Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa huyện Mỹ Tú

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh của đảng bộ huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng hiện nay (Trang 31 - 33)

HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁCTUYÊN TRUYỀN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, TUYÊN TRUYỀN VỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN MỸ TÚ

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa huyện Mỹ Tú huyện Mỹ Tú

Huyện Mỹ Tú là địa bàn thuộc tỉnh Sóc Trăng, có vị trí địa lý như sau: phía Đơng giáp huyện Châu Thành, phía Tây giáp thị xã Ngã Năm và thị xã Long Mỹ (Hậu Giang), phía Nam giáp huyện Mỹ Xuyên và huyện Thạnh trị, phía Bắc giáp huyện Châu Thành tỉnh Sóc Trăng và tiếp giáp với huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), nằm cách thành phố Sóc Trăng 20 km về hướng Tây.

Sau 30/4/1975, ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Châu Thành (gồm huyện Mỹ Tú và Châu Thành hiện nay thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ) được đổi tên thành huyện Mỹ Tú, do tỉnh Hậu Giang lúc này đã có huyện Châu Thành vốn trước đó thuộc tỉnh Cần Thơ.

Đến ngày 01 tháng 01 năm 2009, theo Nghị định số: 02/2008/NĐ-CP, ngày 24 tháng 09 năm 2008 của Chính Phủ, huyện Mỹ Tú được chia tách làm 02 huyện: Mỹ Tú và Châu Thành [19, tr.4].

- Về địa lý - tự nhiên: Huyện có diện tích đất tự nhiên là 36.819,3 ha (trong đó: có 34.117,3 ha đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp; đất nuôi trồng thuỷ sản 243 ha; đất chuyên dùng 1.934; đất ở 525 ha) [19, tr. 5].

- Về mặt hành chính: Huyện có 09 đơn vị hành chính, gồm 08 xã và 01 thị trấn, với 83 ấp. Trung tâm huyện lỵ nằm trên địa bàn Thị trấn Huỳnh Hữu Nghĩa. Đến cuối năm 2015, dân số tồn huyện có 111.647 người (Trong đó, dân tộc Kinh 80.106 người, chiếm tỷ lệ 73,44%; Khmer 26.621 người, chiếm gần 25% dân số; dân tộc Hoa 1.085 người, chiếm gần 01% dân số; dân tộc khác 17 người). Mật độ dân số 293 người/km2 [25, tr.15-21-25].

- Về kinh tế - xã hội: Do đặc đặc thù về địa lý, kinh tế chủ lực của huyện chủ yếu là cây lúa, mía, một phần diện tích ni thuỷ sản và gần đây phát triển cây ăn trái có múi. Là vùng căn cứ kháng chiến chịu nhiều ảnh hưởng của chiến tranh để lại, có điểm xuất phát thấp. Mặt khác, nhiều xã trong huyện là vùng trũng đất bị nhiễm phèn nặng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 chiếm 8,88% và hộ cận nghèo chiếm 10,89%, nếu tính tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo điều tra năm 2017 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện tương đương 11,98%, cận nghèo 12,58% [5, tr.16].

Y tế, giáo được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực. Cơng tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được thực hiện tốt, nhất là đối với vùng kháng chiến, đối với người có cơng, người cao tuổi và người dân tộc thiểu số. Chính sách bảo hiểm y tế tồn dân được các cấp, các ngành quan tâm, đến cuối năm 2015, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm gần 80% dân số. Đến cuối năm 2015 có 08 xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế [5, tr. 23].

Tồn huyện có 51 trường học, bao gồm cấp mầm non- mẫu giáo đến cấp trung học phổ thơng (có 04 trường trung học phổ thông và 01 trường trung học cơ sở nội trú cho học sinh người dân tộc thiểu số). Chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên

- Về văn hố-xã hội: Giống như các huyện trong tỉnh Sóc Trăng, Mỹ Tú là địa bàn có đặc thù ba dân tộc chủ yếu Kinh, Khmer Hoa cùng sinh sống lâu đời, đan xen nhau. Chính tính đặc thù này đã tạo nên nét văn hố đặc trưng của địa phương, đó là sự giao thoa văn hố giữa ba dân tộc.

Huyện có Khu căn cứ rừng tràm Mỹ Phước được xếp vào di tích lịch sử cấp Quốc gia. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây là Khu căn cứ của Tỉnh uỷ Sóc Trăng. Hiện Tỉnh đang đề nghị Trung ương cơng nhận xã Mỹ Phước là xã An tồn khu (ATK).

* Các xã ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

Theo Nghị định số: 02/2008/NĐ-CP, ngày 24 tháng 9 năm 2008 của Chính Phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thị trấn thuộc huyện Mỹ Tú; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú để thành lập huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng. Sau khi chia tách, huyện Mỹ Tú còn lại 08 xã và 01 thị trấn. Do đặc thù địa lý, huyện có 04 xã thuộc vùng trũng, gồm: Xã Long Hưng, Hưng Phú, Mỹ Tú và Mỹ Phước. Có 05 xã được cơng nhận xã đặc biệt khó khăn, gồm: Phú Mỹ, Thuận Hưng, Mỹ Thuận, Mỹ Tú và Mỹ Phước. Người dân tộc Khmer sinh sống tập trung chủ yếu ở 03 xã: Phú Mỹ, Thuận Hưng, Mỹ Thuận. Trong đó, xã Phú Mỹ có tỷ lệ đơng nhất, chiếm hơn 90% dân số [5, tr. 218].

Thực hiện Quyết định số: 800/QĐ-TTg, ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 - 2020. Sau 07 năm phấn đấu thực hiện của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội và các tầng lớp nhân dân, đến nay đã có 02 xã đạt 19/19 tiêu chí và được cơng nhận xã nơng thơn mới. Một xã đạt 17/19 tiêu chí các xã cịn lại đạt từ 13 tiêu chí trở lên [5, tr. 250].

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác tuyên truyền về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách hồ chí minh của đảng bộ huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng hiện nay (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w