* Những hạn chế về tình hình CTNB
- Một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, coi trọng lợi ích vật chất, lợi ích cá nhân hơn lợi ích của tập thể, cộng đồng; trong công tác, sinh hoạt thiếu tuân thủ các nguyên tắc của Đảng, quan tâm những cơng việc trước mắt, xem nhẹ và ít quan tâm đến những việc lâu dài, bức xúc của cơ quan, đơn vị; ngại khó, băn khoăn, dao động trước khó khăn, giảm sút ý chí chiến đấu; suy thối về đạo đức, lối sống, cố ý làm trái pháp luật để vụ lợi, tham nhũng, lãng phí, làm thất thốt của cơng, sách nhiễu, hối lộ trong giải quyết công việc liên quan đến Nhân dân đang là mối lo ngại.
- Tình trạng mất đồn kết nội bộ, tạo phe cánh để củng cố địa vị, quyền lợi, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, bao che, nâng đỡ cho người thân, gặp gỡ cán bộ lãnh đạo để tranh thủ, vận động từng lúc, từng nơi vẫn còn xảy ra.
- Phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội; sự chênh lệch về thu nhập trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động, giữa các ngành, các cấp; tệ nạn xã hội, tội phạm diễn biến phức tạp và ngày càng ghiêm trọng… đã và đang tác động rất lớn vào nội bộ.
- Một số TCCSĐ và đảng viên yếu kém, sức chiếm đấu giảm, thiếu mạnh dạn đấu tranh chống các quan điểm sai trái, ý thức tổ chức kỷ luật kém, lợi dụng dân chủ gây rối nội bộ. Từ năm 2013 đến tháng 9-2017 các cấp uỷ đảng đã xem xét, kết luận và thi hành kỷ luật Đảng 59 đảng viên, trong đó: khiển trách 32 người, cảnh cáo 20 người, cách chức 2 người và khai trừ 5 người. Đối tượng bị thi hành kỷ luật: cấp ủy viên cơ sở 15, đảng viên 44 người. Nội dung vi phạm, chủ yếu là, thiếu trách nhiệm trong công tác chiếm 10,16%; phẩm chất đạo đức, lối sống chiếm 54,32%; chính sách dân số và thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao chiếm 35,59% [30, tr.112].
* Những hạn chế, yếu kém về công tác BVCTNB
Một là, việc tổ chức triển khai quán triệt các chủ trương, nghị quyết về công tác BVCTNB chưa sâu; một số cán bộ, đảng viên trình độ, bản lĩnh chính trị chưa thật sự vững vàng, chưa đề cao cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn “diễn biến hồ bình” của các thế lực thù địch.
Tuy các cấp ủy đảng có quan tâm đổi mới việc triển khai quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu. Cấp ủy đảng một số nơi chưa nắm vững quan điểm của Đảng về công tác BVCTNB. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa hiểu biết sâu sắc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; mơ hồ, mất cảnh giác, chưa mạnh dạn đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực trong nội bộ Đảng và xã hội. Công tác tư tưởng từng lúc chưa được quan tâm đúng mức; có lúc, có nơi cịn bị xem nhẹ, thiếu sắt bén, tính chiến đấu và sức thuyết phục chưa cao, phương pháp thiếu linh hoạt.
Hoạt động và kết quả cuộc đấu tranh chống “diễn biến hồ bình” trên lĩnh vực tư tưởng - văn hố ở huyện còn nhiều hạn chế. Một số nơi, cấp ủy chưa thật sự quan tâm chỉ đạo công tác này. Một số cơ quan, đơn vị, quan niệm chống “diễn biến hồ bình” là việc của cấp trên; chưa thấy hết những hoạt động của địch thực tế đã tác động đến tận cơ sở, len lỏi đến cả vùng sâu, vùng có đơng đồng bào dân tộc, tôn giáo.
Các vấn đề bức xúc xã hội, nhất là tệ nạn xã hội, khiếu kiện về đất đai, bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng để xây dựng các cơng trình chưa được giải quyết căn cơ; luôn tạo ra tâm trạng “lo lắng bất an” chưa thỏa đáng trong một bộ phận Nhân dân.
Việc đấu tranh trên phương tiện thơng tin cịn thiếu những bài đấu tranh trực diện sắc sảo, mang tính thuyết phục. Việc quản lý an ninh tư tưởng từng lúc, từng nơi cịn có những biểu hiện lỏng lẻo, chưa theo sát diễn biến tình hình, thực tế cịn bị động, lúng túng.
Hai là, tổ chức thực hiện các nguyên tắc, quy định về BVCTNB chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ, nhịp nhàn
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở cịn bng lỏng việc quản lý cán bộ, đảng viên, chưa nắm chắt tình hình CTNB và cơng tác BVCTNB. Ở nhiều nơi chỉ quản lý cán bộ, đảng viên qua hồ sơ, thiếu cập nhật bổ sung và chưa theo dõi diễn biến về chính trị để có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Trong khi đó, ý thức chấp hành kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước của một số cán bộ, chưa nghiêm, chưa thành thật, tự giác báo cáo với tổ chức những vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn chính trị, đạo đức lối sống của bản thân, vi phạm pháp luật, đạo đức lối sống, mê tín dị đoan hoặc gia đình có những hành vi thuộc điều cấm của Đảng, pháp luật Nhà nước.
Hồ sơ địch để lại sau giải phóng nhiều, khó khai thác. Một số trường hợp chỉ có danh sách nhưng khơng có hồ sơ cá nhân hoặc hồ sơ thiếu tính liên tục, hồ sơ cũ nát, do đó gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác xác minh, bổ sung, chỉnh lý hồ sơ và xử lý. Việc truy tìm đối tượng cũng rất phức tạp như
đối tượng thay đổi tên họ, thay đổi tổ chức, khai không trung thực, thay đổi nơi cư trú, người biết sự việc khơng cịn ở địa phương hoặc đã qua đời, nên việc xác minh, thẩm định, củng cố hồ sơ cá nhân ln gặp khó khăn. Chỉ tập trung khai thác cho yêu cầu trước mắt, đáp ứng sự chỉ đạo của cấp ủy nhằm phục vụ cho công tác cán bộ, chủ yếu là cán bộ đương nhiệm, cán bộ kế cận, kết nạp đảng mà chưa có kế hoạch khai thác hồ sơ một cách tồn diện, lâu dài. Cơng tác thẩm định tiêu chuẩn chính trị phục vụ quy hoạch, bổ nhiệm, xét kết nạp đảng viên còn chậm; một số tổ chức thực hiện chưa nghiêm, chủ yếu dựa vào tự khai, hồ sơ do địch để lại, nên có trường hợp chưa đảm bảo tiêu chuẩn. Việc vận dụng quy định của Trung ương để xem xét sử dụng, quản lý cán bộ trong một số trường hợp chưa được nhất quán, có nơi “quá cứng”, có nơi “quá mềm” mỗi địa phương giải quyết khác nhau, gây tâm trạng nặng nề, nhất là ở những nơi thực hiện “q cứng”, dẫn đến có sự so bì, thắc mắc trong nội bộ hoặc các giữa cơ quan, đơn vị.
Thực tiễn đối với Sóc Trăng nói chung và Mỹ Tú nói riêng, mối quan hệ chính trị gia đình hết sức đa dạng, phức tạp. Cho nên, khi thẩm tra, xác minh, kết luận phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của Đảng và phải đặt sự việc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể, tránh chủ quan, phiến diện một chiều. Đối với việc xử lý phải hết sức thận trọng, tế nhị, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và đảm bảo giữ vững đoàn kết nội bộ.
Trong quá trình thực hiện các quy định về BVCTNB, chưa đảm bảo tính đồng bộ, nhất là trong triển khai, thực hiện Quy định, Chỉ thị, Hướng dẫn của Trung ương. Khi thẩm định tiêu chuẩn chính trị một số cấp ủy đảng chưa gắn với kết quả rà soát CTNB, kết quả khai thác hồ sơ, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo có liên quan đến vấn đề chính trị và ngược lại. Chính vì vậy, một cán bộ khi vào Đảng đã được thẩm định tiêu chuẩn chính trị, nhưng đến khi đề bạt, bổ nhiệm vẫn phải rà soát lại về lịch sử chính trị và có trường hợp đến lúc này mới phát hiện vi phạm tiêu chuẩn theo quy định.
Ba là, công tác BVCTNB của Đảng bộ chỉ mới tập trung phục vụ cho những yêu cầu trước mắt, chưa toàn diện
Việc triển khai thực hiện công tác BVCTNB chỉ mới tập trung cho yêu cầu trước mắt, chưa có chiến lược lâu dài, tồn diện, chỉ mới tập trung lịch sử chính trị đã qua, chưa chú ý đúng mức “diễn biến hồ bình” trên các mặt tư tưởng, văn hố, kinh tế... để chủ động phịng chống.
Thực tế qua nghiên cứu cũng như q trình thực hiện nhiệm vụ về cơng tác BVCTNB của các ngành, các cấp cho thấy công tác BVCTNB chủ yếu tập trung thẩm định tiêu chuẩn chính trị; phịng chống các thế lực thù địch bên ngoài tác động vào nội bộ và các hoạt động phá hoại về mặt tư tưởng, chưa có các giải pháp tồn diện để nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng tác BVCTNB; một số mặt cịn “bỏ ngỏ”, nhất là việc nắm tình hình CTNB và cơng tác BVCTNB, khai thác hồ sơ, rà soát CTNB.
Bốn là, đội ngũ cán bộ làm công tác BVCTNB vừa thiếu, vừa yếu chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Tổ chức bộ máy BVCTNB huyện và cơ sở số lượng biên chế ít, cấp cơ sở kiêm nhiệm; theo Hướng dẫn cấp huyện chỉ bố trí 1 cán bộ chuyên trách, cịn TCCSĐ do đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư làm cơng tác BVCTNB.
Số lượng đã ít, trình độ, năng lực cịn có những hạn chế nhất định. Tuy đến nay, các đồng chí làm cơng tác BVCTNB cơ bản đã được đào tạo về chun mơn, lý luận chính trị, nhưng chủ yếu là đào tạo theo hình thức tại chức, bồi dưỡng và nội dung đào tạo chưa phù hợp với công việc đang làm.
Nhiều cán bộ sau khi được đào tạo, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ được điều chuyển làm cơng tác khác, dẫn đến tình trạng hẫng hụt về số lượng, yếu kém về chất lượng.
- Lưu trữ, khai thác và quản lý các văn bản liên quan đến công tác BVCTNB
Việc quản lý các văn bản liên quan đến CTNB tuy được thực hiện chặt chẻ theo quy định; nhưng những văn bản có liên quan đến cơng tác BVCTNB qua thời gian dài sử dụng khơng cịn ngun vẹn, khó cho việc khai thác, mặt
khác một số văn bản của địch để lại nội dung khơng trung thực, từ đó việc vận dụng, xem xét, xử lý cán bộ, đảng viên từng lúc chưa khách quan.