1 Tồng số người bị tạm giữ 073 34 79 42
3.2. Giải pháp bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong pháp luật Tố tụng hình sự
pháp luật Tố tụng hình sự
Bảo đảm thực hiện quyền con người của người bị tạm giữ được đặt ra trước hết xuất phát từ mục tiêu, bản chất của chế độ; đó cũng là một trong những nội dung và đặc trưng rất cơ bản và quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN mà chúng
ta đang xây dựng; đồng thời, trước xu thế dân chủ hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng, đòi hỏi quyền con người và các quyền tự do cơ bản của cá nhân công dân phải được tôn trọng và tăng cường hơn nữa. Trước yêu cầu đó, trong điều kiện của nước ta hiện nay, bảo đảm hiện thực hóa quyền con người cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp. Công tác lập pháp của Quốc hội trong thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế. Trong hoạt động lập pháp, tình trạng một số luật, pháp lệnh mới được ban hành nhưng chất lượng chưa cao, thiếu tính khả thi, chậm đi vào cuộc sống. Quá trình xây dựng một số luật, pháp lệnh chưa thực sự bám sát nhu cầu cuộc sống, dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống pháp luật, từ đó làm cho quyền con người, quyền công dân, quyền con người của người bị tạm giữ chưa được thực hiện đầy đủ trong thực tiễn.
Quy trình xây dựng pháp luật chưa đồng bộ và có điểm chưa hợp lý; nhiều nội dung đã được quy định nhưng việc thực hiện có lúc cịn chưa nghiêm túc. Việc bảo đảm tính hợp hiến và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với một số dự án luật, pháp lệnh và cơng tác giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thực hiện còn hạn chế. Quy định trong nhiều văn bản pháp luật, pháp lệnh được ban hành vẫn còn trùng lặp hoặc mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản đã được ban hành trước đó, nhiều quy định cịn mang tính khung chưa cụ thể, do thiếu cơ chế, điều kiện bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp.
Vì vậy, trong thời gian tới giải pháp hoàn thiện và hướng dẫn áp dụng pháp luật về bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ trong pháp luật TTHS cần tập trung:
Thứ nhất, cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể các biện pháp ngăn chặn không giam giữ như bảo lĩnh, cấm đi khỏi nơi cư trú, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm cho việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, mục đích giúp cho CQTHTT tăng cường áp dụng các biện pháp này. Cần hướng dẫn thống nhất áp dụng Điều 122 BLTTHS 2015 về mức tiền phải đặt, thẩm quyền và thủ tục cụ thể về việc sung quỹ
Nhà nước số tiền đặt để các CQTHTT không gặp vướng mắc hay lúng túng khi thực hiện áp dụng biện pháp ngăn chặn này…
Thứ hai, cần chú trọng cơng tác nâng cao nhận thức, trình độ của Điều tra
viên, Kiểm sát viên.
Để bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ phụ thuộc nhiều vào sự hoàn thiện của các quy định pháp luật và việc hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Tuy nhiên, dù pháp luật có quy định cụ thể đến đâu thì hiệu quả của nó phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm, nhận thức của người áp dụng pháp luật trong từng trường hợp cụ thể. Việc áp dụng các quy định của pháp luật mang tính cưỡng chế cũng phụ thuộc vào nhiều quan điểm, cách nhìn nhận của người có thẩm quyền áp dụng. Ví dụ như một người phạm tội nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng đều có căn cứ để tạm giam, tuy nhiên việc có áp dụng biện pháp tạm giam hay không trong từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào quan điểm của người có thẩm quyền.
Trong hoạt động tố tụng, nhiều hành vi tố tụng (kỹ năng điều tra, kỹ năng kiểm sát…) chưa được BLTTHS quy định; các hành vi tố tụng đó được thực hiện tốt hay khơng, bảo đảm tôn trọng quyền con người của người bị tạm giữ hay không phụ thuộc vào khả năng, kinh nghiệm của từng chủ thể tiến hành tố tụng. Chính vì vậy, cần tăng cường nhận thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ, trình độ văn hóa ứng xử CQTHTT, NTHTT là giải pháp quan trọng bảo đảm cho hoạt động điều tra, truy tố đáp ứng yêu cầu tôn trọng và bảo đảm quyền con người nói chung và quyền con người của người bị tạm giữ nói riêng.
Thứ ba, cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm hình sự đối với các hành
vi xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ trong hoạt động tư pháp nói chung. Đồng thời cần mạnh tay truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp do thiếu trách nhiệm truy cứu trách nhiệm hình sự oan người khơng có tội gây hậu quả nghiêm trọng mới có thể nâng cao trách nhiệm của NTHTT trong việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ và từng bước hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại trong trường hợp oan, sai trong tố tụng hình sự.
Hồn thiện chế độ kỷ luật đối với hành vi xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ trong TTHS. Những hành vi của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xâm phạm quyền con người của người bị tạm giữ chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự thì tùy tính chất, mức độ phải được xử lý kỷ luật một cách hợp lý; phải được đánh giá để bãi miễn hoặc không tái bổ nhiệm chức danh chuyên môn như Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Điều tra viên, Kiểm sát viên… Đặc biệt là những người không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tư pháp, đã có những vi phạm nghiêm trọng quyền con người của người bị tạm giữ thì khơng nên phân cơng tiếp tục thực hiện các trách nhiệm, quyền hạn tố tụng hình sự đặt ra.