1 Tồng số người bị tạm giữ 073 34 79 42
3.3. Giải pháp đối với thực tiễn bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
tạm giữ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
Trên cơ sở báo cáo kết quả công tác năm 2015 của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang, người viết đề xuất một số giải pháp chung đặt ra cho công tác kiểm sát nói chung trên địa bàn tỉnh Kiên Giang để bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong TTHS như sau:
Cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, trình độ pháp lý, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của những người tiến hành tố tụng, trong công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý tin báo, tố giác tội phạm của nhân dân. Kịp thời có mặt tại nơi xảy ra vụ việc có tin báo để xác nhận có hay khơng có hành vi phạm tội, có người phạm tội hay khơng, có những hoạt động tác nghiệp phù hợp để thu giữ tang vật, các dấu vết liên quan … làm cơ sở ban đầu xác định hành vi phạm tội có căn cứ và đúng pháp luật, giúp cho việc tạm giữ người chính xác, khách quan, khơng bắt giữ oan người vô tội.
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị và trách nhiệm của cán bộ có thẩm quyền trong việc bắt, ra quyết định tạm giữ đối với người bị tạm giữ và cán bộ làm công tác quản lý việc tạm giữ, tạm giam tại các nhà tạm giữ, tạm giam.
Các chủ thể tiến hành tố tụng cần thường xuyên học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức kỷ luật, nắm
chắc các quy định của pháp luật về người bị tạm giữ, hiểu rõ tính chất, mục đích của việc tạm giữ; bảo đảm khi thực hiện bắt người phải có lệnh và có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát, hạn chế tình trạng “tiền trảm hậu tấu” khi bắt người; tơn trọng và bảo vệ các quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa tham gia vào quá trình điều tra vụ án hình sự ngay từ khi người bị tạm giữ có yêu cầu có người bào chữa cho họ. Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ, chiến sỹ làm công tác quản lý giam giữ, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp để đáp ứng kịp thời với yêu cầu công tác quản lý tạm giam, tạm giữ trong thời kỳ mới.
Đối với người tiến hành tố tụng trong hoạt động kiểm sát chỉ phê chuẩn lệnh bắt khi đã xác định rõ căn cứ chứng tỏ người bị nghi thực hiện tội phạm sẽ gây khó khăn cho hoạt động tố tụng. VKS phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra, nghiên cứu kỹ tài liệu, hồ sơ vụ án, gặp trực tiếp và hỏi kỹ càng ĐTV, những người có liên quan đến vụ án và cả người bị tạm giữ về các tình tiết của vụ án để quyết định phê chuẩn hay không phê chuẩn lệnh bắt, quyết định gia hạn tạm giữ. Trong trường hợp tạm giữ người khơng có căn cứ thì VKS kiên quyết khơng phê chuẩn quyết định gia hạn tạm giữ, yêu cầu cơ quan điều tra hủy bỏ quyết định tạm giữ và trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. VKS cấp trên chủ động hướng dẫn nghiệp vụ, thông báo rút kinh nghiệm đối với VKS cấp dưới, kịp thời có những thơng tin hai chiều về những vướng mắc, khó khăn cần tháo gỡ trong cơng tác kiểm sát việc tạm giữ. Mỗi Kiểm sát viên cần đề cao ý thức trách nhiệm, ý thức pháp luật, ý thức chính trị và đạo đức nghề nghiệp trong quá trình thực thi cơng vụ của mình.
Trên cơ sở quán triệt tinh thần cải cách tư pháp về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của các cơ quan tư pháp, cần tập trung đào tạo những cán bộ giỏi, chuyên sâu trong từng lĩnh vực để có nhiều chuyên gia giỏi, khắc phục tình trạng chất lượng cán bộ tư pháp còn yếu như hiện nay. Đồng thời, cần nâng cao sự phối hợp giữa các cơ quan THTT nhất là giữa CQĐT và VKS, giữa ĐTV và kiểm sát viên trong việc tạm giữ người bị nghi thực hiện tội phạm. Kịp thời tháo gỡ những
khó khăn trong việc xác định hành vi phạm tội của người bị tạm giữ, trên cơ sở phát huy trí tuệ tập thể có đường lối phân loại, xử lý chính xác đúng quy định của pháp luật bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ được thực hiện.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằm nâng cao nhận thức pháp luật và thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo đảm cơng dân tham gia tích cực vào việc đấu tranh chống tội phạm.
+ Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao hiểu biết của người dân về kiến thức pháp luật. Điều này một mặt giúp người dân tự ý thức và tuân thủ pháp luật, tự mình bảo vệ những lợi ích chính đáng của bản thân và lợi ích chung của xã hội, mặt khác giúp cơ quan THTT nhanh chóng phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những hành vi phạm tội. Thực tiễn cho thấy, phần lớn nhân dân do thiếu hiểu biết pháp luật mà nhất là pháp luật về TTHS nên đôi khi cịn có thái độ tiêu cực trong đấu tranh phịng chống tội phạm. Hay do sợ mất thời gian, sợ liên lụy tới pháp luật, sợ bị trả thù … nên khơng tích cực tham gia vào việc tố giác tội phạm. Thậm chí, có người vì những lý do cá nhân khác nhau mà cung cấp thơng tin thiếu chính xác, sai sự thật gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình xác minh, giải quyết tin tố giác, tin báo về tội phạm và trong quá trình gải quyết vụ án hình sự. Bởi vậy, cơng tác tuyên truyền giáo dục cho nhân dân là rất cần thiết và cần được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Thơng qua các phương tiện thơng tin đại chúng, thơng qua các đồn thể quần chúng , các tổ chức chính trị, xã hội, thơng qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật dưới dạng sân khấu hóa… và đặc biệt quan tâm đến cơng tác giáo dục pháp luật từ các cấp trong trường học để tạo thói quen và nâng cao ý thức tơn trọng pháp luật.
- Đối với người bị tạm giữ cần phải được thường xuyên giáo dục chính sách, pháp luật, nội quy nhà tạm giữ, trại tạm giam, quy chế về tạm giữ, tạm giam. Nhằm nâng cao ý thức cho người bị tạm giữ, hạn chế mức thấp nhất việc người bị tạm giữ phạm tội mới ở nhà tạm giữ, đồng thời nâng cao hiểu biết, nhận thức để người bị tạm giữ tự bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Nâng cao chất lượng kiểm sát cơng tác tạm giữ bảo đảm cho việc bắt tạm giữ được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị bắt, người bị tạm giữ cũng như các quyền khác của họ được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ thì cần nâng cao hơn ý thức, trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, kiểm sát chặt chẽ việc phân loại người bị tạm giữ nhằm chống thông cung, trốn, vi phạm kỷ luật và phạm tội mới, hạn chế thấp nhất các trường hợp chết do tự sát. Tăng cường công tác kiểm sát hàng ngày của Viện kiểm sát đối với nhà tạm giữ, trại tạm giam. Phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ bắt, tạm giữ hình sự sau khơng đủ căn cứ khởi tố phải trả tự do. Kiểm sát chặt chẽ công tác quản lý và việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật. Nhằm thực hiện nghiêm việc việc bảo đảm các quyền con người và quyền lợi ích hợp pháp khác của người bị tạm giữ.
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho nhà tạm giữ, cải thiện và nâng cao chất lượng các phương tiện thông tin, liên lạc phục vụ cho công tác tạm giữ, tạm giam. Thực tế tình hình người bị tạm giữ trong thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp. Người phạm tội ngày càng manh động, chống đối quyết liệt, dùng những thủ đoạn và phương tiện kỹ thuật tinh vi nhằm che dấu tội phạm. Trong khi đó cơ sở vật chất phục vụ cho việc tạm giữ ở nhiều địa phương đã được xây dựng từ lâu, xuống cấp, hư hỏng, không đáp ứng được yêu cầu quản lý việc giam giữ trong tình hình mới. Nhiều dự án phục vụ công tác tạm giữ chậm được triển khai, vệ sinh môi trường cơ sở tạm giữ không đảm bảo. Do vậy, cần thiết phải bổ sung các trang thiết bị kỹ thuật nhằm bảo đảm tốt nhất cho công tác kiểm tra, quản lý người bị tạm giữ tại các buồng giam giữ trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Cài đặt các hệ thống camera để quan sát trong các buồng tạm giữ, tạm giam để kịp thời phát và giải quyết các vấn đề đột xuất xảy ra như: tự tử, đánh nhau, bỏ trốn, “thơng cung”. Đồng thời, cần có kế hoạch và kịp thời triển khai thực hiện việc sửa chữa hoặc xây mới đối với các nhà tạm giữ, trại tạm giam xuống cấp và thường xuyên quá tải…
- Nâng cao vị trí, vai trị của luật sư trong hoạt động tư pháp, luật sư phải là người đại diện thực sự cho thân chủ. Sự tham giai của luật sư là giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong q trình tiến hành tố tụng, nhanh chóng làm sáng tỏ bản chất thật sự của vụ án, tránh làm giảm thiểu đến mức thấp nhất oan, sai, không vô tư, khách quan trong hoạt động tố tụng.
- Phát tiển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý. Mặc dù công tác đào tạo luật sư trong những năm gần đây đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dân về hỗ trợ pháp lý, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế mà đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa (huyện U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, An Minh …) và việc những người nghèo, có hồn cảnh khó khăn thì việc mời luật sư tham gia tố tụng rất khó. Vì vậy, phát triển đội ngũ trợ giúp viên pháp lý ở các địa phương sẽ là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường hoạt động bào chữa.
- Do sự hiểu biết pháp luật của người dân chưa cao, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa nên khi vi phạm pháp luật ít người nắm rõ và biết được các quyền của mình. Chính những lúc như thế này, Điều tra viên phải là người đầu tiên hướng dẫn, phổ biến quyền và nghĩa vụ của họ. Khi người bị tạm giữ biết được quyền của mình thì họ sẽ tự tin yêu cầu luật sư cho mình. Chính vì vậy, trách nhiệm, lương tâm của Điều tra viên là rất quan trọng, hình thành nên nguyên tắc ứng xử trong tốt tụng; trong quá trình giải quyết vụ án bảo đảm trung thực, khách quan.
- Công tác đào tạo con người là then chốt, chất lượng đào tạo sẽ phản ánh được thông qua năng lực làm việc thể hiện ở chất lượng công việc. Để làm được điều này Nhà nước cần có sự đột phá về chế độ lương, thưởng, phụ cấp kèm theo đó là trách nhiệm của cán bộ và tổ chức công tác hậu kiểm chặt chẽ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Thực tiễn cho thấy, người bị tạm giữ là những người tham gia tố tụng có vị trí trung tâm trong q trình giải quyết vụ án. Họ là người bị cơ quan tiến hành tố tụng coi là người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm. Trong những năm qua, hoạt động đấu tranh phịng chống tội
phạm được thực hiện nhìn chung có hiệu quả, các quy định của BLTTHS được các CQTHTT, NTHTT chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất quyền của người bị tạm giữ cơ bản được thực hiện. Tuy nhiên, từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ vẫn cịn hạn chế do ý thức, trình độ, năng lực của người THTT, chế độ trách nhiệm đối với người THTT chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, việc tăng cường giáo dục, ý thức pháp luật, ý thức về quyền con người , nâng cao trình độ các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường hiệu quả giám sát hoạt động tư pháp từ phía các cơ quan THTT, tạo thế cân bằng trong quy định về quyền và nghĩa vụ của những người THTT và người tham gia tố tụng, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ đáp ứng các yêu cầu đặt ra theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị.
Tóm lại, cùng với việc hồn thiện, hướng dẫn thực hiện các quy định của BLTTHS mới, cần thực hiện các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng trong bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ. Trong đó có những giải pháp quan trọng như: Tăng cường hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật tố tụng hình sự; nâng cao trình độ năng lực vị thế của đội ngũ luật sư; hoàn thiện chế độ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với việc vi phạm quyền con người trong tố tụng hình sự nói chung, của người bị tạm giữ nói riêng; kiện tồn tổ chức, biên chế đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tư pháp.
KẾT LUẬN
Bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng trong trong TTHS là vấn đề rộng và chưa được nghiên cứu nhiều trong khoa học TTHS. Đây là một vấn đề khó nhưng rất quan trọng cả về lý luận và thực tiễn , nghiên cứu đề tài luận văn thạc sỹ luật học “Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang” học viên đã cố gắng nghiên cứu góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận
những điểm chung và những đòi hỏi đặc thù trong việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ; đưa ra một số giải pháp thực tiễn nhằm hoàn thiện việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ.
Trên phương diện thực tiễn, các cơ quan THTT tỉnh Kiên Giang từ lâu đã chú trọng việc bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền con người của người bị tạm giữ, trong thời gian qua từ năm 2011 – 2015 bảo đảm không vi phạm về quyền con người theo thống kê của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ dừng lại ở mức độ cá nhân và bên cạnh việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ thì cịn có một số hạn chế nhất định về điều kiện thực hiện bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ cũng như một số ít cá nhân người THTT chưa nhận thức rõ vai trị, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Luận văn này là một cơng trình đi sâu nghiên cứu về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ giai đoạn 2011 – 2015 để làm rõ vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ thực tế tại tỉnh Kiên Giang, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong cơng tác bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong thời gian tới.
Luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ thực tế tỉnh Kiên Giang, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu thực hiện luận văn nhưng kết quả nghiên cứu của