6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt
2.2.3 Thực trạng kết quả hoạt động các Ngân hàng thương mại Việt Nam
từ 2008-2012
Bảng 2.3: Thống kê mô tả lợi nhuận sau thuế của các Ngân hàng thương mại từ năm 2008-2012
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Tính tốn từ chương trình Stata Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều lần lượt tăng lên, tăng mạnh nhất vào năm 2011 với lợi nhuận sau thuế trung bình là 1.246.975 triệu đồng. Tuy nhiên, đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế bình quân giảm đi so với năm 2011, lợi nhuận sau thuế còn 934.820 triệu đồng (giảm 312.155 triệu đồng tương đương 25%) so với năm 2011.
LNST Mean Std.Dev Min Max 2008 543192.8 804470.5 4942 3319214
2009 730600.9 928502.6 21206 3944753
2010 978191.4 1130541 51085 4235792
2011 1246975.0 1533255.0 83987.0 6259367.0
41
Có thể khẳng định 2012 là năm sa sút nhiều mặt của các ngân hàng thương mại. Hầu hết các nhà băng đều không đạt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh. Tổng tài sản cả hệ thống nói chung và riêng nhiều thành viên dự tính sụt giảm mạnh. Tăng trưởng tín dụng thấp là đa số, rất nhiều ngân hàng tăng trưởng âm; lợi nhuận kém; nợ xấu tăng cao, chi phí dự phịng lớn và có trường hợp ăn cả vào vốn chủ sở hữu... Đi cùng với thực tế trên là nhiều đợt cắt giảm và xáo trộn nhân sự, cắt giảm lương thưởng ghi nhận trong năm 2012. Sự sa sút đó cịn phản ánh thực tế năng lực dự báo hay tham vọng chủ quan mà các ông chủ ngân hàng đưa ra hồi đầu năm.
Lợi nhuận giảm làm cho các tỷ số ROA (0.80%) và ROE (7.26%) cũng sụp giảm một cách đột biến so với năm 2011 và thậm chí cịn là ngưỡng thấp nhất trong những năm gần đây.
Bảng 2.4: Thống kê mô tả ROA
ĐVT: % ROA Mean Std.Dev Min Max
2008 0.0110648 0.0081198 0.0014759 0.0373328
2009 0.0121678 0.006908 0.0012735 0.039506
2010 0.0111271 0.0074824 0.0015813 0.0472891
2011 0.0119225 0.0073649 0.0012472 0.037182
2012 0.0080104 0.0050804 0.0001111 0.0200132
Nguồn: Tính tốn từ chương trình Stata
42
Bảng 2.5: Thống kê mơ tả ROE
ĐVT: %
Nguồn: Tính tốn từ chương trình Stata
Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2012 với quá nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp). Hay nói đúng hơn, vào
những thời điểm cịn nhiều thuận lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá là ngành đầu tư hấp dẫn). Tuy nhiên, đến năm 2012, cả lợi nhuận, tỷ số ROA và ROE đều có dấu
hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE cịn sụp giảm rất mạnh đến mức thấp
nhất so với các năm trước). Có vẻ như tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm
2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh.
Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, q nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012 (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay vấn
đề sở hữu chéo, v.v…) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu
dường như khơng cịn phù hợp nữa. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lại nhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh ln có lãi và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế.
ROE Mean Std.Dev Min Max 2008 0.0949994 0.0684373 0.0046881 0.2846445
2009 0.1179442 0.0552603 0.0202265 0.2360667
2010 0.1127846 0.0602401 0.0244957 0.2254835
2011 0.1145054 0.0625264 0.0227714 0.2682345
43
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Qua chương 2, ta đã lần lượt tìm hiểu tổng quan ngành Ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời ta cùng mô tả thực trạng tốc độ tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt động của 32 ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu. Qua đó ta thấy được, khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng, rủi ro thanh khoản tăng, lợi nhuận ngân hàng tăng theo, sau đó khi tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm, thanh khoản ổn định hơn, lợi nhuận có chiều hướng giảm.
Đến chương tiếp theo, ta tiến hành nghiên cứu định lượng để nhận định rõ hơn về mức độ và chiều hướng tác động thực sự của tốc độ tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại Việt Nam.
44
CHƯƠNG 3
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM