Các câu hỏi nghiên cứu từ bộ số liệu mẫu

Một phần của tài liệu phantichsolieudinhluong2_spss_ytcchanoi_176pages (Trang 49 - 50)

CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

3.3. Các câu hỏi nghiên cứu từ bộ số liệu mẫu

Chương 2 đã giới thiệu với bạn khái niệm về quản lý số liệu và giới thiệu một bộ số liệu từ Nghiên cứu chấn thương giao thông quốc gia. Bạn sẽ nhớ rằng chủ đề nghiên cứu là

Trong số những người bị chấn thương giao thông năm 2001, những tác động nào của chấn thương có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống?

Nhóm nghiên cứu đã chuyển chủ đề nghiên cứu thành những câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

Cung cấp các kết quả mô tả:

1. Mô tả sơ lược yếu tố xã hội-dân số (giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp) của những đối tượng bị chấn thương giao thông.

2. Mô tả sơ lược về tuổi và giới của mẫu trong các vùng nghiên cứu.

3. Mô tả điểm chất lượng cuộc sống trước chấn thương, và xem nó có bị ảnh hưởng của tuổi hay khơng.

Để xác minh tính đại diện của mẫu nghiên cứu đối với quần thể chung, từ đó có thể biết kết quả nghiên cứu có khái quát được cho quần thể hay khơng.

4. H0: Điểm trung bình của QoL trước chấn thương là tương tự như quần thể chung, là

50 điểm.

Xác minh mối liên quan giữa các yếu tố xã hội-dân số với chất lượng cuộc sống trước chấn thương.

5. H0: Điểm trung bình của QoL trước chấn thương là như nhau ở nam và nữ.

6. H0: Điểm trung bình của QoL trước chấn thương là như nhau ở tất cả các vùng

nghiên cứu.

7. H0: Điểm trung bình của QoL trước chấn thương là như nhau ở tất cả các trình độ học vấn

Kiểm tra sự thay đổi chất lượng cuộc sống sau chấn thương :

8. H0: Điểm trung bình của QoL sau chấn thương giao thông là cao hơn hoặc không

9. H0: Điểm QoL thấp (điểm danh mục) là như nhau trước và sau chấn thương

Xác định mối liên quan giữa số ngày nằm viện giữa những người đi bộ và những người đi xe.

10. H0: Trong số những người phải nằm viện, số ngày nằm viện trung bình là tương tự nhau giữa những người đi bộ và những người đi xe.

Loại trừ những người đi bộ, tìm hiểu mối liên quan giữa số ngày nằm viện với loại phương tiện bị tai nạn.

11. H0: Loại trừ những người đi bộ, số ngày nằm viện trung bình là tương tự nhau ở các nhóm đối tượng sử dụng các phương tiện khác nhau.

Tìm hiểu mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống sau chấn thương với tuổi của người bị chấn thương hoặc số ngày nằm viện.

12. H0: Điểm trung bình của QoL sau chấn thương khơng có mối liên quan với số ngày

nằm viện.

13. H0: Điểm trung bình của QoL sau chấn thương khơng có mối liên quan với tuổi của

người bị chấn thương.

Nhóm nghiên cứu quan tâm đến chấn thương ở đầu/cột sống. Trong năm 1997, tỷ lệ nạn nhân chấn thương giao thơng có tổn thương ở đầu/cột sống là 37%. Để xác minh xem tỷ lệ này ở năm 2001có thay đổi hay không:

14. H0: Tỷ lệ các nạn nhân bị chấn thương gaio thơng có tốn thương ở đầu/cột sống là 37%.

Có ý kiến cho rằng những người đi bộ ít được bảo vệ hơn những người đi xe, nên có thể dễ bị những chấn thương nặng đặc biệt là ở đầu/cột sống.

15. H0: So với những người bị chấn thương khi đi xe, tỷ lệ chấn thương ở đầu/cột sống ở những người đi bộ là tương tự hoặc thấp hơn.

Nhóm nghiên cứu cũng muốn cân nhắc đén sự nhận thức về sự khác nhau điểm dưới của QoL dựa trên mức độ chấn thương, và được lượng giá bằng vị trí chấn thương có ảnh hưởng lớn nhất.

16. H0: Tỷ lệ nạn nhân nhạn thức về điểm dưới của QoL là tương tự nhau không kể mức

độ chấn thương, và được lượng giá bằng vị trí chấn thương có ảnh hưởng lớn nhất.

Một phần của tài liệu phantichsolieudinhluong2_spss_ytcchanoi_176pages (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)