Phương hướng cơ bản hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 71 - 80)

LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã đánh giá được thực trạng yếu kém hiện nay của hệ thống chính trị cơ sở: "Bất cập trong cơng tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đồn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chưa được xác định rành mạch, trách nhiệm khơng rõ; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá" [27, tr.166]; “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức trong hệ thống chính trị, đồng thời xây dựng mối quan hệ đồn kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, được dân tin cậy” [27, tr.167].

Tổng hợp những thành tựu đã đạt được, đồng thời phân tích làm rõ thêm những tồn tại, hạn chế cũng như các nguyên nhân của những hạn chế trong thực tế hiện nay của hệ thống chính trị nói chung và hệ thống chính trị cơ sở nói riêng. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Kết luận số 64 - KL/TW, ngày 28 tháng 5 năm 2013 về "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hồn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, trong đó nhấn mạnh mục tiêu "Xây dựng bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù

hợp với chức năng, nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, cơng chức có số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị và có tiền lương, thu nhập đảm bảo cuộc sống".

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về “Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”; Nghị quyết Trung ương 6 (khoá X) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên” và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ X đã đề ra các mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng bộ, chính quyền hiệu lực, hiệu quả và phát huy sức mạnh đại đồn kết.

Trên cơ sở đó Văn kiện Đại hội Đảng bộ thị xã Thuận An lần thứ XI đã xác định phương hướng, mục tiêu của việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở là làm cho bộ máy lãnh đạo, quản lý thực sự trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, có đủ năng lực thực thi nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý cộng đồng một cách có hiệu lực, hiệu quả, vừa đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, vừa phát huy vai trị, trách nhiệm của bộ máy chính quyền và đồn thể trong tình hình mới. Vì vậy, để tiếp tục củng cố, kiện toàn và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị ở thị xã Thuận An hiện những nội dung cơ bản sau đây:

3.1.1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao chất lượng tổ chức sinh hoạt đảng, xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh [59, tr.38].

Thứ nhất, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình mới.

- Triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Đảng đầy đủ, đạt yêu cầu; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng. Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền nhằm tăng tính thuyết phục, hiệu quả của cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng trong tình hình mới, trong đó chú ý tăng cường cơng tác tun truyền về quốc phịng - an ninh, biên giới, biển đảo, giáo dục lý tưởng cách mạng nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhằm làm thất bại âm mưu hoạt động “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa. Chống tự diễn biến và tự chuyển hóa trong nội bộ.

-Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với việc

“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo các chuyên đề hàng năm.

-Tăng cường sự đồng thuận và đồng hành cao trong nội bộ và nhân dân

cùng với quyết tâm chính trị, nhất là xây dựng đơ thị Thuận An đạt tiêu chí loại II và xây dựng nếp sống đơ thị theo hướng văn minh, bền vững.

-Phát huy dân chủ thông qua phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc và các đồn thể chính trị trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; đấu tranh ngăn chặn suy thối về tư tưởng, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp xã hội.

Thứ hai, tiếp tục kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp ủy, tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đảng viên.

-Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhóm giải pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm sau đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện

nay”.

-Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức Đảng, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các loại hình tổ chức - cơ sở

đảng. Giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh hàng năm. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xây dựng tổ chức đảng, đồn thể chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước, khu nhà trọ có đơng công nhân lao động.

-Quan tâm chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban bí thư Trung ương, tăng cường quản lý, phát triển đảng viên, trong đó chú trọng đối tượng trong đồn viên, lực lượng dân quân, lực lượng dự bị động viên, lĩnh vực y tế, giáo dục, trong công nhân - người lao động, cán bộ xã - phường và khu phố, ấp. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% các trường học công lập từ mẫu giáo-mầm non trở lên và các trạm y tế đều có tổ chức đảng. Nâng dần tỷ lệ trưởng khu phố - ấp là đảng viên, Chi ủy viên hướng tới Bí thư hoặc Phó bí thư chi bộ.

-Thực hiện có hiệu quả cơng tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí cán bộ theo hướng động và mở; trẻ hóa dần đội ngũ cán bộ từ thị xã đến cơ sở. Phân cơng bố trí cán bộ đúng u cầu nhiệm vụ và phù hợp với khả năng trình độ, tạo điều kiện cho cán bộ học tập chính trị, chun mơn nghiệp vụ để nâng cao nhận thức và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo quy định. Coi trọng cơng tác bảo vệ chính trị nội bộ.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tập trung kiểm tra, giám sát về việc tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu.

-Nâng cao nhận thức về mục đích, vai trị cơng tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng cho tổ chức đảng các cấp và cán bộ đảng viên theo tinh thần Nghị quyết số 14-NQ/TW về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng.

-Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng phục vụ hiệu quả việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng đảng của Đảng bộ.

-Xây dựng Ủy ban Kiểm tra và đội ngũ cán bộ kiểm tra thị xã và cơ sở ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo qui định của điều lệ Đảng, đủ sức tham mưu cho cấp ủy và thực hiện các nhiệm vụ do cấp ủy giao.

Thực tiễn những năm qua cho thấy, nếu nơi nào để xảy ra tình trạng bng lỏng lãnh đạo của cấp uỷ đảng cơ sở, sự kéo dài tình trạng yếu kém ở hệ thống chính trị cơ sở thì đều gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới sự ổn định và phát triển, làm chậm tốc độ và hiệu quả của công cuộc đổi mới.

Hơn nữa, mọi sự ổn định bền vững của chế độ đều bắt đầu từ ổn định ở cơ sở. Mọi sự rối loạn, mất ổn định, làm đổ vỡ chế độ cũng bắt đầu từ sự mất ổn định ở cơ sở. Thực tế đó càng cho thấy sự cần thiết, bức xúc của việc củng cố, xây dựng và phát triển cơ sở, đồng thời đã đến lúc phải có giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực của thống chính trị cơ sở. Như thế, muốn tạo ra sự ổn định chính trị - xã hội từ cơ sở đến địa phương và cả nước thì phải ra sức củng cố và hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở, tức là phải đổi mới và nâng cao chất lượng của nó.

Hồn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trong điều kiện hiện nay phải được coi là mắt xích xung yếu nhất, là khâu đột phá của đổi mới hệ thống chính trị trên phạm vi cả nước. Mọi dấu hiệu mất ổn định từ nơng thơn làng, xã đều có thể lan toả nhanh chóng tới sự mất ổn định ở phạm vi lớn hơn, trong huyện, trong tỉnh và tới cả nước. Cơ sở khơng ổn định thì khơng một chủ trương, chính sách nào dù là đúng đắn có thể được thực hiện, do đó dẫn tới ách tắc, trì trệ, rối loạn, khủng hoảng, suy thối và đổ vỡ. Thế nên việc chăm lo sự bền vững của chế độ chính trị nói chung và của hệ thống chính trị cấp xã nói riêng, phải bắt đầu và thường xuyên chăm lo cho sự ổn định và phát triển của xã, phường trên cơ sở đảm bảo an sinh, an ninh dân chúng, thực hiện an dân, khuyến dân để tạo sự bền vững của chế độ.

lượng hệ thống chính trị, ổn định đi đơi với phát triển sẽ tạo thời cơ cho mọi sự hưng thịnh. Quá trình đổi mới và hồn thiện hệ thống chính trị cơ sở sẽ là điều kiện tiên quyết tạo ra môi trường ổn định đi đôi với phát triển.

3.1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền thân thiện, đội ngũ cán bộ, cơng chức có phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân [59, tr.40].

- Phát huy vai trò, chức năng, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân dân các cấp; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp theo qui định phù hợp xu thế phát triển của thị xã trong giai đoạn phát triển mới; Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và bộ máy chính quyền thị xã, xã - phường, tăng cường hoạt động giám sát, nâng cao chất lượng hoạt động của các đại biểu nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức, xác định vị trí việc làm. Tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020; cải cách thủ tục hành chính bảo đảm cơng khai, minh bạch, đơn giản và giải quyết đúng hẹn.Thực hiện có hiệu quả Đề án tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thơng hiện đại. Thường xun duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008 theo Bộ thủ tục hành chính chung đã được Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị, năng lực chun mơn, có tư cách đạo đức trong thực thi công vụ, giao tiếp ứng xử với nhân dân gắn với xây dựng chính quyền thân thiện, công sở văn minh, học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh trên tinh thần “ Trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân”; tiếp tục

đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức góp phần xây dựng nền hành chính trong sạch, hiện đại để phục vụ nhân dân.

Quan điểm, mục tiêu này thể hiện rõ phương châm hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở là gần dân, sát dân để hiểu dân, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, thuyết phục, vận động nhân dân trong hoạt động thực tiễn. Quan điểm này rất phù hợp với quan điểm quần chúng và phương pháp dân vận mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "Dân chúng rất khôn khéo, rất hăng hái, rất anh hùng. Vậy chúng ta phải học dân chúng, phải hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng" [49, tr.293]. Người cịn khẳng định: "Trong bầu trời khơng gì q bằng nhân dân. Trong thế giới khơng gì mạnh bằng lực lượng đồn kết của nhân dân" [49, tr.276]. Người cũng nhấn mạnh rằng: "Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng" [49, tr.700]. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị của dân, về dân chủ và công tác dân vận, về ý thức phục vụ nhân dân của cán bộ, đảng viên là nền tảng phương pháp luận, là quan điểm và nguyên tắc cơ bản để chúng ta có cơ sở giải quyết những vấn đề đang đặt ra.

3.1.3. Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao hiệu quả cơng tác dân vận, phát huy vai trị giám sát và phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, phát triển kinh tế xã hội của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể [59, tr.41].

-Tiếp tục tăng cường và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với

Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội theo hướng tạo điều kiện để Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội tăng thêm tính tự chủ, chủ động hơn trong hoạt động để gần dân, sát dân hơn.

-Tăng cường định hướng chính trị trong việc tổ chức hoạt động, đổi mới

nội dung, hình thức, phương thức vận động nhân dân của Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị xã hội. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phát triển đồn

viên, hội viên, tổ chức các hoạt động, phong trào hướng về cơ sở, trọng tâm là trên địa bàn dân cư và các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.

-Cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà

Một phần của tài liệu Ths CTH đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn thị xã thuận an, tỉnh bình dương đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w