ chức Hội người Việt khá qui mơ, chặt chẽ, nhưng có những nước đang trong quá trình vận động để thành lập hội. Vì vậy việc ra đời của một tổ chức thống nhất tập hợp các Hội người Việt tại châu Âu là nhu cầu tất yếu nhằm kết nối các hội để có thể tiến hành những hoạt động có tầm cỡ khu vực. Vai trị của hội

người Việt là rất quan trọng vì thực tế có nhiều trường hợp như tại Cộng hoà Séc, một vài cá nhân người Việt đã tổ chức được 1 đến 2 lớp học cho trẻ em, đây là hoạt động mang tính tự phát nên phạm vi tác động rất nhỏ, hiệu quả đem lại là có nhưng chưa sâu rộng. Sau đó, khi nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng, hội đoàn của người Việt tại Séc, hoạt động dạy tiếng Việt đã được tổ chức có quy mơ hơn, số lượng và chất lượng trẻ em học tiếng Việt tốt hơn rất nhiều.

Thứ hai là phương tiện dạy tiếng Việt: Cần biên soạn bộ sách dạy tiếng Việt cho người Việt ở nước ngoài (bao gồm cả trẻ em và người lớn). Bộ sách đó ngồi bản cứng cần kết hợp bản mềm được lồng ghép tạo thành ứng dụng có thể sử dụng trên các thiết bị cầm tay như điện thoại thơng minh, máy tính bảng hay máy tính sách tay… Có thể tham khảo cách dạy tiếng Anh để áp dụng cho việc dạy tiếng Việt, ở một mức độ nào đó.

Thứ ba là sự kết hợp của truyền thông: Hiện nay số lượng các hãng truyền

thông của người Việt ở nước ngồi có khơng ít, mặc dù vẫn tồn tại đan xen rất nhiều trang tin, tờ báo đưa tin trái chiều với thơng tin trong nước. Vì thế cần hết sức cẩn trọng trong việc hợp tác đưa tin. Tuy nhiên cần phải xét thấy sự cần thiết của việc hợp tác truyền thông giữa truyền thông trong nước và truyền thơng nước ngồi để tạo ra cầu nối nhằm cung cấp thơng tin uy tín đến với cộng đồng người Việt ở nước ngồi. Có thể kết hợp một số trang tin hải ngoại như Vietweekly, Phobolsatv… với một số cơ quan báo chí uy tín tại Việt Nam như Đài truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam,… Truyền thơng là một trong những phương thức hữu hiệu để đưa Tiếng Việt ra bên ngoài và tiếng Việt phải là tiếng Việt vui, là tiếng Việt chính xác, kịp thời và nhanh nhạy chứ không phải tiếng Việt một chiều như những trang báo phản động thường xuyên tạc, để tạo được uy tín với cộng đồng người Việt ở nươc ngồi.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, cơng tác đối ngoại nói riêng và cơng tác thơng tin đối ngoại nói chung của nước ta đã được triển khai toàn diện, đồng bộ và đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền, lãnh thổ và lợi ích quốc gia- dân tộc, giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định, củng cố quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế quốc tế của đất nước. Là một trong những phương tiện truyền thơng chính thống, quan trọng và nền tảng, Đài Tiếng nói Việt Nam nói chung và Hệ phát thanh đối ngoại VOV5 nói riêng đã và đang gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng trong sự nghiệp chung của ngành báo chí truyền thơng Việt Nam, trở thành cơng cụ đắc lực của Đảng và là kênh thông tin đáng tin cậy của nhân dân.

Đất nước ta đang đứng trước rất nhiều cơ hội lớn để phát triển, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế cũng ngày một được nâng cao nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới khi bước vào sân chơi quốc tế. Chính vì vậy vai trị cua thơng tin, đặc biệt là thông tin đối ngoại càng đặc biệt quan trọng hơn bao giờ hết. Cho nên việc xây dựng chiến lược phát triển phát thanh đối ngoại là một yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên chiến lược này phải nằm trong tổng thể phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam và phù hợp với quy hoạch phát triển phát thanh truyền hình của Chính phủ. Khi hồn thiện hệ thống phát thanh đối ngoại, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ càng phát huy được sức mạnh như đã từng có trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trở thành một công cụ truyền thông sắc bén trong việc đem đến cho thính giả trong và ngồi nước những thơng tin nhanh nhất, chính xác nhất về chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ta, về con người, về tình hình kinh tế xã hội, văn hoá, phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam, phấn đấu trở thành một “người bạn tâm tình của thính giả trong và ngồi

nước” như lời của nguyênTổng bí thư Lê Khả Phiêu khi đến thăm Đài Tiếng nói Việt Nam.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác THÔNG TIN đối NGOẠI TRÊN KÊNH PHÁT THANH đối NGOẠI VOV5 (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w