Các yếu tố tác động đến hệ thống chính trị cơ sở

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 35 - 43)

Từ khái niệm vừa đưa ra trên, ta có thể xem xét đến sự tồn tại, vận động, biến đổi của hệ thống chính trị diễn ra trên thực tế rất đa dạng. Và tính đa dạng của hệ thống chính trị tuỳ thuộc vào các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến:

1.3.1. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống chính trị quốc gia là địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử. Ví dụ, Anh, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản…, các nước khác nhau ở các khu vực khác nhau có những sự khác biệt nhất định trong quá trình hình thành và tác động của các hệ thống chính trị [ 33, tr8]. Chính những điều kiện khác nhau này hình thành nên các quyền và các chuẩn mực xã hội khác nhau. Các quyền và các chuẩn mực xã hội đó phân biệt các hệ thống chính trị của các nước, các thời đại khác nhau. Trình độ phát triển kinh tế; tương quan giữa các lực lượng chính trị đang hiện diện; yếu tố lịch sử truyền thống văn hố;...

Hệ thống chính trị là một hiện tượng lịch sử chỉ tồn tại trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định trong xã hội có giai cấp và hình thành nhà nước. Kết cấu hệ thống chính trị khơng phải theo ý muốn chủ quan của một giai cấp nào, mà do điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội quy định. Trình độ phát triển kinh tế quốc gia quy định kết cấu xã hội - giai cấp, quy định thành phần tham gia hệ thống chính trị theo dịng chảy chủ đạo (xu hướng chính) của nền kinh tế quốc gia đang vận hành. Vì chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế. Hơn nữa, sự tồn tại của các giai cấp với sức mạnh kinh tế của chúng sẽ tạo nên nền tảng xã hội của các lực lượng chính trị tương ứng.

Sự hiện diện của các lực lượng chính trị và mối tương quan lực lượng giữa chúng. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp việc thiết lập hệ thống chính trị theo mơ hình đa đảng hay một đảng trên thực tế. Song mối tương quan lực lượng đó có thể bị quy định bởi nhiều khía cạnh: các yếu tố bên trong hoặc bên ngoài đất nước, đặc biệt lại càng rõ trong xu thế tồn cầu hố ngày nay; sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự, mức độ ủng hộ của các tầng lớp nhân dân...

Cùng với sự trưởng thành của ý thức cơng dân thì truyền thống, thói quen, lịch sử văn hố chính trị của dân tộc quốc gia là yếu tố khách quan tạo nên diện mạo bản sắc về hệ thống chính trị của mỗi quốc gia, mỗi địa phương,

vùng miền…

1.3.2. Các yếu tố chủ quan

Sự trưởng thành, năng lực và bản lĩnh chính trị của các đảng chính trị. Đây là yếu tố rất quan trọng liên quan đến sinh mệnh đảng chính trị, nó được xem là thước đo tổng hợp đánh giá mức độ uy tín đích thực của đảng chính trị trước dân chúng như thế nào. Hơn nữa, nếu trong quá trình hoạt động có sự biểu thị lợi ích của giai cấp, của đảng chính trị đồng thuận với lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội thì sẽ phát huy tốt và nhờ nó mà việc thiết lập, củng cố vững chắc nền tảng chính trị - xã hội của đảng chính trị. Điều này hồn tồn từ xuất phát điểm, cũng như là hệ quả của sự nỗ lực, trưởng thành nhân tố chủ quan của đảng chính trị mà có.

Sự tương đồng về tư tưởng của các đảng chính trị: nếu việc tìm kiếm và tạo dựng sự tương đồng về tư tưởng, quan điểm của các đảng chính trị càng lớn thì dễ dàng chấp nhận nhau, cùng chia sẽ quyền lực chính trị và ngược lại.

Có thể nói, các nhân tố khách quan và chủ quan thường xuyên tác động đến quá trình hình thành và biến đổi của hệ thống chính trị trong mỗi thời kỳ, cũng như quyết định hình thái tồn tại hệ thống chính trị. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố tác động đến hệ thống chính trị như đã nêu trên đặt trong hồn cảnh lịch sử cụ thể, nó bao giờ cũng mang giá trị thực tiễn sâu sắc trong q trình xây dựng hệ thống chính trị nói chung và cấp cơ sở nói riêng.

Như vậy, theo lơgíc của tư duy có thể thấy hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là một chỉnh thể bao gồm Nhà nước chun chính vơ sản, Đảng Cộng sản cùng các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp ở các cấp độ và mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố đó theo chức năng nhiệm vụ nhằm đảm bảo quyền lực của nhân dân lao động.

Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa chính là hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội mà nhờ đó, nhân dân lao động thực thi quyền lực của mình trong

xã hội. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay bao gồm các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội tham gia vào Mặt trận với tư cách là những thành viên như Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… Về mặt tổ chức được xác định như vậy cho thấy nhiều tổ chức xã hội có vai trị chính trị đáng kể và thậm chí thường xun có đại biểu trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, nhưng không phải là thành viên độc lập của hệ thống chính trị, mà chỉ tham gia hệ thống chính trị với tư cách thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (một liên minh chính trị rộng, thống nhất của dân tộc tập hợp lực lượng thực hiện đại đoàn kết dân tộc, hiệp thương chính trị, hợp tác và hỗ trợ phát triển xã hội).

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG.

2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN- XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bình Dương được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1997 trên cơ sở chia tách tỉnh Sơng Bé thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước theo Nghị quyết của Quốc hội khóa IX ngày 06 tháng 11 năm 1996. Tại thời điểm này, Bình Dương chỉ có 04 huyện, thị xã với diện tích 2.694,43km2.

Hiện nay, Thuận An là một trong 09 đơn vị hành chính của tỉnh Bình Dương, trong đó 01 thành phố (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên, Bến Cát) và 4 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Un), phía Đơng giáp thị xã Dĩ An (tỉnh Bình Dương), phía Tây giáp quận 12 và huyện Hốc Mơn, phía Nam giáp quận Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh); phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Thuận An nằm sát ngay cửa ngõ phía bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Trong hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thuận An là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, đã xây dựng Chiến khu Thuận An Hòa là một trong những căn cứ cách mạng lớn của tỉnh, là nơi tổ chức, chỉ huy, xây dựng và phát triển lực lượng chiến đấu của các cơ quan, đơn vị trong và ngồi tỉnh góp phần quan trọng vào các thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Mậu Thân 1968, chiến dịch Nguyễn Huệ 1972 và nhất là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975 giải phóng hồn tồn miền Nam, thống nhất đất nước. Sau năm 1975, Thuận An đã không ngừng thay đổi, vươn lên cùng với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước và đạt nhiều thành tựu quan trọng. Thị xã Thuận An được biết đến là vùng đất giàu tiềm năng về các loại cây ăn trái đặc sản và phát triển mạnh với

ngành nghề gốm sứ, điêu khắc gỗ truyền thống.

Tháng 8/1999, thực hiện Nghị định số 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ, huyện được chia tách thành huyện Thuận An và huyện Dĩ An, trong đó, huyện Thuận An có 10 đơn vị hành chính (08 xã và 02 thị trấn), 56 khu phố, ấp, dân số toàn huyện tại thời điểm này là 361.604 người

Ngày 13/01/2011, thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ, huyện được nâng lên thành thị xã với 10 đơn vị hành chính (07 phường và 03 xã), dân số 381.439 người người. Địa giới hành chính của thị xã đã tạo cho Thuận An có vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và lưu chuyển hàng hóa giữa các vùng trong khu vực.

Thuận An có diện tích tự nhiên là 84,26 km2 địa hình tương đối bằng phẳng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương, Thuận An có ưu thế về đất đai để phát triển công nghiệp - dịch vụ - thương mại. Trong cơ cấu phát triển kinh tế, vùng đất phía tây gồm các phường Bình Nhâm, Hưng Định, An Thạnh, An Sơn, thị xã chủ trương phát triển nông nghiệp và vườn cây ăn trái, vùng ven sơng Sài Gịn như Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Hưng Định, An Sơn phát triển du lịch sinh thái. Vùng đất phía đơng như phường Bình Hịa, An Phú, Thuận Giao, Vĩnh Phú thuận lợi cho xây dựng và quy hoạch các cụm công nghiệp. Ở Thuận An, nguồn tài nguyên không nhiều, chủ yếu là đất sét phục vụ cho nghề sản xuất gốm sứ (nghề truyền thống của tỉnh Bình Dương).

Thuận An nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới vùng Đơng Nam Bộ, khí hậu mang đầy đủ sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo, phân hóa rõ rệt giữa hai mùa (mùa mưa và mùa khô) vừa tạo điều kiện thuận lợi, vừa gây nên khơng ít khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

Thuận An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Bình Dương, có nhiều lợi thế về mặt địa lý, trên địa bàn thị xã có các tuyến đường giao thơng chính là DT 745, Đại lộ tỉnh Bình Dương cùng hệ thống đường

liên thị xã, liên phường khá phong phú tạo thành một mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa. Cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện, mạng lưới điện phủ khắp đều thị xã, thông tin liên lạc thông suốt.

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, Thuận An được quy hoạch là thị xã phát triển thành Trung tâm kinh tế công nghiệp của tỉnh Bình Dương và thực hiện thu hút đầu tư. Đây là cơ hội lớn cho Thuận An phát triển kinh tế - xã hội. Vận dụng sáng tạo chủ trương đổi mới của Đảng, trong nông nghiệp Thuận An từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra khối lượng hàng hóa ngày càng lớn tham gia thị trường, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất cho người lao động. Với các chính sách ưu đãi, mời gọi đầu tư, các tập đoàn kinh tế, các doanh nhiệp trong và ngoài nước lần lượt hội tụ về Thuận An sánh vai cùng đưa Thuận An đi lên, trở thành một thị xã công nghiệp đầu tiên phát triển mạnh của tỉnh Bình Dương.

Đến năm 2005, tồn thị xã Thuận An hiện có 03 khu cơng nghiệp (Việt Nam - Singapore, Việt Hương, Đồng An) và 02 cụm công nghiệp (Bình Chuẩn, An Thạnh) tập trung, thu hút 2.368 doanh nghiệp trong và ngoài nước; số doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 400 doanh nghiệp (Trong đó, khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore được

đánh giá hạ tầng hiện đại và tốt nhất với diện tích quy hoạch 500ha, có tổng dự án đầu tư là 893 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 32.000 lao động).

Song song với phát triển công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cũng phát triển mạnh đặc biệt là ngành gốm sứ (Minh Long I, Minh Long

II, Cường Phát…). Bên cạnh đó, trong q trình phát triển cơng nghiệp, thị xã

chú trọng cơng tác đào tạo nhân lực, trước hết là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Kinh tế phát triển tạo điều kiện cho Thuận An đẩy mạnh ngành đầu tư xây dựng cơ bản như đường giao thông, trường học, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, cơng tác đền ơn đáp nghĩa, giảm nghèo, giải

quyết việc làm đều được quan tâm.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển theo đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa và thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Thuận An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng an ninh, xây dựng đảng, vận động nhân dân; Giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế - xã hội thị Thuận An có những chuyển biến tích cực, đạt được những thành tựu nổi bật: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 11,7%/năm; Giá trị tổng mức bán lẽ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng bình quân 22%/năm; Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình qn 1,7%/năm; Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 8,1%/năm; Tổng chi ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 6,1%/năm; Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn khoảng 69.030 tỷ đồng (tăng 18,61%/năm); Tốc độ tăng dân số bình quân 4,1%/năm; Tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới của tỉnh) giảm còn lại 0,6% (chỉ tiêu < 1%). Cơ cấu kinh tế của thị xã Thuận An trong những năm qua tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa tốc độ tăng chậm dần đều, tốc độ phát triển dịch vụ tăng nhanh, nông nghiệp giảm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng định hướng và phù hợp với cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [59, tr2].

Có được kết quả trên là do sự đồng tâm hiệp lực của Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân trong thị xã. Đó là sự thành cơng của đường lối, chủ trương đúng đắn vì dân và hợp lịng dân. Thành tựu đó cịn bắt nguồn từ truyền thống đồn kết, yêu nước và cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, cần cù vượt khó, khơng cam chịu đói nghèo của nhân dân Thuận An đã được thử thách và khẳng định qua nhiều năm tháng cam go.

Những thành tựu và kinh nghiệm trong 40 năm qua là tài sản vô sung quý báu của Đảng bộ và nhân dân Thuận An trong hiện tại và tương lai. Đó là nền tảng vững chắc, là tiền đề tạo nên sức mạnh cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thuận An viết tiếp những trang sử vẻ vang trong công cuộc đổi mới - cơng

cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh Bình Dương, Đảng bộ và nhân dân thị xã Thuận An tiếp tục đoàn kết xây dựng thị xã Thuận An ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với lịch sử và cách mạng của vùng đất - con người Thuận An anh hung [22, tr10].

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w