Các biến kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3. Đo lường các biến

1.3.3. Các biến kiểm soát

1.3.3.1 Nhân tố Quy mô (Size)

Để phân biệt các ngân hàng có quy mơ khác nhau, ta thường dựa vào hai tiêu chí: một là tiêu chí định tính và hai là tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của ngân hàng như trình độ chun mơn hóa, năng lực quản lý, ứng dụng cơng nghệ hiện đại, v.v…Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của các ngân hàng nhưng thường rất khó xác định rõ ràng trên thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các chỉ tiêu như: số lượng nhân sự, tổng giá trị tài sản, giá trị vốn, doanh thu hay lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong kỳ nghiên cứu, v.v…

Dựa trên nền tảng những nghiên cứu trước đây, quy mô ngân hàng được đo lường bằng ln(Tổng tài sản) và tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của Ngân hàng. Cho rằng những ngân hàng có quy mơ lớn có thể có được lợi nhuận cao do hiệu quả kinh tế theo quy mơ.

1.3.3.2 Mức độ an tồn vốn (Capital Adequacy)

Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng địi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của Ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Dựa trên các nghiên cứu trước đây, tỷ lệ này được xác định:

Mức độ an tồn vốn = Vốn tự có/Tổng tài sản Có

Vốn tự có của ngân hàng là nguồn vốn có tính ổn định cao nhất so với các nguồn vốn khác, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh (thơng thường từ 10% đến 15%), tuy nhiên nó lại giữ một vai trị rất quan trọng:

- Vốn tự có cung cấp nguồn lực cho ngân hàng hoạt động trong thời gian mới bắt đầu hoạt động, là thời gian mà ngân hàng chưa nhận được tiền

29

gửi từ khách hàng. Nguồn vốn này đóng vai trị là tấm đệm giúp ngân hàng chống đỡ khi rủi ro phát sinh.

- Là cơ sở để hình thành nên các nguồn vốn khác của ngân hàng, đồng thời tạo nên uy tín ban đầu, duy trì niềm tin của cơng chúng vào ngân hàng.

- Vốn tự có quyết định quy mô hoạt động, là nền tảng cho sự tăng trưởng của ngân hàng.

Ngoài ra, các ngân hàng sử dụng vốn tự có để cho vay, hùn vốn hoặc đầu tư chứng khoán nhằm mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

1.3.3.3 Nhân tố Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Trong kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic

Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được

sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia được xét trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Ngoài ra, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội là phần trăm thay đổi hàng năm của sản phẩm trong nước. Như vậy, GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Nó cũng chính là thước đo cho tình trạng kinh tế của một quốc gia.

Về cơ sở thực tiễn, trong giai đoạn đất nước có GDP tăng trưởng thì nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá nhiều, dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào. Đây dường như là những bước đệm thuận lợi cho các ngân hàng thương mại gia tăng trong việc huy động vốn (nhất là thông qua

kênh vay nợ). Hơn nữa, cơng trình nghiên cứu của Naser A.Y.Tabari và các

cộng sự (2013), nghiên cứu Sehrish Gul và các cộng sự (2011) cũng đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ đồng biến giữa GDP và kết quả hoạt động của Ngân hàng.

30

1.3.3.4 Nhân tố Lạm phát (Inflation)

Thuật ngữ “lạm phát” được dùng để chỉ sự tăng lên mức giá chung của nền kinh tế theo thời gian. Trong một nền kinh tế, lạm phát còn được hiểu như là sự mất mát giá trị thị trường hoặc vấn đề suy giảm sức mua của đồng tiền. Hay nói đúng hơn, đây chính là tình trạng lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi một quốc gia2.

Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có những đặc trưng là:

- Hiện tượng gia tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền bị mất giá.

- Mức giá cả chung tăng lên

Chính vì vậy, khi tính tốn mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả. Chỉ số giá cả thường được sử dụng nhất là chỉ số giá tiêu dùng (consumer price index – CPI). Chỉ số này phản ánh mức thay đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ thể. Thơng thường các nhóm chính trong giỏ hàng hóa là thực phẩm, quần áo, nhà cửa, chất đốt, vận tải và y tế.

Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế vì nó có tác dụng làm tăng khối tiền tệ trong lưu thông, cung cấp thêm vốn cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm cho hoạt động của hệ thống tín dụng rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi trong xã hội bị sụt giảm nhanh chóng, nhiều ngân hàng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

31

Lạm phát ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống kinh tế - xã hội và nhà nước phải áp dụng những biện pháp thích hợp để kiềm chế, kiểm sốt lạm phát.

Xét về mối tương quan, các nghiên cứu trước đây đã kết luận rằng lạm phát có tác động đồng biến với kết quả hoạt động của Ngân hàng.

Tóm lại, dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết, ta đưa ra các biến độc lập ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Các biến được xem xét: tốc độ tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản (được đo lường qua 4 tỷ số : tỷ số trạng thái tiền mặt, chứng khốn có tính thanh khoản, cho vay/tổng tài sản, cho vay/tổng tiền gửi), quy mơ ngân hàng, mức độ an tồn vốn, tốc độ tăng trưởng GDP và lạm phát.

1.4 Phát biểu giả thuyết nghiên cứu

Sau khi tổng quan kết quả các nghiên cứu trước đây và thực tiễn điều kiện Việt Nam, đề tài đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sau:

H1: Tốc độ tăng trưởng tín dụng tác động cùng chiều (hoặc ngược chiều) với kết quả hoạt động

H2: Tỷ số trạng thái tiền mặt tác động ngược chiều với kết quả hoạt động H3: Tỷ số chứng khốn có tính thanh khoản tác động ngược chiều với kết quả hoạt động.

H4: Tỷ số cho vay/tổng tài sản tác động cùng chiều với kết quả hoạt động H5: Tỷ số cho vay/tiền gửi khách hàng tác động cùng chiều với kết quả hoạt động

H6: Biến quy mô tác động cùng chiều với kết quả hoạt động

H7: Mức độ an toàn vốn tác động cùng chiều với kết quả hoạt động H8: Tốc độ tăng trưởng GDP tác động cùng chiều với kết quả hoạt động H9: Nhân tố lạm phát tác động cùng chiều với kết quả hoạt động.

32

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nhìn chung, qua chương 1, đề tài đã giới thiệu khái quát về các thuật ngữ: kết quả hoạt động của Ngân hàng thương mại, tốc độ tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản.

Kế tiếp, chương 1 trình bày tổng quan các nghiên cứu về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng trên thế giới như nghiên cứu của Naser A.Y. Tabari và các cộng sự (2013), nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011), Sehrish Gul và các cộng sự (2011), K.rama M. Rao và Tekeste B. Lakew (2012), nghiên cứu của Daniel Foos và các cộng sự (2010).

Ngoài ra, đề tài cũng đã phác thảo sơ bộ về các nhân tố tác động đến kết quả hoạt động ngân hàng như: Tốc độ tăng trưởng tín dụng (Loan

growth), Rủi ro thanh khoản (Liquidity Risk), Quy mô (Size), Mức độ an toàn

vốn (Capital Adequacy), Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và Lạm phát (Inflation); cũng như chiều hướng tác động của chúng đã được thực nghiệm tại các quốc gia khác và đưa ra giả thuyết trong nghiên cứu này.

Qua nền tảng lý thuyết trên, chương kế tiếp ta sẽ tiến hành xem xét tổng quan ngành ngân hàng thương mại Việt Nam và thực trạng tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

-

33

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG, RỦI RO THANH KHOẢN VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI

CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

  

2.1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Ngân hàng thương mại hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài gắn liền với sự phát triển của nhiều hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại gắn liền với quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Khi quy mô các hoạt động kinh tế gia tăng, hoạt động ngoại thương được mở rộng. Kết quả của quá trình phát triển kinh tế là sự gia tăng mức tiết kiệm và nhu cầu vốn để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại.

Hịa mình vào dịng chảy của thế giới, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên hai mươi năm (kể từ

đầu thập niên 1990 cho đến nay). Các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cung

ứng vốn cho rất nhiều các dự án đầu tư kinh doanh của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Thật vậy, với vai trị là kênh dẫn vốn hữu ích từ người tiết kiệm đến người đi vay theo nguyên tắc thị trường, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam về cơ bản thực chất là một hình thức hoạt động thương mại. Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ thương mại này khơng phải là hàng hóa vật chất thơng thường mà là các tài sản tài chính: đó là sự tin tưởng, những hợp đồng, những cam kết, những lời hứa được mang ra giao dịch trao đổi,

v.v…. Đồng thời, các ngân hàng cũng giúp thị trường tài chính tránh khỏi việc ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng tích cực góp phần vào việc thăng

34

bằng cung cầu, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả, v.v…

Trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vả, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia

tăng, mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng,…), chất lượng hoạt động và

hiệu quả trong kinh doanh cũng có xu hướng ngày càng nâng cao hơn.

Hình 2.1: Cấu trúc hệ thống NHTM ở Việt Nam qua các năm

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bách khoa toàn thư (Danh sách các NHTM tại Việt Nam- Học viên tổng hợp và vẽ hình)

Nhìn vào hình 2.1, ta nhận thấy rằng số lượng các ngân hàng thương mại Việt Nam biến động thăng trầm qua các năm, có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng có lúc đứng n khơng đổi (trong đó dao động mạnh nhất là các ngân

hàng thương mại cổ phần). Vào năm 1991, Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng

thương mại (4 ngân hàng thương mại nhà nước, 4 ngân hàng thương mại cổ

phần, 1 ngân hàng thương mại liên doanh, chưa có ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài). Tiếp theo những năm sau đó, hệ thống văn bản quy

35

nước và luật các tổ chức tín dụng ra đời và thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng, giúp hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “thay da đổi thịt” với sự gia tăng số lượng các ngân hàng thương mại qua các năm (nhất là ngân

hàng thương mại cổ phần: từ 4 ngân hàng thương mại cổ phần vào năm 1991 đã tăng lên đến 41 ngân hàng thương mại cổ phần vào năm 1993). Tuy nhiên,

trên thực tế hiện nay, số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Thật vậy, nếu như vào năm 1997 (thời điểm đánh

dấu cuộc khủng hoảng tài chính Đơng Á nổ ra), có tới 51 ngân hàng thương

mại cổ phần (ngưỡng điểm cao nhất trong tồn bộ q trình phát triển) thì đến năm 2005 chỉ còn lại 37 và đến cuối thời điểm năm 2012 là 34 ngân hàng thương mại cổ phần. Điều đặc biệt đáng chú ý là mơ hình ngân hàng thương mại cổ phần nơng thơn đã hồn toàn biến mất. Về ngân hàng thương mại Nhà nước: khởi điểm là 4 ngân hàng vào năm 1991 và tăng lên đến 5 ngân hàng vào năm 1997, sau đó duy trì ổn định số lượng này cho đến hiện nay. Về ngân

hàng thương mại liên doanh: năm 1991 thành lập 1 ngân hàng thương mại liên doanh, đến năm 2010 là 5 ngân hàng thương mại liên doanh, và 2012 đã giảm chỉ còn 4 ngân hàng thương mại liên doanh. Riêng đối với ngân hàng

thương mại 100% vốn nước ngồi, loại hình này được ra đời ở Việt Nam vào năm 2008 với số lượng là 5 ngân hàng (ngưỡng điểm này được duy trì khơng đổi qua các năm sau đó và kéo dài như vậy cho đến tận ngày hôm nay).

Song song đó, vấn đề các ngân hàng đua tranh nhau trong thời điểm ban đầu cũng đã tạo ra rất nhiều hệ lụy. Đó cũng chính là ngun nhân chủ chốt dẫn đến sự ra đời của đề án tái cấu trúc các ngân hàng. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tổng kết lại, đến thời điểm cuối năm 2012, cơ cấu ngân hàng thương mại Việt Nam còn 48 ngân hàng (5 ngân hàng thương mại nhà

nước, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng thương mại liên doanh, và 5 ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài).

36

Mặt khác, động thái của ngân hàng Nhà nước khi yêu cầu tăng vốn tối thiểu trong các ngân hàng thương mại lên 3.000 tỷ đồng và các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng ngày càng siết chặt, khiến cho câu chuyện tái cơ cấu, giải thể, sáp nhập ngân hàng đang trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết.

Nhìn chung, dù rằng cịn nhiều khiếm khuyết, nhưng sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức trong tương lai. Hơn nữa, sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự được hoàn thiện và dự báo sẽ trở thành những định chế tài chính khơng thể nào thiếu được trên sân chơi cộng hưởng tồn cầu.

2.2. Thực trạng tăng trưởng tín dụng, rủi ro thanh khoản và kết quả hoạt động tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần (lấy từ mẫu nghiên cứu 32 động tại các Ngân hàng Thương mại cổ phần (lấy từ mẫu nghiên cứu 32 NHTM)

2.2.1 Thực trạng tăng trưởng tín dụng các Ngân hàng thương mại cổ phần từ năm 2008-2012 phần từ năm 2008-2012

Bảng 2.1: Thống kê mô tả tốc độ tăng trưởng tín dụng các Ngân hàng thương mại từ năm 2008-2012

ĐVT: % Loan growth Mean Std.Dev Min Max

2008 0.2271875 0.2857953 -0.32 1.17

2009 0.6706794 0.4197639 0.1786577 1.678546

2010 0.3928786 0.3037548 0.046479 1.208747

2011 0.1993553 0.2625867 -0.1300787 1.234807

2012 0.2856619 0.3820216 -0.3760092 1.526163

37

Qua bảng thống kê mô tả trên, ta thấy được tỷ lệ tăng trưởng tín dụng năm 2008 là 22,72%, tăng trưởng dư nợ tín dụng rất mạnh vào năm 2009 với tỷ lệ 67% và sau đó giảm dần vào 2010 và 2011, năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng tín dụng là 28,57%. Trong năm này, mặc dù hệ thống ngân hàng nói chung có đủ khả năng thanh khoản, các ngân hàng yếu kém vẫn tiếp tục gặp khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng tín dụng và rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)