- Đặc điểm dân tộc, tôn giáo:
2.2.1.2. Ban Chỉ đạo thực hiện pháp lệnh và vai trò của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể trong thực hiện
Sau khi có Quy chế dân chủ cơ sở, và sau này là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ban Thường vụ Huyện ủy Tịnh Biên đã tiến hành thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh và đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo như: Chỉ thị số 32 của Ban Thường vụ Huyện ủy; Thông tri số 08, công văn số 125 về hướng dẫn triển khai, xây dựng, thực hiện Pháp lệnh dân chủ cơ sở và ban hành 07 quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện pháp lệnh huyện. Các xã, thị trấn sau kỳ đại hội đều tiến hành kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo thực hiện Pháp lệnh.
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban chỉ đạo cơ sở của các xã vùng đồng bào Khmer đã tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch và triển khai học tập, sơ kết, tổng kết định kỳ việc thực hiện Pháp lệnh theo kế hoạch của cấp trên, đã giúp cấp ủy kiểm tra xây dựng thực hiện Pháp lệnh dân chủ. Cụ thể: năm 2012 kiểm tra 25 đơn vị, năm 2013 kiểm tra 30 đơn vị, năm 2014 kiểm tra 34 đơn vị, năm 2015 kiểm tra 30 đơn vị, năm 2016 đã tiến hành kiểm tra 37 đơn vị [4, tr. 23]. Qua các đợt kiểm tra này, Ban chỉ đạo đã tiến hành đánh giá đúng kết quả việc thực hiện Pháp lệnh, qua đó làm rõ những tồn tại, yếu kém, nguyên nhân của nó để có phương hướng, giải pháp phù hợp khắc phục trong thời gian tới.
Vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và vận động của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể trong q trình triển khai thực hiện dân chủ ở cơ sở là yếu tố quan trọng quyết định sự thành cơng trong việc triển khai thực hiện. Vì vậy các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể đã bám sát vào chỉ thị, kế hoạch triển khai của huyện, thống nhất quan điểm chỉ đạo là:
- Thực hiện Quy chế dân chủ gắn với phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tình hình và thúc đẩy hồn thành nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
- Việc triển khai thực hiện phải đảm bảo dân chủ trong thảo luận, bàn bạc thống nhất các chương trình, kế hoạch cơng tác, nội dung, biện pháp thực hiện các khâu công việc cụ thể trước khi đưa xuống dân bàn bạc tham gia và quyết định.
- Trong mỗi bước triển khai, ở mỗi khâu công việc cần xác định cho được những yếu tố, những vấn đề trọng tâm để chỉ đạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện ở các cơ sở, cán bộ chủ chốt của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đồn thể có sự nhất trí và quyết tâm cao, chỉ đạo chặt chẽ. Ở từng cơ sở, chính quyền phối hợp với MTTQ và các đồn thể làm tốt cơng tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ tinh thần Chỉ thị 30/CT - TW của Bộ Chính trị, nghị định của Chính phủ, chỉ thị và kế hoạch của tỉnh, có kế hoạch triển khai cụ thể, chu đáo để mọi người hiểu đúng quyền và nghĩa vụ được qui định trong pháp lệnh, đồng thời phát huy tốt quyền và nghĩa vụ của cơng dân.
Tiếp thu tinh thần đó, các cấp ủy xã, thị trấn vùng đồng bào Khmer đã xác định và nhận thức đúng đắn vị trí, vai trị và chức năng của đảng bộ xã, thị trấn đối với việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Để thực hiện tốt nhận thức và thực hiện dân chủ cơ sở ở cấp xã, đồng thời thực hiện dân chủ gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, huyện Tịnh Biên đã triển khai nội dung dân chủ cơ sở đến 100% tổ chức cơ sở Đảng. Qua các hoạt động này đã nâng cao nhận thức một bước về tư tưởng, chính trị và các quan điểm về đường lối của Đảng đối với cán bộ, đảng viên trong huyện. Từ đó đã bám sát các chương trình hành động, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, tích cực giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.
MTTQ, các tổ chức thành viên trong hệ thống dân vận từ huyện đến cơ sở đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân ở các cơ sở xã thực hiện các nội dung dân chủ cơ sở. Đồng thời, tuyên truyền, thông báo cho nhân dân các vấn đề mà dân cần có tiếng nói, chẳng hạn như các dự án thu hồi đất để phát triển giao thông, các cụm, điểm công nghiệp, các khu đô thị mới… Đồng thời, qua công tác vận động để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để phản ánh kịp thời với các cấp và cũng qua đó để đề xuất những giải pháp xử lý đối với những trường hợp lợi dụng dân chủ không gắn với kỷ cương pháp luật.
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện dân chủ ở cơ sở gắn với 2 phong trào: “Thanh niên lập nghiệp và tuổi trẻ giữ nước”, các cấp bộ đoàn đã từng bước đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động để tập hợp, thu hút thanh niên, tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt phong trào thanh thiếu nhi và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh nhiên, 14/14 xã, thị trấn đoàn vận động nhân dân treo ảnh Bác trong nhà, 11 xã đồn thực hiện chương trình thắp sáng lộ nơng thơn, mở 65 lớp đào tạo nghề (uốn tóc, làm khăn, may gia cơng, sửa xe, nấu ăn...) và hỗ trợ vốn (5 triệu/người) làm ăn cho thanh thiếu niên có hồn cảnh khó khăn, vươn lên thốt nghèo [26, tr.34].
Hội nơng dân qua hơn 10 năm thực hiện dân chủ ở cơ sở, các cấp hội đã đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi, làm giàu, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, phối hợp với chính quyền thực hiện mơ hình giảm nghèo bền vững: mơ hình trồng gừng (Tân Lợi), may võng (Chi Lăng), làm đũa (An Hảo).... đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động nơng thơn.
Liên đồn Lao động đã phát huy vai trò quyền làm chủ tập thể của người lao động, tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của cán bộ, công chức, công nhân viên lao động với các cơ quan hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngồi quốc doanh sử dụng lao động trong việc ký kết thỏa ước lao động tập thể, chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động và chế độ
bảo hiểm xã hội cho người lao động. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua "Lao động sản xuất giỏi, lao động sáng tạo". Thành lập các tổ chức cơng đồn: xe honda Núi Cấm, nhiếp ảnh An Hảo.... Giới thiệu kết nạp vào đảng là 354 đoàn viên ưu tú [26. tr.34].