Đảo đảm về mặt nhận thức

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang (Trang 40 - 42)

Việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong TTHS về mặt nhận thức cần bảo đảm thực hiện một số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức của CQTHTT, NTHTT trong việc nhận

thức đúng tầm quan trọng về quyền của người bị tạm giữ và bảo đảm các quyền của người bị tạm giữ được thực hiện.

Thứ hai, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cần phải bảo đảm

thực hiện một cách triệt để hiệu quả và được các chủ thể THTT nhận thức đúng nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của nó. Bởi vì họ là những người trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng nên việc đòi hỏi họ phải nhận thức được việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng đặc biệt là quyền tự bào chữa và nhờ người khác bào chữa; việc nhận thức các quyền này bảo đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ, bảo đảm công bằng, đúng pháp luật.

Thứ ba, thực tiễn trong hoạt động TTHS vẫn còn xuất hiệu nhiều trường hợp,

tư tưởng xem nhẹ vai trò của người bào chữa và một số biểu hiện cản trở gây khó khăn cho luật sư khi tham gia tố tụng điều này vơ tình làm giảm đi hiệu qủa trong công cuộc đấu tranh chống tội phạm. Tư cách tham gia tố tụng của người bào chữa chưa thực sự bình đẳng với NTHTT, là quyền năng phát sinh của người bị bắt, bị tạm giữ dường như hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp thuận hay không của CQTHTT. Người bào chữa chưa được bình đẳng trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người bị nghi là thực hiện tội phạm. Chính vì vậy, để tiếp cận quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ một cách hiệu quả địi hỏi phải có sự nhận thức rõ từ các CQTHTT cùng với sự hợp tác và hỗ trợ từ phía CQTHTT dưới nhiều hình thức như giải thích rõ cho người bị tạm giữ về quyền bào chữa hoặc nhờ người bào chữa, hướng dẫn viết đề nghị người bào chữa, yêu cầu Đoàn luật sư chỉ định Luật sư bào chữa … để bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ được thực hiện một cách toàn diện theo tinh thần cải cách tư pháp 2020.

1.4.4. Bảo đảm kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ phạm quyền con người của người bị tạm giữ

Thực tiễn cho thấy, người bị tạm giữ là người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong q trình giải quyết vụ án. Họ là người bị CQTHTT coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm. Trong những năm qua hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm được thực hiện tại tỉnh Kiên Giang nhìn chung có hiệu quả, các quy định của BLTTHS được các CQTHTT và người THTT chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất quyền con người của người bị tạm giữ về cơ bản được thực hiện. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ tại tỉnh Kiên Giang nói chung vẫn cịn một số hạn chế như tình trạng bắt giữ người khi chưa có lệnh bắt, lạm dụng việc tạm giữ hành chính, đe dọa, đánh mắng người bị tạm giữ, các quy định của BLTTHS cịn bị vi phạm. Do đó, cần nâng cao ý thức, trình độ năng lực của NTHTT, quy định rõ chế độ trách nhiệm đối với NTHTT, tăng cường hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp từ

phía các CQTHTT, thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm NTHTT khi phát hiện có những hành vi xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ và phải bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi cho người bị oan, trường hợp nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)