Tiến trình của kế hoạch phân tích

Một phần của tài liệu phantichsolieudinhluong2_spss_ytcchanoi_176pages (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

3.2. Tiến trình của kế hoạch phân tích

Phân tích thống kê một bộ số liệu khơng khó nếu số liệu đã được làm sạch và

chuẩn bị thích đáng cho việc phân tích (xem chương 2) và các giả thuyết nghiên cứu

được xác định một cách rõ ràng (xem chương 1). Phần khó khăn của phân tích số liệu là

xác định câu hỏi nghiên cứu một cách rõ ràng, phần còn lại là việc chúng ta làm theo một “công thức”. Quyển sách này và chương này sẽ cung cấp cho bạn một “cơng thức” cho hầu hết các phân tích thống kê cơ bản thông thường mà bạn sẽ thực hiện trong các nghiên cứu sức khoẻ.

Bạn nên chuẩn bị một kế hoạch về những việc bạn sẽ làm thế nào để tóm tắt và phân tích bộ số liệu. Có rất nhiều câu hỏi bạn cần có thể được trả lời giúp bạn chuẩn bị kế hoạch của mình:

1. Câu hỏi nghiên cứu chỉ liên quan đến mơ tả số liệu hay nó u cầu kiểm định giả thuyết?

Nếu chỉ mô tả số liệu, tiếp tục theo câu hỏi 3 (i) ở dưới. Nếu không,

2. Những giả thuyết khoa học nào được bao hàm trong câu hỏi nghiên cứu? Một giả thuyết kiểm định bao gồm cả giả thuyết không (H0) và đối thuyết (H1). Nhưng

bạn sẽ thấy, thưịng bao giờ cũng có nhiều hơn một giả thuyết khoa học từ một câu hỏi nghiên cứu.

3. Cho từng mục đích mơ tả hoặc các giả thuyết kiểm định thực hiện, hãy:

(i) LIỆT KÊ CÁC BIẾN

• Xác định biến phụ thuộc và các biến độc lập

• Xác định loại biến (biến liên tục/khoảng chia hoặc danh mục)

(ii) TĨM TẮT CÁC BIẾN và CÁC MỐI LIÊN QUAN

• Sử dụng các thông tin từ (i), và chuyển đến các bảng 3.1 và 3.2 (được mô tả cuối chương này), chọn xem bạn sẽ làm thế nào để tóm tắt thống kê hoặc mối liên quan giữa hai biến và

• đưa ra một bảng ‘giả’ mô tả các kết quả cho mối liên quan này trong báo cáo

cuối cùng của bạn

Nếu chỉ mơ tả, thì kế hoạch phân tích của bạn đã hồn thành. Nếu khơng, cho

mỗi giả thuyết được kiểm định,

(iii) CHỌN MỘT KIỂM ĐỊNH THỐNG KÊ

• Sử dụng các bảng 3.1 và 3.2, với các thông tin từ (i) và (ii) ở trên, chọn hầu hết các kiểm định thống kê phù hợp

• Kiểm tra các giả định cho kiểm định này (xem phần 4.8) và

• Lựa chọn cuối cùng kiểm định dựa trên giả định có được thoả mãn hay không.

(iv) PHIÊN GIẢI CÁC KẾT QUẢ THU ĐƯỢC

• Lựa chọn mức ý nghĩa thống kê sẽ được dùng để kiểm định giả thuyết, • Viết ra những gì bạn muốn nói về các kết quả trong báo cáo cuối cùng như

thế nào nếu người đọc báo cáo của bạn là người khơng có chun mơn sâu về thống kê (giả sử rằng bạn đã hoàn thành phần phân tích và tìm thấy kết quả có ý nghĩa thống kê)

Phần còn lại của chương này dành cho những khái niệm của kế hoạch phân tích giúp bạn thấy một phân tích bao gồm nhiều kiểm định thống kê để trả lời cho một câu

hỏi nghiên cứu. Chương này cũng mô tả cách sử dụng phần mềm thống kê SPSS để thực hiện các phân tích thống kê thông thường mà bạn cần cho việc phân tích mơ tả một bộ số liệu.

Một phần của tài liệu phantichsolieudinhluong2_spss_ytcchanoi_176pages (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)