6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Từ kết quả của mơ hình hồi quy ước lượng được tính tốn từ chương trình Stata cho ta thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của Ngân hàng, thực tế tại thị trường Việt Nam, các ngân hàng thương mại có nguồn thu chủ yếu từ các khoản cấp tín dụng, khoản thu này vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng. Tổng quát lại, ta có thể kết luận là:
H1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng
Rủi ro thanh khoản
Nhóm tỷ số đo lường rủi ro thanh khoản, trong đó các tỷ số đều tác động có ý nghĩa đến kết quả hoạt động ngoại trừ tỷ số chứng khốn có tính thanh khoản. Tỷ số trạng thái tiền mặt có tác động cùng chiều với ROA và ROE với mức ý nghĩa thống kê 1%, tỷ số này cao phản ánh khả năng thanh khoản của ngân hàng tốt hơn, ngân hàng ít đối mặt với rủi ro thanh khoản và khả năng phá sản, ngân hàng ít bị phụ thuộc vào thị trường cho vay khi giải quyết vấn đề thanh khoản, ít phải đối mặt với việc vay nóng với mức chi phí cao để đáp ứng những nhu cầu cấp bách về tiền mặt, điều sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Từ đó ta đi đến kết luận bác bỏ giả thuyết H2: Trạng thái tiền mặt có mối quan hệ nghịch chiều với kết quả hoạt động và giả thuyết H3: Tỷ số chứng khốn có tính thanh khoản có mối quan hệ nghịch chiều với kết quả hoạt động.
Tỷ số cho vay/tổng tài sản và tỷ số cho vay/tiền gửi tác động cùng chiều với kết quả hoạt động với mức ý nghĩa 10%, một lần nữa khẳng định nguồn thu từ lãi tạo ra từ các khoản cấp tín dụng rất quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Ta chấp nhận giả thuyết H3: Tỷ
53
số cho vay/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động và
giả thuyết H4: Tỷ số cho vay/Tổng tài sản có mối quan hệ cùng chiều với kết
quả hoạt động.
Các biến kiểm soát
Biến quy mơ có tác động thuận chiều đến kết quả hoạt động của Ngân hàng với mức ý nghĩa 1%, kết quả hồi quy đúng với giả thuyết kỳ vọng ban đầu H6: Quy mơ có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động. Với quy mô lớn, độ rủi ro của ngân hàng sẽ phần nào đó giảm đi, từ đó cơng chúng sẽ n tâm hơn khi gửi các khoản tiền tiết kiệm của mình vào ngân hàng và sử dụng các dịch vụ. Những ngân hàng càng lớn thì càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và gia tăng nguồn vốn huy động, từ đó mở rộng hoạt động tín dụng và phát triển các sản phẩm dịch vụ tiện ích khác nhằm đẩy mạnh kết quả hoạt động kinh doanh.
Mức độ an toàn vốn tác động cùng chiều với ROA, nhưng lại khơng có ý nghĩa thống kê với ROE.
Biến GDP và lạm phát khơng có ý nghĩa thống kê (trong nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar , 2011 và nghiên cứu của K.rama M. Rao và Tekeste B. Lakew ,2012 cho kết quả tương tự). Như vậy, ta chưa thể kết luận gì vể ảnh hưởng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội và lạm phát đến kết quả hoạt động của ngân hàng trong nghiên cứu này.
54
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Tổng kết lại, qua chương 3, thông qua kết quả ước lượng của mô hình hồi quy, ta kiểm định các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012. Qua dó, ta nhận định được chiều hướng tác động của tốc độ tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản cùng với các nhân tố khác ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại trong mơ hình hồi quy ước lượng.
Nhìn chung phần lớn các nhân tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 10% ngoại trừ biến GDP và INF.
Từ kết quả nghiên cứu có được, đến chương tiếp theo, sẽ tiến hành kết luận và để xuất một số giải pháp để tăng lợi nhuận, đẩy mạnh kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
55
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 4.1. Kết luận
Trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012, kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam diễn ra khá phức tạp, có ngân hàng tăng rất mạnh, những cũng có ngân hàng sụp giảm, có thời gian lợi nhuận rất cao, nhưng cũng có thời gian chững lại, thậm chí là giảm xuống đột ngột, điển hình nhất là vào năm 2012 khi ngành ngân hàng Việt Nam gặp quá nhiều sóng gió – một năm với nhiều biến cố xảy ra: lần đấu tiên công khai nợ xấu, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng, những bất cập, hạn chế của sở hữu chéo, hàng loạt các vụ bắt bớ, kiện tụng, tăng trưởng tín dụng thấp so với các năm trước, nhiều ngân hàng kinh doanh thua lỗ…
Từ các kết quả của mơ hình hồi quy ước lượng được tính tốn từ chương trình Stata, kết quả cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của Ngân hàng, khi các Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao thì thu nhập tiền lãi tạo ra từ các khoản cho vay càng cao. Nghiệp vụ cấp tín dụng là nghiệp vụ sử dụng vốn lớn nhất và tạo lợi nhuận nhiều nhất. Tốc độ tăng trưởng tín dụng càng cao tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE càng cao.
Với mục đích đảm bảo an tồn khả năng thanh tốn thường xuyên của ngân hàng, ngân hàng sử dụng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các ngân hàng khác. Mặc dù dự trữ của ngân hàng thương mại khơng tạo ra lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân
56
hàng. Nó hạn chế nguy cơ rủi ro thanh khoản, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng. Kết quả hồi quy chứng minh được điều này, tỷ số trạng thái tiền mặt tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng Bên cạnh đó, khi xuất hiện thêm nhu cầu về thanh khoản ngân hàng bán các chứng khốn có tính thanh khoản để lấy tiền cho đến khi tất cả các nhu cầu thanh khoản được đáp ứng đầy đủ. Ngân hàng cân phải chủ động để có thể tiếp cận các nguồn cung cấp thanh khoản ở các chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời vào lúc nó được cần đến để tránh những chi phí bất hợp lý khác. Chính điều này làm cho ngân hàng hồn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho mình mà khơng bị lệ thuộc vào các chủ thể khác, không cần phải vay mượn với mức chi phí cao để đáp ứng nhu cầu cấp bách về tiền mặt ảnh hưởng và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Lẽ dĩ nhiên, ngân hàng phải cân nhắc và phối hợp cân bằng trong chiến lược quản trị thanh khoản của mình, đẩu tư tài sản thanh khoản ở mức độ hợp lý, vừa đủ theo yêu cầu, tránh để ngân hàng ở tình trạng dư thừa thanh khoản trong thời gian dài, cần sử dụng nguồn thanh khoản thừa để kiếm lời và đáp ứng được cho nhu cầu trong thanh khoản trong tương lai.
Tỷ số cho vay/tổng tài sản và tỷ số cho vay/tiền gửi phản ánh mức độ tài sản có và tiền gửi được sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Kết quả cho thấy khi tỷ lệ này cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng được cải thiện. Trong Tổng tài sản Có của ngân hàng thì tài sản tín dụng tạo ra lợi nhuận nhiều nhất nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất. Đa số các ngân hàng có tỷ lệ cho vay ở mức hợp lý để đảm bảo có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng và đầu tư vào các tài sản khác phân tán rủi ro, góp phần nâng cao năng lực thanh tốn của ngân hàng và bảo tồn được ngân quỹ.
57
Logarit tự nhiên của Tổng tài sản là chỉ tiêu được sử dụng để đo lường quy mô hoạt động của các ngân hàng (nhằm làm căn cứ xác định nhân tố SIZE ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của Ngân hàng). Một ngân hàng có tài sản cao, tức quy mô hoạt động càng lớn, ngân hàng cũng sẽ tạo được vùng đệm an toàn tốt hơn, rủi ro kinh doanh thấp hơn. Với quy mô lớn, ngân hàng sẽ tạo ra sự quan tâm, tin tưởng của khách hàng từ đó làm gia tăng khả năng huy động nguồn vốn kinh doanh, giúp ngân hàng mở rộng đa dạng hóa các nghiệp vụ dịch vụ ngân hàng, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, kết quả kinh doanh sẽ hiệu quả hơn. Điều này phù hợp với lý thuyết lợi thế theo quy mơ. Kết quả định lượng mơ hình hồi quy, ta khẳng định chấp nhận giả thuyết: Quy mơ ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng.
Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ an toàn vốn và ROA, lẽ dĩ nhiên với nguồn vốn tự có nội bộ chủ động dồi dào, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho các chiến lược kinh doanh và dự án phát triển. Thật vậy, vốn chủ sở hữu mang đến rất nhiều lợi ích như: gia tăng tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo lập niềm tin về thương hiệu cho ngân hàng, nâng cao sức mạnh tài chính và năng lực cạnh tranh, điều tiết hài hòa tốc độ tăng trưởng, và là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất so với các bộ phận vốn khác giúp ngân hàng trụ vững trên thị trưởng tài chính ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Còn đối với biến GDP và INF, kết quả hồi quy trong nghiên cứu này khơng có ý nghĩa thống kê nên ta chưa có đủ chứng cứ để kết luận gì chiều hướng tác động thực sự của chúng đến kết quả hoạt động của ngân hàng thương mại.
Tổng kết lại, với những nhận định về các nhân tố trên, ta có thể khẳng định rằng:
58
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản có tác động đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Dựa trên mối tương quan thuận hay nghịch chiều giữa các nhân tố với kết quả hoạt động, các nhà quản trị ngân hàng nên cân nhắc và có những chính sách phát triển phù hợp làm tăng kết quả hoạt động của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập với tiến trình phát triển của thế giới.
4.2. Một số đề xuất đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh kết quả hoạt động kinh doanh
Nâng cao tăng trưởng tín dụng
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại tập trung đẩy mạnh tín dụng, liên tục đưa ra các chương trình tín dụng với mức lãi suất ưu đãi, hướng tín dụng vào các lĩnh vực hỗ trợ tích cực cho phát triển kinh tế, nhất là các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, các dự án có hiệu quả, giảm tín dụng vào lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro như kinh doanh bất động sản, giảm lãi suất của các khoản vay cũ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay… Ngoài ra, thuận lợi cho các ngân hàng thương mại là Ngân hàng nhà nước đã điều hành linh hoạt để giảm mạnh mặt bằng lãi suất cho vay; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện các giải pháp tín dụng, lãi suất để thúc đẩy dịng vốn tín dụng.
Thực tế cho thấy một trong những điểm nổi bật của ngân hàng thương mại trong năm qua là nợ xấu ngày càng tăng. Trả lời trước Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đưa ra con số gần 10%. Vài tháng trước đó, cơng chúng mới chỉ quen với con số khoảng 3,4%. Sự đột
59
biến trên được giải thích từ cơ chế giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước, khác với báo cáo của các tổ chức tín dụng. Nhiều giải pháp đã và đang triển khai, đang tiếp tục nghiên cứu. Đáng chú ý nhất là phương án thành lập công ty quản lý tài sản (VAMC) với quy mô khoảng 100 nghìn tỷ đồng với nhiều tranh luận. Tích tụ từ những năm trước, bắt đầu nổi cộm trong 2012 và nợ xấu sẽ vẫn tiếp tục là khó khăn lớn trong 2013, thậm chí dự kiến phải đến 2015 mới có thể xử lý gọn gàng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng đi đối với chất lượng tín dụng để ngân hàng phải kiểm sốt được rủi ro tín dụng và phịng ngừa chúng, hạn chế tối đa xảy ra rủi ro, đồng thời đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu trong thời gian tới để mục đích đến năm 2015 phát triển được hệ thống ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc.
Quản trị thanh khoản tốt hạn chế rủi ro thanh khoản đảm bảo an toàn hoạt động, tạo nền tảng vững chắc đẩy mạnh kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Quản lý rủi ro thanh khoản không đơn thuần chỉ là vấn đề của các dòng tiền, vấn đề cơ cấu của tài sản Nợ - Có trên bảng cân đối tài sản mà nó chính là hoạt động quản trị của một ngân hàng thương mại. Vì thế, các Ngân hàng thương mại cần hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản, chủ động xây dựng chính sách khung về quản lý rủi ro thanh khoản, thiết lập các quy trình cụ thể nhằm xác định, đo lường, kiểm soát các rủi ro về thanh khoản có thể xảy ra. Các ngân hàng cần có được khả năng dự báo với độ chính xác cao các luồng tiền vào, luồng tiền ra, đặc biệt là các luồng tiền liên quan tới các cam kết ngoại bảng và các nghĩa vụ tài sản nợ để chủ động đưa ra kế hoạch hoạt động trong các tình huống bất ngờ. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng cần hiểu rõ mối quan hệ hữu quan giữa các loại rủi ro như rủi ro tín
60
dụng, rủi ro tỷ giá... với rủi ro thanh khoản để có được định hướng đúng đắn trong việc hoạch định chính sách kinh doanh của mình.
Thực hiện việc cơ cấu lại tài sản nợ và tài sản có cho phù hợp. Đây là
cơng việc hết sức quan trọng để quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM. Các ngân hàng cần xem lại cơ cấu danh mục tài sản nợ, tài sản có cho phù hợp, nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro có thể xảy ra, đó là cơ cấu lại nguồn vốn huy động và cho vay trên thị trường; cơ cấu lại dư nợ cho vay ngắn hạn với cho vay trung hạn, giữa nguồn huy động ngắn hạn dùng để cho vay trung, dài hạn, thực hiện tốt quản lý rủi ro kỳ hạn.
Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ (bao gồm tiền mặt trong ngân hàng, tiền gửi tại Ngân hàng Trung ương và các tài sản có tính lỏng cao khác). Việc kết hợp giữa dự trữ sơ cấp và dự trữ thứ cấp sẽ giúp ngân hàng chủ động vừa đối phó với rủi ro thanh khoản vừa có thu nhập hợp lý. Ngồi ra, điều chỉnh cơ cấu và hạn chế cho vay vào những lĩnh vực nhạy cảm, nhiều