- Về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức: Có tinhthần yêu nước sâu sắc,
2.1.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế, xã hội thành phố Sa Đéc
Sa Đéc là vùng đất trũng, nước ngập quanh năm khí hậu ẩm ướt, dân cư thưa thớt…. Địa danh “Sa Đéc” là âm tiếng Việt của chữ “Phsar- Dek” là tên của một vị thuỷ thần mà đồng bào Khơ-mer tôn sùng, từ này cịn có nghĩa là chợ Sắt; theo truyền thuyết dân gian thì Sa Đéc là tên của một nàng con gái xinh đẹp, vì tình yêu bất thành nên xuất gia đầu Phật, sau lại trở về lập chợ, nhân dân tưởng nhớ đặt tên của nàng làm chợ cho đến ngày nay.
Khi thực dân Pháp xâm chiếm Nam kỳ, họ đã khai thơng tuyến đường thuỷ Sài Gịn - Nam Vang, tàu hơi nước của họ đã đi ngang Sa Đéc. Cả xứ Nam kỳ hồi ấy chủ yếu đi lại bằng đường thuỷ, hệ thống sơng ngịi chằng chịt đã nối Sa Đéc với các địa phương trong vùng, Sa Đéc trở thành đầu mối tập kết hành khách và hàng hóa vận chuyển đi các nơi. Khi giao thông đường bộ phát triển, con đường nối liền Sài Gịn- Hà Tiên được hình thành lại đi ngang qua Sa Đéc. Bấy nhiêu đó cũng đủ thấy vị trí khá thuận lợi về nhiều mặt để Sa Đéc phát triển từ rất sớm.
Là vùng đất mới nhưng đạo lý, truyền thống, bản sắc của dân tộc vẫn tiếp tục được vun bồi, trường Phủ Tân Thành (có từ năm 1832) là cái nơi giáo luyện nên những Nho gia, nhà khoa bảng của Sa Đéc và vùng phụ cận; sau này, khi có trường Sơ học (năm 1885) cho đến lúc dạy chữ Quốc ngữ… thì ngày càng có nhiều trí thức có tinh thần dân tộc mà tiêu biểu như kỹ sư Lưu Văn Lang. Cũng tại mảnh đất Sa Đéc này, đã ươm mầm cho một nữ sĩ Pháp (bà Marguerite Duras) đạt giải Goncourt Pháp quốc. Sa Đéc cịn được biết đến như một cái nơi của nghệ thuật sân khấu cải lương; của những nghệ nhân kim hoàn, hoa kiểng; của những văn nhân, thi sĩ, nhà báo buổi đầu có chữ Quốc ngữ; phụ nữ Sa Đéc giỏi nữ công gia chánh, bánh trái, thêu thùa đã làm rạng danh nhiều nữ lưu bên dòng Sa giang….
Sa Đéc cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nhân sĩ, nho gia yêu nước trong phong trào Đông Du, Duy Tân; của những chiến sĩ cộng sản trong tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội… để dẫn đến việc hình thành nên tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sa Đéc và lãnh đạo phong trào yêu nước, đấu tranh giành chánh quyền về tay nhân dân năm 1945.
Quá trình hình thành và phát triển, Sa Đéc đã hun đúc nên những truyền thống q báu, đó là: truyền thống hiếu khách, truyền thống hiếu học, truyền thống văn hóa, truyền thống cách mạng…
Vượt qua những gian nguy thử thách của chiến tranh, quân- dân Sa Đéc đã anh dũng chiến đấu và giành lấy thắng lợi bằng mùa xuân 1975 để cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong khơi phục kinh tế- văn hóa- xã hội sau chiến tranh, Sa Đéc đã giành được nhiều thành tựu để bước vào công cuộc đổi mới và tiếp tục thực hiện cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Thành phố Sa Đéc là đô thị loại 3 của tỉnh Đồng Tháp, diện tích tự nhiên 59,5km2, dân số 103.211 người, có 09 xã - phường (6 phường: 1, 2, 3, 4, An Hịa, Tân Qui Đơng và 03 xã: Tân Khánh Đơng, Tân Qui Tây, Tân Phú Đơng), địa hình bằng phẳng và thấp, hệ thống sơng ngịi, kênh rạch chằng chịt. Về mặt giao thông thuận lợi cả đường bộ lẫn đường thuỷ (sông Tiền, sông Sa Đéc, Quốc lộ 80, Tỉnh lộ ĐT 848, ĐT 851, ĐT 852, ĐT 853…) có điều kiện để liên kết và hợp tác phát triển với các huyện của tỉnh như:
Phía Bắc giáp: huyện Lấp Vị.
Phía Tây giáp: huyện Lai Vung, có quốc lộ 80 nối dài với huyện Lai Vung, Lấp Vị, thành phố Long Xun và các tỉnh.
Phía Nam giáp: huyện Châu Thành, có quốc lộ 80 nối dài với thành phố Vĩnh Long, nối với quốc lộ 1A đi thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.
Phía Đơng giáp: sông Tiền, huyện Cao Lãnh, là tuyến giao thông thủy huyết mạch của Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Sa Đéc là vùng đất nằm giữa hai con sông Tiền và sơng Hậu, có sơng Tiền chảy ngang qua nội ơ đơ thị, mặt khác cịn có sơng Sa Đéc là nhánh sơng quan trọng nối liền thành phố Hồ Chí Minh đi Kiên Lương và Campuchia.
Cùng với ưu thế trên, thành phố Sa Đéc là một trong bốn đô thị trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, là vùng chuyển tiếp và là đầu mối giao thông quan trọng từ thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh, thành phố của khu vực Đồng Bằng sơng Cửu Long và Campuchia nên thành phố có khả năng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ, đầu tư kinh doanh bất động sản, kinh doanh tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm và phát triển các loại hình du lịch đủ điều kiện tiếp cận nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật, văn hóa, thơng tin trong đầu tư và phát triển.
Từ những điều kiện cụ thể như trên, với mục tiêu xây dựng để Sa Đéc sẽ là “Hịn ngọc của Mê Kơng”
Theo Đồ án quy hoạch chung của thành phố Sa Đéc, phạm vi, ranh giới điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sa Đéc bao gồm tồn bộ ranh giới hành chính của 09 xã, phường hiện hữu và mở rộng khơng gian đơ thị sang các huyện lân cận phía Nam sơng Tiền của tỉnh với mật độ dân số trên 240.000 dân, được chia thành 08 phân khu chức năng, theo phương án xây dựng thành phố hoa - kết nối.
Mục tiêu là phát triển Sa Đéc trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh và là thành phố hoa của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phát triển song hành cùng các đô thị lớn của khu vực như: Cao Lãnh, Long Xuyên, Cần Thơ, Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, đến năm 2020, thành phố Sa Đéc trở thành đô thị loại 2, đến năm 2030 trở thành đô thị loại 1, là đầu mối giao thương quốc tế quan trọng của vùng và có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng trong khu vực và đến năm 2050 Sa Đéc là “Hịn ngọc của Mê Kơng”. (Theo Cổng TTĐT Đồng Tháp | 15/05/2017)
Theo đó, cần mở rộng khơng gian đô thị Sa Đéc phù hợp với định hướng phát triển, có đánh giá tác động của quy hoạch với người dân, nhất là đặt trong điều kiện biến đổi khí hậu, nghiên cứu phương án phù hợp để kết nối phát triển cồn Đông Giang v.v.. Riêng đội ngũ cán bộ, CBCC của thành phố phải cập nhật được các kiến thức tiên tiến về quản lý xã hội, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, kỹ năng giao tiếp,…. Để xứng tầm với qui hoạch phát triển thành phố trong thời kỳ hội nhập phát triển.