1 Tồng số người bị tạm giữ 073 34 79 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG
Trong quá trình hình thành và phát triển Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng từ góc độ quy định của pháp luật cũng như việc áp dụng các quy định đó trên thực tế.
Trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện BLTTHS 2015 đã phát triển lên một bước ngoặt mới, hồn thiện các ngun tắc tố tụng hình sự; các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng, quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giữ, các biện pháp ngăn chặn, các thủ tục điều tra, truy tố … đặc biệt bổ sung một số chế định rất quan trọng liên quan đến việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự như ghi nhận nguyên tắc suy đốn vơ tội; quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra; Điều chỉnh khái niệm chứng cứ; xử lý chặt chẽ hơn về vật chứng. Ngoài ra BLTTHS 2015 cũng quy định về rút ngắn thời hạn tạm giam, việc
gia hạn tạm giam cùng nhiều bổ sung về hoạt động điều tra, truy tố …trong vụ án hình sự.
Từ góc độ pháp luật quốc tế, BLTTHS 2015 cơ bản thể hiện được nội dung của pháp luật quốc tế liên quan đến việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong tố tụng hình sự.
Riêng đối với BLTTHS 2003 là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động tố tụng trong đấu tranh phòng chống tội phạm. Trong những năm qua, hoạt động đấu tranh phịng chống tội phạm được thực hiện nhìn chung có hiệu quả; các quy định của BLTTHS được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất; quyền con người của người bị tạm giữ về cơ bản được thực hiện.
Tuy nhiên, nhìn từ góc độ bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong hoạt động tố tụng hình sự những năm qua cũng cịn một số hạn chế như tình trạng bắt tạm giữ trái pháp luật (khơng có lệnh bắt), các quy định của BLTTHS còn bị vi phạm nhiều mà nguyên nhân của những hạn chế đó phần lớn là do ý thức, trình độ, năng lực của người tiến hành tố tụng; chế độ trách nhiệm đối với người tiến hành tố tụng chưa rõ ràng.
Trong suốt tiến trình thực hiện trên thực tế về quyền con người của người bị tạm giữ từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua 2011-2015 cho thấy: trình độ, năng lực của NTHTT đã được cải thiện rõ rệt, tuy nhiên thực tế thực hiện áp dụng pháp luật nói chung và đối với người bị tạm giữ nói riêng cịn nhiều hạn chế. Mặc dù bằng cấp, trình độ của đội ngũ cán bộ NTHTT được nâng lên đáng kể nhưng cách thức, nhận thức và lề lối làm việc cho đến nay vẫn chưa có sự cải thiện. Chính vì vậy tác giả ln nhấn mạnh rằng pháp luật dù có kiện tồn đến mấy cũng chỉ là công cụ hỗ trợ, yếu tố con người mới là yếu tố quyết định. Vì lẽ đó, để bảo đảm quyền con người nói chung và bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng thực tế cần nâng cao nhận thức của NTHTT là điều cốt lõi, đầu tiên và quan trọng nhất.
Chương 3