Sự phối hợp giữa các tổ chức của HTCT trong thực hiện dân chủ ở cấp xã còn chưa tốt

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cấp xã vùng đồng bào khmer, huyện tịnh biên, tỉnh an giang hiện nay (Trang 48 - 51)

ở cấp xã còn chưa tốt

+ Vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ sở chưa được phát huy: tình trạng yếu kém về năng lực cơng tác, thiếu gương mẫu trong đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn chưa được khắc phục. Uy tín trước nhân dân của cán bộ đảng viên, của các chi bộ, đảng bộ ở cấp xã còn thấp dẫn đến trường hợp ở các khóm, ấp khuyến khích người dân vào đảng nhưng họ thờ ơ, lạnh nhạt không muốn vào. Đa số đảng viên các chi bộ, đảng bộ ở cấp xã chưa thực sự tiêu biểu về mặt trí tuệ, ít khả năng thuyết phục quần chúng. Một số đảng viên cịn mắc phải tệ mê tín dị đoan. Tinh thần đấu tranh phê và tự phê bình, đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, mất dân chủ trong nội bộ

Đảng cịn yếu, khơng ít cán bộ đảng viên thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, một số đảng viên còn vi phạm pháp luật, làm cho uy tín của người đảng viên giảm sút trước dân.

Việc triển khai Quy chế dân chủ ở cấp xã còn tồn đọng, lúng túng do cán bộ đảng viên chưa nhận thức đầy đủ vai trị, vị trí chiến lược của dân chủ. Việc chỉ đạo cán bộ chủ chốt kiểm điểm và thơng báo cho dân biết chưa tích cực, thiếu kiên quyết, làm cho cán bộ đảng viên sao nhãng nhiệm vụ tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực của mình, ảnh hưởng đến lịng tin của nhân dân đối với Đảng. Cụ thể như việc bình xét hộ nghèo khó khăn về nhà ở, nhiều xã cịn bỏ sót đối tượng; việc sửa đổi, bổ sung quy ước ở khu dân cư còn chậm và chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, mặt khác, tính khả thi của hương ước không cao cũng ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện. Việc tổ chức hội nghị đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân chưa được quan tâm đúng mức. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, các xã, thị trấn phải tổ chức hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu chính quyền với nhân dân ít nhất 1 lần/năm, tuy nhiên đến nay, trong tồn huyện chỉ có 04 xã dân tộc thiểu số tổ chức đối thoại trực tiếp với dân như: thị trấn Tinh Biên, Chi Lăng, xã An Cư, An Hảo.

+ Hoạt động của MTTQ Việt Nam và các tổ chức đồn thể cịn nhiều

thiếu sót: Hoạt động của MTTQ và các đồn thể đã được đổi mới và chú trọng

nâng cao chất lượng song chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới, tăng tốc phát triển và hội nhập, vẫn mang nặng tính hình thức, hành chính; ở một số xã yếu, chưa phát huy được chức năng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, đồng thời chưa thực sự là lực lượng nịng cốt trong cơng tác tun truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu và các hiện tượng tiêu cực của MTTQ và các đồn thể cịn hạn chế, hầu như chưa có vụ việc tiêu cực nào bị các đoàn thể nhân dân phát hiện, tố cáo. Các đồn viên, hội viên với tư cách là cơng

dân cũng chưa thực sự phát huy hết quyền và trách nhiệm. Chủ thể rất quan trọng trong thực hiện pháp luật về dân chủ là nhân dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng cịn rất nhiều hạn chế.

Một số chi bộ khóm, ấp chưa chuẩn bị phương án cử người có tín nhiệm, có đủ năng lực được nhân dân đồng tình để ra ứng cử chức trưởng khóm, ấp, chưa lãnh đạo quần chúng hướng vào các mục tiêu bức xúc, giải quyết các vấn đề nổi cộm ở khóm, ấp. Một vài nơi, chi bộ chưa lãnh đạo phát huy quyền dân chủ bàn bạc của nhân dân, hoặc triển khai lấy lệ, triển khai một cách hình thức nên việc thực hiện quy chế đạt hiệu quả thấp.

Một số xã, thị trấn khơng thường xun rà sốt các văn bản do cấp mình ban hành, chưa sửa đổi bổ sung quy chế làm việc và chưa niêm yết đầy đủ, cơng khai các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc nên hiệu quả thực hiện quy chế cịn thấp.

Chế độ thơng tin để nhân dân biết theo qui định của chính quyền có lúc chưa kịp thời, giải quyết kiến nghị của nhân dân còn thiếu tập trung, chưa dứt điểm. Có biểu hiện lợi dụng dân chủ để khiếu kiện vì lợi ích cá nhân khơng chính đáng.

Việc cụ thể hóa những việc dân biết, dân bàn và quyết định; dân bàn để chính quyền quyết định, dân giám sát thực hiện chưa cụ thể nên khi sơ kết đánh giá không rõ, hiệu quả thực hiện thấp.

Các vấn đề giao thông nông thôn (cầu, cống, đường), thủy lợi do dân bàn và quyết định trực tiếp hay đề án do dân bàn tham gia ý kiến, HĐND, UBND quyết định đòi hỏi phải có thiết kế thẩm định dự án v.v... nhưng việc tổ chức thực hiện thường bị chậm, thủ tục hành chính rườm rà, gây bất bình trong nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của chính quyền địa phương đối với nhân dân như việc xây dựng trụ sở làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự xã Nhơn Hưng, tổng kinh phí dự tốn ban đầu là 4,3 tỷ đồng, do khâu hồ sơ thủ tục kéo dài, đến khi được phép thực hiện kinh phí đã lên 5,2 tỷ đồng, nhà thầu

bị thiệt hại dẫn đến tình trạng bỏ thầu, trụ sở cũ đã tháo dở, cơng trình đang thi cơng được ¼, Ban Chỉ huy Quân sự xã Nhơn Hưng phải làm việc trong cảnh che chắn, tạm bợ, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cơng việc cũng như tình trạng sức khỏe của cán bộ cơng tác nơi đây.

Việc tự phê bình và phê bình của một số cán bộ chủ chốt chưa nghiêm túc, cịn tình trạng ngại kiểm điểm trước dân, khơng trực tiếp lắng nghe dân góp ý, có nơi cịn vấn đề nổi cộm, cán bộ ngại thực hiện Quy chế dân chủ, dẫn đến phong trào của địa phương chuyển biến chậm.

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cấp xã vùng đồng bào khmer, huyện tịnh biên, tỉnh an giang hiện nay (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w