Về những việc thông báo cho dân biết

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cấp xã vùng đồng bào khmer, huyện tịnh biên, tỉnh an giang hiện nay (Trang 39 - 45)

- Đặc điểm dân tộc, tôn giáo:

2.2.2.1. Về những việc thông báo cho dân biết

Căn cứ vào những nội dung của Nghị định 29, Nghị định 79 và Pháp lệnh 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các xã, thị trấn vùng đồng bào Khmer đã xây dựng quy chế dân chủ và thực hiện cơng khai, báo cáo trước nhân dân theo các hình thức sau:

Các thông tin về những điều dân cần biết được chuyển tải tới người dân thông qua nhiều kênh khác nhau như: Thông qua các kỳ họp HĐND, thông qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri, thơng qua các Hội nghị đồn thể và các buổi họp dân. Đồng thời, thông qua hệ thống thông tin đại chúng để thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của xã, các dự án phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông…cụ thể như: đề án qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán thu, chi ngân sách xã hàng năm, việc thu và sử dụng các loại quỹ từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân, các chủ trương vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo; việc sơ kết các hoạt động của HĐND, UBND, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất. Qua đó để nhân dân biết được tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời góp ý kiến với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về những vấn đề mà nhân dân quan tâm.

Chính việc thực hiện dân chủ ở các xã trên địa bàn huyện Tịnh Biên nói chung, các xã vùng đồng bào dân tộc Khmer nói riêng đã đem lại những kết quả tích cực, đặc biệt là chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở. Sự thay đổi nhận thức và cách thức, lề lối làm việc của chính quyền theo hướng dân chủ, công khai thực sự đã đáp ứng được mong mỏi của nhân dân đối với những yêu cầu cơ bản nhất trong cách làm việc, ứng xử của chính quyền cơ sở đối với nhân dân, góp phần quan trọng vào sự đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành, chỉ đạo, quản lý của chính quyền. Cụ thể như: Cùng với việc công khai rộng rãi trên các phương tiện thông tin truyền

thanh, qua các cuộc họp thì tại trụ sở của UBND xã, thị trấn vùng đồng bào Khmer đã niêm yết công khai các nội dung hướng dẫn các thủ tục giải quyết các công việc có liên quan nhiều và trực tiếp đến dân như: hồ sơ đăng ký hộ khẩu, mua bán nhà đất, các khoản thu phí, lệ phí, đóng góp của dân, cơng khai chương trình và lịch cơng tác của UBND cũng như các cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Nhiều nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND được đưa ra nhân dân góp ý trước khi chính quyền quyết định ban hành, nội dung chương trình kỳ họp HĐND cũng được thơng báo rộng rãi để nhân dân biết.

Những việc thông báo để dân biết về các chính sách mới được ban hành của Đảng và Nhà nước, trong tồn huyện có 95% số xã, thị trấn thường xuyên thực hiện tốt, trong đó 8 xã vùng đồng bào Khmer đã thực hiện đạt 100%, cụ thể: thơng báo về các thủ tục hành chính giải quyết các cơng việc có liên quan đến dân theo cơ chế “một cửa”; thông báo về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương; Kế hoạch và qui hoạch sử sụng đất đai có 85% số xã, thị trấn thường xuyên thực hiện tốt trong đó 6/8 xã vùng đồng bào Khmer đã thực hiện đạt 100%; Các việc thông báo về nghị quyết của HĐND, quyết định của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm, dự toán và quyết toán thu chi các loại quỹ, dự án các khoản đóng góp tài trợ trực tiếp cho xã có 95% cơ sở thường xuyên thực hiện tốt trong đó 7/8 xã vùng đồng bào Khmer đã thực hiện đạt 100%. Các nội dung thông báo khác có trên 85% cơ sở thường xun thơng báo trong đó 8 xã vùng đồng bào Khmer đã thực hiện đạt 100% [3,13].

Đồng thời, các xã vùng đồng bào Khmer ngồi việc cơng khai từng mục việc trong 14 mục cần thông báo cho dân biết trên loa truyền thanh, cịn cơng khai để dân tìm hiểu kỹ càng, thấu đáo hơn bằng hình thức dán niêm yết ở những nơi cơng cộng như trụ sở ủy ban xã, nhà văn hoá xã, thư viện xã, ban khóm, ấp và ở các chợ, những khu đơng người. Bên cạnh đó, thơng qua người

có uy tín trong dân tộc Khmer để triển khai những việc cần thông báo. Đây là điểm nổi bật ở các xã vùng đồng bào Khmer.

Thực hiện có nề nếp, thường xuyên qui định về những việc cần thông báo để nhân dân biết đã trở thành công việc hàng đầu của chính quyền xã, thị trấn đặc biệt là đối với các xã vùng đồng bào Khmer trong việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân nắm bắt những vấn đề thiết thực liên quan đến cuộc sống cộng đồng và bản thân mỗi cơng dân, từ đó làm cơ sở dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Công tác điều hành, quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân các cấp có chuyển biến. Uỷ ban nhân dân huyện chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện cơ chế chính sách của Trung ương trong việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, kích cầu sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội; các lĩnh vực trọng tâm, phức tạp như quản lý sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng… được tập trung giải quyết; duy trì tốt mối quan hệ chặt chẽ với MTTQ và các đoàn thể huyện.

Các xã vùng đồng bào Khmer đã thực hiện chương trình cải cách hành chính, thực hiện cơ chế “một cửa” để giảm phiền hà, sách nhiễu trong nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện chỉ số PAPI, cụ thể có 4/8 xã vùng đồng bào Khmer, sau khi tiếp nhận hồ sơ và thực hiện đăng ký khai sinh sẽ tiến hành làm các thủ tục liên thông theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT về đăng ký Khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Sau khi hồn thành hồ sơ liên thơng thủ tục hành chính gồm đăng ký Khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi thì đại diện chính quyền địa phương sẽ đến tận nhà trao Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu và thẻ bảo hiểm y tế nhân ngày tròn tháng tuổi của trẻ, cũng với tình hình thực tế trên, 04 xã, thị trấn (Chi Lăng, Tịnh Biên, Tân Lợi, An Cư) đã áp dụng đối với: Đăng ký Kết hôn và đăng ký thường trú; Đăng ký khai tử và xóa đăng ký thường trú đối với người chết có đăng ký thường trú. Điều này đã giúp cho người dân hạn chế sự đi lại

nhiều lần và ít tốn kém chi phí, tạo sự gần gũi, gắn kết giữa chính quyền địa phương với nhân dân trong xã, tạo ý thức cho người dân và trách nhiệm trong việc đăng ký hộ tịch đúng quy định, hạn chế được tình trạng đăng ký khai sinh, khai tử quá hạn [26, tr.35].

Việc thực hiện Pháp lệnh 34 đã có sự gắn kết thích hợp hơn với cơng tác cải cách hành chính (điển hình là thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông”), loại bỏ dần những thủ tục, quy định rườm rà, không phù hợp để giảm bớt phiền hà cho dân... đã thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tiếp nhận các dịch vụ hành chính; tinh thần, thái độ của cán bộ, cơng chức khi tiếp dân, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ nhân dân cũng có những chuyển biến đáng kể.

2.2.2.2.. Về những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp

Các nguồn kinh phí nhân dân đóng góp để xây dựng đường làng, ngõ xóm, xây dựng, sửa đổi, bổ sung bản qui ước khóm, ấp xây dựng và sửa chữa các cơng trình phúc lợi của địa phương đều được đưa ra để nhân dân họp bàn và quyết định công khai dân chủ, UBND xã chỉ giám sát, kiểm tra sau khi đã được nhân dân góp ý và thực hiện.

Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp đã được thực hiện công khai dân chủ tại các cộng đồng dân cư, được nhân dân tham gia hưởng ứng nhiệt tình và trách nhiệm cao, tỷ lệ tham gia họp bàn thường đạt từ 85% đến 90% số đại biểu mời họp. Cụ thể như việc vận động nhân dân hiến đất, hiến cây làm lộ giao thông nông thôn trị giá trên 20 tỷ đồng (xã Nhơn Hưng), 2,12 tỷ đồng (xã An Phú), trên 5,3 tỷ đồng (xã An Hảo); việc thành lập trang trại chăn ni bị, gà, bồ câu; nhân giống trị giá trên 1,4 tỷ đồng (thị trấn Chi Lăng), việc thành lập “Tổ tín dụng tiết kiện mua cổ phần” của Hội Phụ nữ xã An Cư đã góp 520 triệu đồng vốn, giúp 102 lượt chị em phụ nữ vay vốn sản xuất kinh doanh nhỏ [26, tr.23].

Phương thức thực hiện những việc nhân dân bàn quyết định trực tiếp được thực hiện bằng hình thức họp nhân dân ở từng khóm, ấp hoặc đại diện chủ hộ gia đình bàn biểu quyết cơng khai hoặc bỏ phiếu kín, sau cuộc họp được thiết lập bằng văn bản gửi UBND xã, thị trấn phê duyệt.

Kết quả cụ thể nhân dân bàn và quyết định trực tiếp được thể hiện rõ: Năm 2016, nhân dân 8 xã vùng đồng bào Khmer đã đóng góp hàng chục tỷ đồng để xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất, kiên cố hoá kênh mương, láng nhựa đường liên ấp và các cơng trình phúc lợi khác như trường học, nhà tình nghĩa, quỹ khuyến học... Đồng thời, đều thành lập ban giám sát cơng trình xây dựng do dân đóng góp, thành lập, kiện tồn tổ bảo vệ an ninh.... Nhiều cơng trình xây dựng do dân trực tiếp đóng góp cơng sức đã tiết kiệm được hàng tỷ đồng.

Nhân dân các xã vùng đồng bào Khmer huyện Tịnh Biên đã tự nguyện đóng góp tiền của, cơng sức để xây dựng các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, nghĩa trang liệt sĩ... tổng trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Trong năm 2015, 2016 và 6 tháng đầu năm 2017, đã thực 36 hạng mục cơng trình với kinh phí 67,5 tỷ đồng và huy động xã hội hóa 14 hạng mục cơng trình với kinh phí 3,4 tỷ đồng, và đóng góp xây dựng hàng trăm cơng trình phúc lợi khác như: nhân dân đồng tình ủng hộ hỗ trợ học bổng, khen thưởng, hỗ trợ kinh phí đi dự thi tốt nghiệp cho học sinh nghèo là 157 học sinh với số tiền là 85 triệu đồng, khen thưởng cho học sinh, sinh viên giỏi cuối năm với số tiền là 425 triệu đồng, quỹ học bổng Doãn Tới An Giang, học bổng Huỳnh Thiện Nghệ, Ngân hàng Kiên Long, Mobifone, Công ty cổ phần Lộc trời với số tiền trên 1 tỷ đồng; xây dựng nhà tình nghĩa, đại đồn kết với kinh phí trên 10 tỷ đồng; ủng hộ các loại quỹ được 1,5 tỷ đồng (5 năm). Ngồi ra các xã cịn vận động nhân dân đóng góp hàng tỷ đồng và trên một trăm ngàn ngày công để tổ chức các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện như: giúp nhau xóa đói giảm nghèo, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu nhi vùng sâu, vùng biên giới, ủng hộ

các tỉnh gặp khó khăn... Nhiều cơng trình trước đây phải chờ ngân sách cấp trên, nhưng nay đưa ra dân bàn, dân quyết định tham gia đóng góp nên triển khai nhanh gọn, đạt hiệu quả, chất lượng cao hơn; Tình trạng tham nhũng tiêu cực được hạn chế.

Trong các báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ, các chỉ tiêu phát triển và biện pháp thực hiện; việc chuyển đổi hợp tác xã; quy hoạch sử dụng đất đai; chương trình vay vốn xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế; công khai thu chi tài chính, các khoản đóng góp của dân được đưa ra Hội nghị đại biểu nhân dân để thảo luận và tham gia ý kiến trước khi cấp ủy và HĐND ra nghị quyết. Qui trình đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân các xã vùng đồng bào Khmer làm chủ thực sự trên lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội.

Trong lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, thực hiện Chỉ thị số 30/CT - TW của Bộ Chính trị về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, các xã vùng đồng bào Khmer đã kết hợp chặt chẽ nội dung triển khai Quy chế dân chủ ở xã với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư nhằm khắc phục những vấn đề không lành mạnh về đạo đức, lối sống và xây dựng mơi trường văn hố, văn minh trong từng gia đình, làng xã, cơ quan, xí nghiệp, trường học... vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh, bài trừ hủ tục, tệ nạn xã hội và mê tín dị đoan.

Với vai trị, vị trí, chức năng của chủ thể thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với chức năng, nhiệm vụ trong cuộc vận động, MTTQ đã tham mưu cho cấp ủy huyện, xã, thị trấn thành lập Ban chỉ đạo Ban vận động ở mỗi cấp, phối hợp với các tổ chức thành viên, các ngành lồng ghép chương trình, các phong trào quần chúng trên địa bàn dân cư để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động. Cuộc vận động đã mang lại hiệu quả thiết thực, phát huy dân chủ, khơi dậy tiềm năng nội lực của nhân dân trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền

thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn, ngăn chặn và đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, nghiện ma túy… ở nhiều khu dân cư của 5/8 xã vùng đồng bào Khmer đã giảm và không phát sinh thêm.

Việc thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng và thực hiện Qui ước khóm, ấp văn hóa đã được phát động đều khắp và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, đến nay đã có 40/40 khóm, ấp của các xã vùng đồng bào Khmer xây dựng được bản Qui ước khóm, ấp, có 40/40 khóm, ấp đạt tiêu chuẩn khóm ấp văn hóa, 115 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu cơ quan văn hóa, hàng năm có trên 1.200 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào đền ơn đáp nghĩa, từ thiện nhân đạo, ngày vì người nghèo. Từ năm 2012- 2016, các xã vùng đồng bào Khmer đã xây dựng được 262 ngơi nhà tình nghĩa, 219 nhà đại đồn kết, tu sửa được 452 ngôi nhà dột nát trị giá gần 1 tỷ đồng. Thông qua hoạt động của cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư người dân đã thực sự phát huy quyền làm chủ trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, quan tâm hơn tới lợi ích cộng đồng, xây dựng xã hội thân thiện. Ở nhiều khu dân cư tình làng nghĩa xóm được đặt lên hàng đầu, đã đồng lịng góp sức giúp đỡ, cảm hố được hàng trăm đối tượng vi phạm pháp luật, nghiện hút trở về sống lương thiện, có ích trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Ths CTH thực hiện dân chủ ở cấp xã vùng đồng bào khmer, huyện tịnh biên, tỉnh an giang hiện nay (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w