6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.3. Đo lường các biến
1.3.2.2 Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản đo lường thông qua các tỷ số thanh khoản, được tính tốn dưới những hình thức khác nhau. Trước tiên, tỷ số thanh khoản được đo lường bằng tỷ số tài sản thanh khoản /tổng tài sản (nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar , 2011) hoặc bằng tài sản thanh khoản/tổng tiền gửi (nghiên cứu của K.rama M. Rao và Tekeste B. Lakew, 2012).
Đối với các ngân hàng, những tài sản có tính thanh khoản phổ biến nhất là trái phiếu kho bạc, các khoản vay ngân hàng Trung ương, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác, chứng khốn các cơ quan chính phủ…Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào những tài sản có tính thanh khoản cao, lại là những tài sản có khả năng sinh lợi thấp nên tất yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của Xuezhi Qin và Dickson Pastory, 2012 xem xét Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động = Tổng các khoản cho vay/Tổng Tiền gửi. Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và
tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ này tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.
Để đánh giá tình trạng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Cộng Hòa Séc, Vodova (2011) đưa ra 4 tỷ số thanh khoản sau:
L1 = Tài sản thanh khoản / Tổng tài sản
L1 tỷ lệ thanh khoản cung cấp thông tin về khả năng hấp thụ cú sốc thanh khoản chung của một ngân hàng. Như một quy luật chung, tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng số tài sản cao, khả năng hấp thụ cú sốc thanh khoản cao hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ này cao cũng không hiệu quả. Tài sản thanh khoản mang lại thu nhập thấp đồng thời có chi phí cơ hội cao cho ngân hàng.
26
L2 = Tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi + Nợ vay ngắn hạn)
Tuy nhiên, tỷ lệ này tập trung vào sự nhạy cảm của ngân hàng với các loại lựa chọn nguồn tài trợ (bao gồm tiền gửi của hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ lệ L2 nắm bắt tính dễ bị tổn thương của ngân hàng liên quan đến các nguồn tài trợ. Các ngân hàng có thể đáp ứng nghĩa vụ của nó (số lượng tài sản lưu động là đủ để bù đắp biến động tài trợ) nếu giá trị của tỷ lệ này là 100% hoặc hơn. Giá trị thấp hơn cho thấy một ngân hàng đã tăng độ nhạy cảm liên quan đến rút tiền gửi.
L3 = Cho vay /Tổng tài sản
L3 đo tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản. Tỷ số này cho biết mức độ tài sản ngân hàng được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, tỷ lệ này càng cao, thanh khoản của Ngân hàng càng thấp.
L4= Cho vay/ (Tiền gửi + Tài trợ ngắn hạn khác)
Chỉ số L4 cũng giống như trong trường hợp L3, cho biết mức độ tiền gửi và các nguồn tài trợ ngắn hạn khác được sử dụng để cho vay.
Sử Đình Thành và các cộng sự, 2008 đưa ra các tỷ số đo lường rủi ro thanh khoản gồm:
- Tỷ số giữa vốn tín dụng trên tổng tài sản
- Tỷ số giữa tiền mặt và số dư tiền gửi tại các ngân hàng khác so với tổng tài sản - Tỷ số giữa tiền mặt và chứng khốn của chính phủ so với tổng tài sản
- Tỷ lệ tài sản có khả năng thanh tốn ngay và các tài sản nợ đến hạn thanh toán cho từng khoảng thời gian cụ thể.
Theo Trần Huy Hoàng (2011) Trong phương pháp tiếp cận các tỷ số thanh khoản. Các tỷ số thanh khoản sau thường được sử dụng:
Trạng thái tiền mặt = (Tiền mặt + Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng)/Tài sản Có
27
Tỷ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời. Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:
Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm sốt được :
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi.
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh tốn phí dịch vụ cho ngân hàng khác.
Các yếu tố mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt được :
- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu (tiền đang chuyển).
- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gửi trước hạn.
Chứng khốn có tính thanh khoản = Chứng khốn chính phủ /Tài sản Có
Tỷ lệ chứng khốn chính phủ càng cao, trạng thái thanh khoản càng tốt. Dựa vào bảng cân đối kế toán các ngân hàng thương mại ta có thể xác định chứng khốn có tính thanh khoản = (Chứng khoán kinh doanh + Chứng khốn sẵn sàng để bán)/Tài Sản Có
Vị trí rịng thanh khoản cho vay qua đêm = (Tổng cho vay qua đêm – Tổng nợ qua đêm) / Tài sản Có
Tỷ số chứng khốn cầm cố = Giá trị chứng khoán đã cầm cố / Tổng giá trị chứng khoán
28