6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
4.2. Một số đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao
kết quả hoạt động kinh doanh
Nâng cao tăng trưởng tín dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại tập trung đẩy mạnh tín dụng, liên tục đưa ra các chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu đãi, hướng tín dụng vào các lĩnh vực hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các dự án có hiệu quả, giảm tín dụng vào lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, giảm lãi suất của các khoản vay cũ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay… Ngoài ra, thuận lợi cho các ngân hàng thương mại là Ngân hàng nhà nước đã điều hành linh hoạt để giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất để thúc đẩy dịng vốn tín dụng.
Thực tế cho thấy một trong những điểm nổi bật của ngân hàng thương mại trong năm qua là nợ xấu ngày càng tăng. Trả lời trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số gần 10%. Vài tháng trước đó, cơng chúng mới chỉ quen với con số khoảng 3,4%. Sự đột
59
biến trên được giải thích từ cơ chế giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, khác với báo cáo của các tổ chức tín dụng. Nhiều giải pháp đã và đang triển khai, đang tiếp tục nghiên cứu. Đáng chú ý nhất là phương án thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) với quy mơ khoảng 100 nghìn tỷ đồng với nhiều tranh luận. Tích tụ từ những năm trước, bắt đầu nổi cộm trong 2012 và nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục là khó khăn lớn trong 2013, thậm chí dự kiến phải đến 2015 mới có thể xử lý gọn gàng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng đi đối với chất lượng tín dụng để ngân hàng phải kiểm sốt được rủi ro tín dụng và phịng ngừa chúng, hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian tới để mục đích đến năm 2015 phát triển được hệ thống ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc.
Quản trị thanh khoản tốt hạn chế rủi ro thanh khoản đảm bảo an toàn hoạt động, tạo nền tảng vững chắc đẩy mạnh kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thương mại. Vì thế, các Ngân hàng thương mại cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm sốt các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có được khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín
60
dụng, rủi ro tỷ giá... với rủi ro thanh khoản để có được định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là
công việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn, thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn.
Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Ngồi ra, điều chỉnh cơ cấu và hạn chế cho vay vào những lĩnh vực nhạy cảm, nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khoán…
Thực hiện các quy định liên quan đến nguồn vốn thanh khoản. Các quy định của các cơ quan quản lý ngân hàng ngày càng có xu hướng quốc tế hóa nên ngân hàng trong nước phải vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với thông lệ chung .
Nâng cao quy mô và vốn chủ sở hữu
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa quy mô ngân hàng và kết quả kinh doanh. Quả thực, sự tăng cường quy mô (thông qua nâng cao tổng tài sản) có thể tạo nên nhiều thuận lợi hơn cho các ngân hàng nâng cao kết quả hoạt động. Các ngân hàng thương mại nghiên cứu phương án sáp nhập, mua lại ngân hàng để có thể chủ động khi đóng vai trị là
61
ngân hàng mua lại hoặc ngân hàng được mua lại để có sự chuẩn bị hiệu quả với mục tiêu nâng cao sức mạnh toàn hệ thống trên cơ sở giảm bớt số lượng ngân hàng nhỏ lẻ, hoàn thành việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, để nâng cao quy mơ, uy tín thương hiệu với mục tiêu kinh doanh hiệu quả hơn và hội đủ tiểm lực tài chính để phát triển vững mạnh hơn về sau này.
Bên cạnh đó, với nguồn vốn tự có nội bộ chủ động dồi dào đảm bảo cho ngân hàng sự phát triển bền vững, gia tăng tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, chuẩn bị tiềm lực tài chính để sẵn sàng áp dụng các quy định về an toàn vốn mới theo quy chuẩn quốc tế trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế. Trong quá trình tăng vốn, cân nhắc chọn lựa cổ đông chiến lược trong và ngoài nước trên cơ sở hợp tác đơi bên cùng có lợi góp phần tận dụng, học hỏi kinh nghiệm quản lý công nghệ..., cân đối quyền lợi giữa các cổ đơng để tạo uy tín và lịng tin của nhà đầu tư.