Đặc điểm về Đảng bộ huyện Mỹ Tú

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác bảo vệ chính trị nội bộ của đảng bộ huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

Một là, chất lượng các tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên đã từng bước nâng lên, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển của huyện

- Đảng bộ huyện Mỹ Tú có 49 TCCSĐ, gồm 12 đảng bộ cơ sở và 37 chi bộ cơ sở; 202 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở với 2.928 đảng viên (Nữ chiếm 30,02%; Khmer chiếm 15,47%; Hoa chiếm 1,67%; Đạo Cao đài chiếm 0,20%; Thiên chúa chiếm 3,31%); Đảng viên công tác, sinh hoạt ở các xã, thị trấn chiếm 77,21%; Đảng viên ngành huyện chiếm 22,79% [29, tr.6].

- Trong nhiệm kỳ qua công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ luôn được cấp ủy đảng các cấp quan tâm, từ đó chất lượng từng bước nâng lên: Ban Chấp hành Đảng bộ huyện có 41 đồng chí, trong đó Nữ chiếm 9,75%; Khmer chiếm 7,31%. Đại học chuyên môn chiếm 87,81%; thạc sĩ chiếm 12,19%. Chính trị trung cấp chiếm 2,44%; cao cấp chiếm 97,56% [29, tr.3].

Đảng bộ cơ sở 147 đồng chí, trong đó Nữ chiếm 14,96%; Khmer chiếm 12,92%; Hoa chiếm 2,72%. Trung cấp chuyên môn chiếm 33,33%; cao đẳng chiếm 2,72%; đại học chiếm 62,59%; thạc sĩ chiếm 1,36%. Chính trị sơ cấp chiếm 2,72%; trung cấp chiếm 75,51%; cao cấp chiếm 19,72% [29, tr.4].

Chi bộ cơ sở 83 đồng chí, trong đó Nữ chiếm 26,50%; Khmer chiếm 9,63%; Hoa chiếm 3,61%. Chuyên môn trung cấp chiếm 1,20%; cao đẳng

chiếm 1,20%; đại học chiếm 91,56%; thạc sĩ chiếm 2,40%. Chính trị sơ cấp chiếm 6,02%; trung cấp chiếm 43,37%; cao cấp chiếm 50,60% [29, tr.4].

Cấp ủy chi bộ trực thuộc 519 đồng chí, trong đó Nữ chiếm 17,53%; Khmer chiếm 15,41%. Về trình độ: THCS chiếm 22,35%; THPT chiếm 77,65%. Chuyên môn sơ cấp chiếm 0,38%; trung cấp chiếm 11,56%; cao đẳng và đại học chiếm 45,27%; thạc sĩ chiếm 0,38%. Chính trị sơ cấp chiếm 36,41%; trung cấp chiếm 43,15%; cao cấp chiếm 2,89% [29, tr.4].

Đảng viên 2.928 đồng chí, trong đó, trình độ tiểu học chiếm 1,85%; THCS chiếm 15,06%; THPT chiếm 83,09%. Chuyên môn, trung học chiếm 27,28%; cao đẳng chiếm 8,29%; đại học chiếm 22,74%; thạc sĩ chiếm 0,61%. Chính trị, sơ cấp chiếm 15,43%; trung cấp chiếm 16,59%; cao cấp chiếm 4,20% [29, tr.6].

- Đảng bộ tập trung triển khai Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa IX) “về đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở, xã, phường, thị trấn; Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa X) về nâng cao NLLĐ, SCĐ của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa X); tiếp tục củng cố, sắp xếp, kiện toàn TCCSĐ phù hợp với các loại hình, đảm bảo vai trị hạt nhân chính trị và lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ ở cơ sở; chất lượng TCCSĐ và cán bộ, đảng viên từng bước nâng lên.

Kết quả phân loại TCCSĐ

+ Năm 2013, trong sạch vững mạnh chiếm 88,23% so năm 2012 khơng tăng giảm; hồn thành tốt nhiệm vụ chiếm 11,77% so năm 2012 không tăng giảm [26, tr.3].

+ Năm 2016, trong sạch vững mạnh chiếm 51,28% giảm 0,07% so năm 2015; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 48,72% tăng 2,77% so năm 2015 [29, tr.5].

+ Năm 2013, trong sạch vững mạnh chiếm 88,37% so năm 2012 tăng 4,09%; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 9,77% so năm 2012 giảm 4,04%; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 1,86% so năm 2012 tăng 0,03% [26, tr.3].

+ Năm 2016, trong sạch vững mạnh chiếm 50,70% giảm 1,19% so năm 2015; hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 48,36% tăng 0,72% so năm 2015; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 0,94% tăng 0,47% so năm 2015 [29, tr.5].

Kết quả phân loại đảng viên

+ Năm 2013 hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 89,76% tăng 0,78% so với năm 2012; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 9,26% so 2012 không tăng giảm; vi phạm tư cách chiếm 0,98% giảm 0,77% so với năm 2012 [26, tr.4].

+ Năm 2016 hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm 89,06% giảm 1,96% so năm 2015; hoàn thành nhiệm vụ chiếm 10,51% tăng 2,19% so năm 2015; vi phạm tư cách chiếm 0,43% giảm 0,23% so năm 2015 [29, tr.6].

Hai là, Đảng bộ đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội, tạo thuận lợi cho công tác BVCTNB.

Kế thừa và phát huy truyền thống, kinh nghiệm thời gian qua, Đảng bộ đề ra các nghị quyết, chương trình, mục tiêu với các giải pháp cụ thể; năng động trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đạt được những kết quả quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, bình quân trong 4 năm (2013 - 2015) là 13,3%; kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, huy động nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đạt 4.020 tỷ đồng, một số cơng trình hồn thành vượt tiến độ đưa vào sử dụng, phục vụ tốt hơn mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…[49, tr.16].

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Huyện được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 49,02%; việc chăm lo giáo dục trong đồng bào dân tộc được quan tâm, cơ sở vật chất phục vụ công tác giải dạy đảm bảo, đội ngũ giáo viên cơ bản đạt chuẩn và trên chuẩn [49, tr.22].

Cơng tác y tế, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân được chú trọng, nhất là đối tượng chính sách và người nghèo. Đặc biệt chính sách đối với gia đình có cơng với nước; xây dựng “nhà tình nghĩa”, nhà “đại đồn kết”… phát triển

mạnh mẽ. Đời sống Nhân dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 là 1.306 USD (tăng 546 USD so với năm 2010). Tỷ lệ hộ nghèo - cận nghèo toàn huyện đến cuối năm 2015 còn 8,88% [49, tr.22].

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị ổn định. Huyện ủy đã quán triệt thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW, ngày 22-10-2010 của Bộ Chính trị “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phòng, chống tội phạm và phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc” và Chỉ thị 09-CT/TW, ngày 01-02-2011 của Ban Bí thư “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào tồn dân bảo vệ an ninh tổ quốc trong tình hình mới”. Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch và phần tử xấu. Kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng; phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, mại dâm.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, song vẫn còn nhiều hạn chế, bức xúc. Kinh tế tăng trưởng khá, nhưng do điểm xuất phát thấp nên tổng giá trị tăng thêm không lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm và chưa thật vững chắc; cơ cấu dân cư, lao động và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều bất cập. Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu và chưa thật đồng bộ, hệ thống giao thông đường bộ chưa được tập trung đầu tư đúng mức. Mơi trường và cơ chế, chính sách đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút mạnh các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh. Nhiều vấn đề bức xúc về xã hội và quản lý đô thị chưa được giải quyết; đời sống Nhân dân lao động cịn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc Khmer. Những vấn đề này đã và đang tác động không nhỏ đến công tác BVCTNB của đảng bộ.

Ba là, Đảng bộ lãnh đạo địa bàn có đồng bào tơn giáo và tín đồ.

Huyện Mỹ Tú có 3 tơn giáo (Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Cao đài) với 27 cơ sở thờ tự, 283 chức sắc và 82.958 tín đồ chiếm 77,18% dân số, trong đó:

Thiên chúa tổng số 12.930 giáo dân, chiếm 12,02% dân số; Phật giáo 68.534 phật tử, chiếm 63,65%; Cao đài 1.184 tín đồ, chiếm 1,10% [23, tr.2].

Tình hình tơn giáo trên địa bàn cơ bản ổn định, đặc biệt sau khi triển khai quán triệt Nghị quyết Trung ương 7 (Khóa IX) về cơng tác dân tộc và tơn giáo, các chức sắc, tín đồ tơn giáo phấn khởi trước sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tích cực thực hiện nghĩa vụ của người công dân. Tuy nhiên, một số đối tượng trong các tơn giáo tiếp tục có những hoạt động vi phạm pháp luật như: truyền giảng đạo và lôi kéo đồng bào Khmer vào đạo Thiên chúa trái phép, thông qua các hoạt động xã hội, từ thiện để lôi kéo người vào đạo, xây dựng cơ sở thờ tự khơng phép, biến gia thành tự,… mặc dù được chính quyền địa phương và các ngành chức năng nhiều lần giáo dục, xử lý nhưng vẫn tiếp tục vi phạm, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở địa phương.

Bốn là, công tác BVCTNB của Đảng bộ được tiến hành trong điều kiện còn khá nhiều vấn đề phức tạp từ thời kỳ Mỹ - Ngụy để lại.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ Tú là khu căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng; Mỹ - Ngụy xác định là khu vực trọng yếu của Cách mạng nên chúng đặt chi khu của chế độ Mỹ - Ngụy tại đây, thường xuyên đàn áp phong trào cách mạng và Nhân dân ta; chúng xây dựng hệ thống đồn bót dày đặc mỗi xã có từ 5 - 10 đồn; có nhiều tên khét tiếng ác ôn như là Quân Lê, Trung sĩ Chặc, mỗ bụng lấy mật ăn gan cán bộ, chiến sĩ cách mạng và Nhân dân chúng tình nghi; tổ chức bộ máy ngụy quyền, tình báo, gián điệp đến tận xóm, ấp; thực hiện nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc, chia rẽ đoàn kết dân tộc, bắt buộc người dân sống trong vùng chúng kiểm soát phải tham gia vào lực lượng vũ trang, bán vũ trang và các tổ chức, bộ máy phản động… Điểm đáng lưu ý, Mỹ Tú có tỷ lệ người theo đạo khá cao, đặt biệt là Thiên Chúa giáo trước đây được địch chọn làm chỗ dựa để chống phá cách mạng.

Sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, thống nhất đất nước, số ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ và từ nơi khác chuyển đến có hơn 5.940 sĩ quan, hạ sĩ quan, binh lính ngụy quân, ngụy quyền, khơng ít trường hợp con em, thân nhân của họ đã tham gia làm việc trong các cơ quan của Đảng, chính

quyền, đồn thể các cấp. Đây là yếu tố có liên quan trực tiếp đến vấn đề lịch sử chính trị, nên khi vận dụng thực hiện Quy định 57 của Bộ Chính trị cũng cịn gặp khó khăn [23, tr.2].

Từ những đặc điểm trên, đặt ra yêu cầu trong quá trình xây dựng và phát triển, Đảng bộ tập trung quán triệt quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó cơng tác BVCTNB phải hết sức được coi trọng, nhằm xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức và tổ chức.

Một phần của tài liệu Ths CTH công tác bảo vệ chính trị nội bộ của đảng bộ huyện mỹ tú, tỉnh sóc trăng trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(117 trang)
w