CHÍNH TRỊ CƠ SỞ THỊ XÃ THUẬN AN HIỆN NAY
Thị xã Thuận An đang trong q trình đơ thị hóa, do đó nhiệm vụ chính
trị của Đảng bộ trong thời gian tới là xây dựng đô thị Thuận An phát triển bền vững - văn minh trong điều kiện mới. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế cần được giải quyết để nâng cao chất hượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Do đó Đảng bộ thị xã Thuận An phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết, khắc phục các vấn đề sau:
2.3.1. Về tổ chức và hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
Trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và trong điều kiện cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, đội ngũ cán bộ ở cơ sở còn những hạn chế nhất định.
Chất lượng Đảng ủy viên của các xã, phường cịn thấp chưa đạt chuẩn (trình độ chun mơn Trung cấp, chưa qua đào tạo là 25 đồng chí, tỷ lệ 17,6%; Trình độ lý luận chính trị sơ cấp 19 đồng chí tỷ lệ 13,39%)
Đồng thời, qua thống kê thực tế tháng 5/2015 Đảng bộ phường Vĩnh Phú có tổng số 189 Đảng viên. Trong đó, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Tiến sĩ 01 đồng chí, tỷ lệ 0,53 %; Thạc sĩ 01 đồng chí, tỷ lệ 0,53 %; Đại học 44 đồng chí, tỷ lệ 23,28 %; Cao đẳng 11 đồng chí, tỷ lệ 5,82%; Trung cấp 21 đồng chí, tỷ lệ 11,11%; Sơ cấp14 đồng chí, tỷ lệ 7,41% và 107 đồng chí chưa qua đào tạo chỉ tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và tiểu học,
chiếm tỷ lệ 43,39%; Về lý luận chính trị có 118 đồng chí chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 62,43% [20, tr.1].
Phường An Thạnh có tổng số 145 Đảng viên. Trong đó, về trình độ chun mơn, nghiệp vụ: Đại học 59 đồng chí, tỷ lệ 40,69 %; Cao đẳng 15 đồng chí, tỷ lệ 10,34 %; Trung cấp 14 đồng chí, tỷ lệ 11,11%; Sơ cấp14 đồng
chí, tỷ lệ 9,65% và 57 đồng chí chưa qua đào tạo chỉ tốt nghiệp Trung học phổ thông, Trung học cơ sở và tiểu học, chiếm tỷ lệ 39,31%; Về lý luận chính trị có 81 đồng chí chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 55,86% [18, tr.1].
Kết quả này cho thấy, chất lượng Đảng ủy viên, Đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tiếp thu, triển khai cũng như tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước và nhiệm vụ chính trị địa phương đạt hiệu quả thấp.
Công tác giáo dục cán bộ, Đảng viên chưa được thường xuyên vẫn còn cán bộ, đảng viên chưa chấp hành tốt các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, dẫn đến vi phạm phải thi hành kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền, làm ảnh hưởng đến tồn hệ thống chính trị; Vai trị là Đảng ủy viên nhưng chưa thật sự mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng cán bộ, ngại va chạm; chưa chủ động tham mưu, đề xuất trên từng lĩnh vực được phân cơng để tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết kịp thời các vấn đề mới phát sinh, hạn chế và khó khăn của địa phương; Đảng viên trẻ chưa mạnh dạn đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, tự phê bình và phê bình trong sinh Chi bộ tại khu phố, ấp [21, tr.4].
Công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí cán bộ chưa thật sự gắn kết đồng bộ, trình độ năng lực của một vài cán bộ, công chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ tuy đủ về số lượng nhưng chất lượng và cơ cấu cịn nhiều bất cập; Cơng tác vận động quần chúng chưa phát huy hết khả năng vận động các nguồn lực trong nhân dân. Việc phát triển đoàn viên, hội viên và
việc xây dựng lực lượng nồng cốt chưa thực sự theo kịp với tình hình tại địa phương [19, tr.19].
Năng lực lãnh đạo của một số Đảng bộ, Chi bộ, nhất là chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở còn yếu; chậm đổi mới phương thức lãnh đạo do tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ chuyên môn. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước trên một số lĩnh vực cịn yếu, chạy theo thành tích; một số cán bộ, đảng viên nói khơng đi đơi với làm. Việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình và tự phê bình cịn yếu; nề nếp sinh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát chưa được thực hiện thường xuyên [59, tr.32].
2.3.2. Về tổ chức và hoạt động của chính quyền cơ sở
Chất lượng tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường, xã còn bất cập so với yêu cầu, nhiệm vụ; Tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức cấp xã và một số đại biểu Hội đồng nhân dân chưa cao.
Sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành và quản lý của Nhà nước còn lúng túng khi giải quyết các vấn đề mới phát sinh trong q trình phát triển đơ thị, nhất là các vấn đề xã hội như: nhà ở, trường lớp, vui chơi giải trí, vệ sinh mơi trường, quản lý nhân hộ khẩu, an ninh trật tự …[ 59, tr.32].
2.3.2.1. Hội đồng nhân dân
Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngồi Đảng ở các xã, phường cịn ít nên khơng phát huy được tiếng nói của nhân dân trong Đảng (phường Bình Nhâm có 28 đại biểu HĐND tỷ lệ đại biểu ngoài đảng 02 đại
biểu, chiếm 7,1%); Chất lượng đại biểu Hội đồng nhân dân chưa cao, nhất là
một số đại biểu đang cơng tác khu phố, ấp có trình độ, năng lực của cịn hạn chế, ngại va chạm (phường Vĩnh Phú, có 30 đại biểu HĐND có 14 đại biểu
(46,7%) chưa được đào tạo chuyên môn chỉ giáo dục phổ thông và 13 đại biểu (43,33%) chưa được đào tạo trung cấp lý luận chính trị).
Trong khi đó nội dung hoạt động của HĐND và công tác giám sát của HĐND rất phong phú đa dạng, nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ chun mơn sâu nhưng đa số đại biểu HĐND hoạt động kiêm nhiệm (tập trung cho công tác chun mơn), mỗi người chỉ có năng lực chun mơn trong từng lĩnh vực chun ngành nhất định, khơng có thời gian để nghiên cứu tài liệu, kỹ năng thảo luận đánh giá vấn đề còn hạn chế làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giám sát của HĐND; Kết quả giám sát cho thấy còn nhiều sai phạm, yếu kém trong hoạt động của các đơn vị được giám sát, song chưa có quy định về cơ chế xử lý; nhiều đại biểu không đủ năng lực để nắm bắt và phản ánh sát, đúng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân.
Công tác thẩm tra của hai Ban HĐND trên các lĩnh vực hoạt động của UBND phường như kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh…. nhiều vấn đề mang tính nghiệp vụ chun mơn sâu trong khi Ủy viên của Ban đa số là các Trưởng Đoàn thể kiêm nhiệm (tập trung cho nhiệm vụ chính được phân cơng phụ trách) ít có thời gian để nghiên cứu tài liệu, kiến thức chuyên môn, kỹ năng hoạt động, khả năng phản biện vấn đề còn hạn chế, nên công tác thẩm tra của Ban trong thời gian qua hiệu quả chưa cao, báo cáo thẩm tra cịn tình trạng sao chép lại nội dung từ cơ quan soạn thảo, chưa mang tính phản biện cao, chưa phản ánh đúng vai trò, trách nhiệm của Ban theo quy định; Việc gửi các nội dung thẩm tra từ cơ quan soạn thảo, nhất là các nội dung liên quan đến tài chính ngân sách, kế hoạch vốn còn chậm so với thời gian quy định nên việc nghiên cứu tài liệu thẩm tra của các thành viên gặp khó khăn, từ đó đã ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thẩm tra của Hội đồng nhân dân [36, tr4].
2.3.2.2. Uỷ ban nhân dân
Nhìn chung, chất lượng cán bộ, cơng chức Ủy ban nhân dân vẫn cịn bất cập. Qua thực trạng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn 10,38 % cán bộ, công chức mới chỉ tốt nghiệp trung học cơ sở và 51,69% cán bộ, công chức Ủy ban nhân dân chưa được đào tạo lý luận chính trị. Cho nên một số
cán bộ, công chức không đủ năng lực, không nắm chắc chủ trương, chính sách, thiếu cơ sở lý luận để giải quyết vẫn đề thực tiễn.
Hoạt động quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các xã, phường trên một số mặt cịn bng lỏng, yếu kém như: việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài chính ngân sách, đất đai, xây dựng, thực hiện chính sách xã hội; việc nắm bắt tình hình, giải quyết các vấn đề an ninh trật tự chưa kịp thời, cc̣n để xẩy ra những vụ việc phức tạp.
Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân cấp trên và cùng cấp ở một số xã, phường đạt kết quả thấp. Một số khu phố, ấp thiếu chủ động trong giải quyết những vấn đề phát sinh của khu phố, ấp mình, cịn biểu hiện đùn đẩy lên trên;
Nguyên nhân dẫn tới những tồn tại, hạn chế nêu trên là các ngành, đồn thể và chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp đồng bộ, chưa chủ động nắm bắt, phân tích và dự báo tình hình chính xác, kịp thời nhất là các vấn đề phát sinh trong q trình đơ thị hóa để tham mưu kịp thời. Trình độ một số cán bộ công chức chưa theo kịp tốc độ phát triển đô thị. Phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với chính quyền nói chung và Ủy ban nhân dân nói riêng chưa thật sự đổi mới. Cơng tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng đối với hoạt động của cán bộ, đảng viên thuộc Ủy ban nhân dân chưa được thường xuyên. Chưa phát huy đúng mức trách nhiệm xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể [60, tr.32]
2.3.3. Về tổ chức và hoạt động của Mặt trận tố quốc và các đồn thể chính trị ở cơ sở
Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị chậm đổi mới phương thức hoạt động, thiếu chủ động trong tham mưu cho cấp ủy chính quyền trong công tác vận động quần chúng; Cơng tác tun truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đồn viên, hội viên và nhân dân chưa đi vào chiều sâu.
trận, các đồn thể với chính quyền ở một số phường, xã chưa tốt, chưa có Quy chế phối hợp; Vai trị giám sát phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đối với hoạt động của Đảng, Nhà nước và cán bộ đảng viên chưa phát huy tốt.
Việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng chính đáng của đồn viên, hội viên và quần chúng nhân dân phản ảnh cho Đảng, Nhà nước để có những chủ trương, giải pháp phù hợp, tạo sự đồng thuận trong nhân dân còn hạn chế [60, tr.78].
+ Mặt trận tổ quốc
Một số phong trào thực hiện chưa đồng bộ, chưa phát huy hết vai trò chủ
động của Mặt trận tổ quốc để khơi dậy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chưa thu hút đơng đảo những người có uy tín, các cá nhân tiêu biểu, chuyên gia trên các lĩnh vực, những cán bộ hưu trí có kinh nghiệm tham gia;
Đội ngũ cán bộ Mặt trận ở cơ sở chưa được quy hoạch, đào tạo chuyên sâu, cán bộ Mặt trận chuyên trách một số phường, xã thay đổi nhiều nên chưa
kịp thích ứng cơng việc; cơng tác tun truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân chưa thường xuyên, các loại tội phạm, tệ nạn xã hội ngày càng tin vi, phước tạp;
Chức năng giám sát của Mặt trận tổ quốc thể hiện trên một số lĩnh vực
còn yếu, hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở số phường, xã còn hạn chế.
Nguyên nhân của những hạn chế đó là do nhận thức về đại đồn kết tồn
dân tộc và vai trị của Mặt trận dân tộc thống nhất trong tình hình mới chưa được quán triệt đầy đủ trong từng cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từng lúc, từng nơi, Mặt trận chưa thật sự chủ động, sự phối hợp của một số chức thành viên chưa chặt chẽ. Nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận có đổi mới nhưng chưa thực sự đa dạng, phong phú; Vai trò Mặt trận chưa được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính sách cụ thể, một số cán bô Mặt trận thiếu chủ động
trong công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, sự phối hợp của một số thành viên mặt trận còn hạn chế, một số phường, xã chưa chủ động đổi mới nội dung và phương thức hoạt động [66, tr.14].
+ Đồn thanh niên
Cơng tác giáo dục vẫn chưa có nhiều giải pháp mới tác động đến các đối
tượng thanh niên đặc thù như thanh niên chậm tiến, thanh niên công nhân; Một số Chi đồn cơ sở chưa có nhiều nội dung sinh hoạt, hoạt động hấp dẫn, sáng tạo. Nhận thức của một bộ phận thanh niên chưa cao, chưa thể hiện tính xung kích, trách nhiệm trong phong trào. Một bộ phận cán bộ Đồn cịn thiếu tính sáng tạo, chưa nắm vững nghiệp vụ công tác, chất lượng tham mưu chưa tốt. Một số chi đoàn chưa phát huy được hết khả năng của thanh niên trong thực hiện các cơng trình phần việc thanh niên.
Cơng tác triệu tập đoàn viên thanh niên tham gia sinh hoạt cịn hạn chế
do một số Đồn viên chủ yếu là sinh viên đi học tập trung ở xa hoặc Đồn viên là cơng nhân thời gian làm việc khơng ổn định, hoặc vừa học vừa làm nên tham gia sinh hoạt chưa đầy đủ, chưa tham gia tích cực vào các phong trào Đoàn cấp trên phát động.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường đã tác động tiêu cực đến lý tưởng,
đạo đức, niềm tin, lối sống của một bộ phận thanh niên nên sống thiếu lý tưởng, ít quan tâm tới tình hình địa phương, thiếu ý thức chấp hành pháp luật.
Một số bất cập trong cơng tác Đồn đã tồn tại trong thời gian dài, được
chỉ ra và đã có giải pháp đổi mới nhưng cịn chậm; Năng lực kỹ năng nghiệp vụ, kiến thức kinh tế - xã hội, tác phong lề lối công tác, tư duy đổi mới của một bộ phận cán bộ Đồn cịn hạn chế chưa bắt kịp u cầu địi hỏi của phong trào thanh niên. Cịn có biểu hiện mang tính hình thức, chưa coi trọng chất lượng của các hoạt động; Công tác tham mưu của một số Chi đoàn với chi bộ cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác Đồn và phong trào thanh thiếu nhi thiếu sự chủ động và chưa hiệu quả. Việc triển khai, tuyên truyền đến đoàn
viên, thanh niên chưa sâu rộng. Hình thức hoạt động, sinh hoạt của nhiều chi đồn cịn gị bó, thiếu sáng tạo, chưa phù hợp với thanh niên; Một bộ phận thanh niên nặng gánh kinh tế gia đình ít quan tâm hoặc ngại tham gia các sinh hoạt chính trị - xã hội.
Phụ cấp cho đội ngũ làm cơng tác đồn, nhất là ở Chi đoàn cơ sở chưa
được quan tâm đúng mức (Bí thư chi đoàn khu phố được hỗ trợ 250.000đ/tháng), Phó Bí thư các chi đồn cơ sở khơng có phụ cấp nên nhiều đồng chí thiếu nhiệt tình, khơng muốn gắn bó với cơng tác đồn. Đây là nguyên nhân dẫn đến cán bộ đoàn thường xun biến động và khơng có động lực để học tập, nâng cao trình độ và cống hiến hết mình vì phong trào đồn cơ sở [31, tr.9].
+ Hội liên hiệp Phụ nữ
Công tác tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, pháp luật, chính sách,
giáo dục phẩm chất đạo đức của Hội chưa sâu, nên chất lượng, hiệu quả chưa cao. Đội ngũ tuyên truyền còn hạn chế về kỹ năng và kiến thức xã hội nên chưa tạo sức lan tỏa để thu hút tối đa hội viên tham gia.
Các phong trào và hoạt động do Hội liên hiệp phụ nữ phát động từng lúc
từng nơi chưa đồng đều, hoạt động mang tính hình thức nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị xã.