tác bảo vệ chính trị nội bộ và cơng tác cán bộ, đảng viên
Một là, tổ chức triển khai thực hiện tốt Quy định 57-QĐ/TW của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về BVCTNB Đảng”
Quy định 57 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề về BVCTNB Đảng” [10] được xây dựng trên cơ sở bổ sung, sửa đổi Quy định 75-QĐ/TW ngày 25-04- 2000 của Bộ Chính trị (khóa IX) [7], nhằm khắc phục những hạn chế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cơng tác BVCTNB trong tình hình mới. Ban Tổ chức Trung ương nhiều hướng dẫn thực hiện Quy định 57, là căn cứ xác định tiêu chuẩn chính trị người xin vào Đảng, vào cấp ủy, làm cán bộ chủ chốt, làm việc ở cơ quan, bộ phận trọng yếu cơ mật; là cơ sở để các cấp ủy đảng rà soát, xem xét tiêu chuẩn chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên; đưa ra khỏi các tổ chức Đảng, những người khơng đủ tiêu chuẩn về chính trị hoặc giải quyết những trường hợp có vấn đề về chính trị một cách đúng đắn, thể hiện rõ quan điểm của Đảng, làm trong sạch về chính trị đội ngũ cán bộ, đảng viên, cơ quan lãnh đạo của cả HTCT. Quy định, có tác dụng chủ động ngăn chặn không để lọt những trường hợp khơng đủ tiêu chuẩn về chính trị vào Đảng, vào cơ quan lãnh đạo của HTCT.
Khi thực hiện Quy định 57 của Bộ Chính trị, phải quán triệt đúng một số điểm sau: Khi xem xét vấn đề CTNB, giữa lịch sử chính trị với vấn đề chính trị hiện nay thì vấn đề chính trị hiện nay là chính; giữa bản thân với quan hệ gia đình thì bản thân là chính; giữa quản lý đầu vào và quản lý đầu ra thì quản lý đầu vào là chính; giữa xử lý và sử dụng thì sử dụng là chính. Đây là quan điểm chỉ đạo quan trọng về mặt nhận thức lý luận và thực tiễn để xây dựng, thiết kế nội dung các điều khoản của Quy định. Đó là tiếp tục giải quyết, quản lý chặt chẽ vấn đề lịch sử, tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo, giải quyết vần đề chính trị hiện nay.
+ Về lịch sử chính trị: chiến tranh đã kết thúc hơn 42 năm, các trường hợp có vấn đề lịch sử chính trị bản thân về cơ bản đã phát hiện, xem xét, kết luận, xử lý. Vấn đề lịch sử chính trị chỉ tập trung chủ yếu ở quan hệ gia đình gồm: cha, mẹ, người trực tiếp ni dưỡng của vợ hoặc chồng có tội ác với cách mạng, với Nhân dân. Cần xác định đúng tiêu chí, mức độ vi phạm về lịch sử chính trị để giải quyết đúng đắn, phù hợp.
+ Vấn đề chính trị hiện nay: là vấn đề đã và đang tác động trực tiếp đến sự sống cịn của Đảng, của chế độ. Vì vậy, cần có sự quan tâm thích đáng đối với vấn đề này trong cơng tác BVCTNB thời gian tới. Phải nhìn nhận đúng đắn yếu tố bên trong với yếu tố bên ngồi của cơng tác BVCTNB.
Về yếu tố bên trong, cùng với việc đề phịng sai lầm về đường lối, chủ trương, chính sách; việc phịng chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội chính trị và vi phạm nguyên tắc tổ chức Đảng là cực kỳ quan trọng. Bảo vệ TSVM về chính trị của Đảng; chống tha hóa, thối hóa, biến chất của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ vị trí lãnh đạo. Quyền lực chính trị gắn với quyền lực kinh tế; phẩm chất chính trị gắn với phẩm chất đạo đức lối sống. Do đó, phải quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, đề phòng và đấu tranh chống các bệnh trong nội bộ Đảng: cơ hội chính trị, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân; bị nước ngoài và các thế lực thù địch mua chuộc… phải nâng cao vai trò lãnh
đạo của Đảng và quản lý Nhà nước, giữ gìn uy tín của Đảng, niềm tin của Nhân dân đối với Đảng.
Về yếu tố bên ngoài, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Chúng tăng cường thủ đoạn “diễn biến hồ bình”, lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tơn giáo, kích động những phần tử chống đối, cơ hội chính trị, những phần tử cực đoan trong một số tôn giáo và dân tộc thiểu số; ngấm ngầm, công khai ủng hộ tài trợ cho những phần tử chống đối dưới danh nghĩa “khác chính kiến”; tạo sự phân tâm trong nội bộ Đảng và tâm lý hoang mang, giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng. Lợi dụng mở cửa hội nhập kinh tế để hoạt động chống phá về chính trị, thực hiện ý đồ về chiến lược “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Vấn đề chính trị hiện nay rất phức tạp, nó vừa nẩy sinh từ trong nội bộ, vừa có sự tác động chống phá từ bên ngồi; là sự kết hợp chuyển hóa giữa yếu tố bên trong với bên ngồi, trong đó giải quyết được yếu tố bên trong, nội bộ là cơ bản, trực tiếp và quyết định. Đây là lý do đòi hỏi sự chuyển hướng, quan tâm tới “vấn đề chính trị hiện nay” trong cơng tác BVCTNB. Cần đổi mới tư duy, nhận thức về cơng tác BVCTNB trong tình hình mới. Giữa lịch sử chính trị với chính trị hiện nay khơng cắt rời, đứt đoạn, nó có mối quan hệ gắn kết, tác động qua lại rất phức tạp.
- Thực hiện công tác BVCTNB phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, chính sách đại đồn kết dân tộc và Điều lệ Đảng; đáp ứng yêu cầu BVCTNB trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập; đặc biệt chú ý làm rõ những vấn đề chính trị hiện nay.
- Đề cao trách nhiệm của cấp ủy cơ sở trong việc quản lý đảng viên, nhất là đảng viên đi làm ăn xa, đảng viên có biểu hiện thối hóa, biến chất để phát hiện, xử lý kịp thời. Tăng cường phân cấp, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy đảng, của cơ quan BVCTNB trong công tác quản lý, phát hiện; chủ trì phối hợp xem xét thẩm tra, kết luận về chính trị của cán bộ, đảng viên.
- Trong thẩm tra, xác minh những vấn đề về chính trị phải thực hiện đúng thẩm quyền được quy định tại Chương IV của Quy định số 57 [10]; Hướng dẫn số 11 [35]; phải thận trọng khách quan, phải nắm vững quan điểm lịch sử, cụ thể, toàn diện và phát triển để xem xét, kết luận một cách khoa học, chính xác, rõ ràng; khơng để lọt người khơng đủ tiêu chuẩn chính trị vào cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, cơ quan trọng yếu cơ mật; đồng thời, không để cán bộ, đảng viên bị xử lý oan, sai. Trường hợp chưa xác định được vấn đề, phải có kế hoạch tiếp tục thẩm tra làm rõ. Cán bộ thực hiện thẩm tra, phải tuyệt đối trung thực, khách quan, cơng tâm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững Nghị quyết, Chỉ thị, quy định, chính sách của Đảng đối với công tác BVCTNB và pháp luật của Nhà nước.
Hai là, duy trì thành nề nếp việc chấp hành các nguyên tắc, quy định, quy chế về công tác cán bộ và cơng tác đảng viên
Để đạt mục đích làm Đảng ta suy yếu, mất vai trò lãnh đạo, các thế lực thù địch luôn chú trọng việc chấp hành các nguyên tắc, quy định, quy chế trong công tác xây dựng Đảng, đặc biệt là về công tác cán bộ, công tác đảng viên như: quy trình tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ bầu vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, cử cán bộ đi học tập, cơng tác ở nước ngồi, phát triển đảng viên, quản lý cán bộ, đảng viên để phá hoại. Từ những khuyết điểm, thiếu sót trong thực hiện các nguyên tắc, quy định, quy chế đó, chúng tìm cách đưa người vào nội bộ ta để “chui sâu”, “leo cao” phá hoại từ bên trong, kết hợp với sự tấn cơng từ bên ngồi. Do đó, duy trì thành nề nếp việc thực hiện các nguyên tắc, quy định, quy chế trong công tác cán bộ và công tác đảng viên là một yêu cầu mang tính nguyên tắc, cần chú ý những vấn đề sau:
- Quán triệt và thực hiện đúng nguyên tắc “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời đề cao trách nhiệm của các tổ chức trong HTCT và người đứng đầu tổ chức”. Các cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền phải chủ trì và chịu trách nhiệm về công tác tổ chức cán
bộ theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định; xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân có thẩm quyền và cơ quan tham mưu về công tác cán bộ.
- Đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ và thực hiện đồng bộ các khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động, bố trí, xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Nghị quyết XI Đảng bộ huyện Mỹ Tú (2015 - 2020) về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động của HTCT, đã nhấn mạnh:
Thực hiện nghiêm các ngun tắc, quy trình, quy chế về cơng tác cán bộ và chính sách cán bộ theo quy định; quy chế về giám sát trong Đảng, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đồn thể chính trị - xã hội và Nhân dân đối với cán bộ và công tác cán bộ; lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ làm thước đo chủ yếu năng lực và phẩm chất cán bộ; nhưng quyết định là đánh giá của tập thể cấp ủy quản lý cán bộ [49, tr.52].
Khi tuyển chọn, quy hoạch, điều động, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ cần đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, coi trọng việc thẩm tra, xác minh làm rõ tiêu chuẩn chính trị và phẩm chất đạo đức. Nắm chắc nguồn quy hoạch cán bộ cho các chức danh lãnh đạo, quản lý trong HTCT từ huyện đến cơ sở. Trước mắt tập trung thẩm định, rà sốt tiêu chuẩn chính trị cán bộ đưa vào quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và 2020 - 2025, kịp thời đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Nâng cao chất lượng công tác quản lý đảng viên, đưa công tác này vào nề nếp, chú trọng những đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Quản lý đảng viên cần tập trung vào những nội dung như: mức độ hoàn thành nhiệm vụ, phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Kết hợp chặt chẽ giữa quản lý của cơ quan thẩm quyền nơi cán bộ, đảng viên công tác với quản lý của cơ quan quản lý của tổ chức đảng, chính quyền nơi cư trú. Tăng cường
giáo dục cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm Quy định của Trung ương về những điều đảng viên không được làm.
Các cấp ủy, tổ chức Đảng cần coi trọng xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng; thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình, phê bình; thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên về chính trị tư tưởng, chun mơn, nghiệp vụ; phát huy vai trị tiền phong, gương mẫu của đảng viên trong các đoàn thể; đổi mới phương thức đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên, bảo đảm đúng thực chất. Thực hiện tốt việc giáo dục đảng viên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; đồng thời thường xuyên sàng lọc đảng viên, kiên quyết đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi Đảng, xử lý nghiêm minh đối với những đảng viên thối hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ luật của Đảng và pháp luật Nhà nước.
- Nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng viên, thực hiện đúng quy trình, quy định của Điều lệ Đảng, các nghị quyết, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác đảng viên, về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, quy trình thủ tục kết nạp đảng viên và cơng nhận đảng viên chính thức; ban hành các văn bản cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn của cấp trên theo thẩm quyền, phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương, đơn vị theo Quy định số 29-HD/TW, ngày 25-7-2016 “Quy định thi hành Điều lệ Đảng” và Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20-9-2016 của Ban Bí thư “Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng”.
Khi kết nạp đảng viên phải coi trọng chất lượng, tiêu chuẩn. Ngoài tiêu chuẩn chung đã được Điều lệ Đảng quy đinh, đặc biệt chú ý tiêu chuẩn về chính trị, giác ngộ lý tưởng, đạo đức lối sống, năng lực hoàn thành nhiệm vụ, khả năng quy tụ, đoàn kết, tập hợp quần chúng và thực tiễn công tác, lao động, học tập thực sự là những người ưu tú trong quần chúng; đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn theo Quy định 57 của Bộ Chính trị “Một số vấn đề BVCTNB
Đảng”, Quy định số 123 của Bộ Chính trị “Quy định một số điểm về kết nạp đảng viên đối với người có đạo và đảng viên có đạo tham gia hoạt động tôn giáo”; Thông tri số 06 của Ban Bí thư “Về kết nạp đảng viên người Hoa”...
Ba là, gắn công tác BVCTNB với đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí
Một trong những bài học kinh nghiệm đã được Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) rút ra tại Hội nghị tồn quốc tổng kết công tác BVCTNB (1986 - 2001) và sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 57 đó là: cơng tác BVCTNB phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng gắn xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng Nhà nước TSVM, làm cho tồn Đảng kiên định các quan điểm có tính ngun tắc, kiên quyết và kịp thời đấu tranh chống những khuynh hướng tư tưởng sai trái, giữ vững đường lối chính trị độc lập đúng đắn của Đảng trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; giữ vững nguyên tắc tổ chức, kỷ luật, sự thống nhất ý chí và hành động trong Đảng.
Hướng dẫn số 11 của Ban Tổ chức Trung ương về “Thực hiện Quy định 57 của Bộ Chính trị, đã chỉ rõ: cơng tác BVCTNB phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của Đảng, gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và xây dựng HTCT thật sự TSVM; đề phòng nguy cơ chệnh hướng, nguy cơ “diễn biến hịa bình” và những nguy cơ đang diễn biến phức tạp. Phải thực hiện phương châm tích cực, chủ động phịng ngừa, tự bảo vệ mình là chính; xử lý kịp thời, nghiêm minh những cán bộ, đảng viên thối hóa biến chất về chính trị; coi trọng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả mọi âm mưu, hành động phá hoại nội bộ của các thế lực thù địch, chống đối... [35, tr.2].
Gắn công tác BVCTNB với xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn những hiện tượng cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, gây mất đồn kết trong Đảng. Xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm quy định của của Đảng về những điều đảng viên không được làm, nhất là phát
ngôn, tuyên truyền, tán phát tài liệu trái Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, Hiếp pháp và pháp luật của Nhà nước. Đấu tranh có hiệu quả với âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch đã được Đại hội XII của Đảng xác định [59, tr.207-208]. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng sẽ khơng đạt được kết quả tồn diện, nếu như không quan tâm thực hiện tốt công tác BVCTNB và ngược lại công tác BVCTNB cũng không thể tiến hành nếu như đội ngũ cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên không mạnh, yếu kém về năng lực và thiếu tâm huyết.
Qua quá trình hoạt động một số tổ chức cơ sở đảng cho thấy, ở các đơn vị yếu kém có nhiều ngun nhân, trong đó có ngun nhân từ cơng tác BVCTNB. Chính vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo các cấp, các