Những khó khăn, vướng mắc

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang (Trang 52 - 58)

1 Tồng số người bị tạm giữ 073 34 79 42

2.2.2. Những khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế trong công tác thực hiện việc tạm giữ hình sự trên địa bàn tỉnh Kiên Giang như vẫn cịn tình trạng người bị tạm giữ bị tạm giữ quá hạn, do hết thời hạn tạm giữ nhưng khơng có quyết định gia hạn tạm giữ của cơ quan ra quyết định tạm giữ hoặc quyết định tố tụng khác thay thế. Trong công tác quản lý các nhà tạm giữ, trại tạm giam vẫn có tình trạng vi phạm quy chế và nội quy ở nơi giam giữ mà chủ yếu là tình trạng đánh nhau gây mất trật tự ở nơi giam giữ.

Một số nơi lập hồ sơ đối với người bị tạm giữ, tạm giam, các chế độ, chính sách, điều kiện an tồn vệ sinh đối với người bị tạm giữ, tạm giam, việc quản lý, giáo dục chưa đúng theo quy định của pháp luật, còn một vài trường hợp xảy ra việc canh giữ chưa bảo đảm để phạm nhân trốn trại, việc phối hợp báo cáo nắm tình hình đối với các vụ việc đột xuất xảy ra như: Việc lập hồ sơ đối với người bị tạm giữ chưa đúng theo quy định của pháp luật, Trại tạm giam chưa có buồng giam đối với người kết án tử hình.

Cơng tác phân loại, xử lý thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ còn vi phạm, việc giam chung người bị tạm giữ với người bị tạm giam vẫn còn xảy ra, việc tạm giữ chung người chưa thành niên với người đã thành niên; tình trạng lạm dụng tạm giữ hành chính để chuyển bắt giữ hình sự vẫn cịn tồn tại. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong công tác kiểm sát việc tạm giữ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong những năm qua, song việc bắt giữ và tạm giữ hình sự đối với người bị tình

nghi là thực hiện tội phạm vẫn cịn nhiều hạn chế, từ đó dẫn đến tình trạng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ hình sự sau phải trả tự do cho người bị tạm giữ vẫn còn xảy ra khá phổ biến.

Trên cơ sở thống kê tình hình người bị tạm giữ sau phải trả tự do cho của các cơ quan tiến hành tố tụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong năm năm trở lại đây

(Phụ lục 1, 2) cho thấy:

-Tình trạng người bị tạm giữ có quyết định tạm giữ sau phải trả tự do năm 2011 có 134 trường hợp, năm 2012 có 163 trường hợp, năm 2013 có 93 trường hợp, năm 2014 có 44 trường hợp, năm 2015 có 19 trường hợp.

- Tình trạng người bị tạm giữ được trả tự do vì khơng đủ căn cứ khởi tố hình sự và khơng bị xử lý hành chính: năm 2011 có 34 trường hợp, năm 2012 có 7 trường hợp, năm 2013 có 2 trường hợp, năm 2014 có 27 trường hợp, năm 2015 có 5 trường hợp.

-Tình trạng người bị tạm giữ được trả tự do, chuyển xử lý hành chính: năm 2011 có 13 trường hợp, năm 2012 có 18 trường hợp, năm 2013 có 50 trường hợp, năm 2014 có 7 trường hợp, năm 2015 có 7 trường hợp.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật, trên cơ sở những nguyên tắc TTHS những quy định mang tính chất nhân đạo và nhất là trong từng trường hợp đối với từng người bị tạm giữ cụ thể, cơ quan ra quyết định tạm giữ đã hủy bỏ quyết định tạm giữ, trả tự do cho người bị tạm giữ mà không áp dụng biện pháp ngăn chặn nào khác. Những người bị tạm giữ trong những trường hợp nêu trên có thể là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo quyết định truy nã hoặc người đầu thú, tự thú nhưng bị bệnh hiểm nghèo phải hoặc đang chữa bệnh hoặc phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi…

Thông qua công tác kiểm sát, Viện kiểm sát đã phát hiện nhiều quyết định tạm giữ của cơ quan điều tra không ghi lý do tạm giữ theo quy định tại khoản 3 Điều 86 BLTTHS mà lại ghi theo tội danh. Một số lệnh bắt khẩn cấp không ghi bắt theo điểm nào của khoản 1 Điều 81 BLTTHS, một vài trường hợp ra quyết định không đúng thời hạn quy định tại Điều 87 BLTTHS, vi phạm về thời điểm bắt đầu

ra quyết định tạm giữ là khá phổ biến, thời gian vi phạm không lớn nhưng đã vi phạm trực tiếp đến những quy định cụ thể của pháp luật TTHS đối với người bị tạm giữ. Mặc dù thời gian tạm giữ không dài nhưng người bị tạm giữ bị cách ly khỏi xã hội một thời gian theo luật định, bị hạn chế các quyền cơ bản và thiết yếu của công dân như quyền đi lại, quyền tự do cư trú. Chính vì vậy, tất cả các vấn đề như về đối tượng, căn cứ, điều kiện áp dụng, trình tự, thủ tục, thời hạn, thẩm quyền ra lệnh, quyền và nghĩa vụ cũng như chế độ đối với người bị tạm giữ được pháp luật TTHS quy định khá chặt chẽ. Nhưng trên thực tế việc thực thi các quy định của pháp luật về người bị tạm giữ vẫn cịn tồn tại một số hạn chế khơng những làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án hình sự mà thơng qua đó nó đã xâm phạm, làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền và lợi ích chính đáng của người bị tạm giữ, cụ thể:

Thứ nhất là về căn cứ để tạm giữ người: Theo quy định của pháp luật hiện

hành, tại khoản 1 Điều 86 BLTTHS năm 2003 quy định “căn cứ để tạm giữ một người khi người đó bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã. Không phải cứ bắt trong các trường hợp trên là bị tạm giữ mà trong thực tế có nhiều trường hợp khơng cần thiết phải tạm giữ. Tuy nhiên, trong quá trình THTT cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng việc tạm giữ người trong trường hợp không cần thiết như: trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp hoặc bắt quả tang nhưng họ khơng có dấu hiệu bỏ trốn, khơng cản trở hoạt động điều tra, có nơi cư trú rõ ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm tội ít nghiêm trọng, căn cứ xác định tội phạm đã đầy đủ.

Thứ hai là về thủ tục tạm giữ đối với người bị tạm giữ: Vẫn còn những trường hợp vi phạm về thủ tục tạm giữ, đặc biệt là ở các cơ quan điều tra cấp huyện. Theo quy định tại Điều 133, 134 BLTTHS 2003 thì người được CQTHTT triệu tập hợp lệ đến làm chứng mà vắng mặt khơng có lý do chính đáng và việc vắng mặt cuả họ gây cản trở cho công tác điều tra, truy tố thì có thể bị dẫn giải. Khi cơng dân được triệu tập tới cơ quan điều tra rồi bị tạm giữ thì việc tạm giữ đó là trái pháp

luật. Vì trong trường hợp này, người bị tạm giữ không phải là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang nên khơng có căn cứ để tạm giữ họ. Trừ trường hợp người đó phạm tội quả tang tại trụ sở cơ quan điều tra rồi bị bắt thì mới được tạm giữ họ. Đối với người được triệu tập tới CQĐT để lấy lời khai, sau đó có đủ căn cứ khẳng định người đó thực hiện tội phạm thì không được ra quyết định tạm giữ họ, cần ra quyết định khởi tố bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn thích hợp với tính chất và hành vi phạm tội của họ.

Trên thực tế một số địa phương vẫn cịn tình trạng lạm dụng việc tạm giữ người của cơ quan công an cấp huyện, như việc công dân được triệu tập đến CQĐT để lấy lời khai hoặc cảnh sát khu vực yêu cầu một số người tới trụ sở vì đã thực hiện hành vi vi phạm nào đó. Họ khơng bị đưa vào nhà tạm giữ, chưa có quyết định tạm giữ nhưng họ bị câu lưu lại và phải ngồi ở phòng chờ, phòng trực ban cả ngày đêm ở đó.

Thứ ba là việc trình bày lời khai: Theo quy định của pháp luật đây là quyền

của người bị tạm giữ tuy nhiên trong thực tế khi tiến hành lấy lời khai của người bị tạm giữ thì tình trạng người bị tạm giữ bị bức cung, mớm cung, sử dụng những câu hỏi áp đặt trả lời dạng có -khơng, nhục hình (đánh, tát vào mặt) vẫn còn tồn tại. Chính những điều này đã làm ảnh hưởng đến tính khách quan và tính hợp pháp của lời khai người bị tạm giữ, vi phạm nghiêm trọng những quy định về chứng cứ và thu thập chứng cứ trong BLTTHS, vi phạm việc bảo đảm quyền con người trong TTHS.

Thứ tư là quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa: Theo quy định

tại điều 58 BLTTHS 2003, theo điều 73 BLTTHS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa, quyền bào chữa có kể từ khi một người bị tạm giữ. Tuy nhiên, trên thực tế các quy định này không phát huy được hiệu quả do nhiều nguyên nhân, trong đó sự phụ thuộc từ chính rào cản các quy phạm pháp luật khác, quá trình lấy lời khai ở giai đoạn quan trọng thường khơng có sự chứng kiến của luật sư vì cơ quan điều tra khơng có nghĩa vụ thơng báo cho luật sư biết thời gian lấy lời khai. Thêm nữa sau khi được cấp giấy chứng nhận bào chữa luật sư thường gặp

nhiều khó khăn khi tiêp xúc với người bị tạm giữ do thủ tục hành chính cịn nhiều bất cập: Phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát thì Trại tạm giam, tạm giữ mới có quyền cho Luật sư gặp người bị tạm giam, tạm giữ. Các chủ thể tiến hành tố tụng chưa nhận thức rõ tầm quan trọng và vai trò của Luật sư trong vụ án. Quyền của Luật sư đặc biệt bị hạn chế trong giai đoạn điều tra rất nhiều so với các giai đoạn tố tụng khác, mà giai đoạn điều tra là giai đoạn vô cùng quan trọng, cần thiết phải tạo điều kiện để Luật sư tham gia, phối hợp hạn chế được nhiều vụ oan, sai về sau. Tuy nhiên, trên thực tế quyền bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ gần như không được thực hiện.

Trong giai đoạn điều tra, việc người bào chữa tiếp cận hồ sơ vụ án và gặp người tạm giữ là vơ cùng khó khăn. Đây hồn tồn là do vấn đề nhận thức. Việc Luật sư tham gia vào giai đoạn điều tra còn nhiều trắc trở một phần không phải người bị tạm giữ nào cũng biết mình có quyền u cầu Luật sư, mà ĐTV thường “quên” giải thích, một phần vì u cầu bí mật và kịp thời trong hoạt động điều tra. Có trường hợp ĐTV cịn cho rằng có Luật sư tham gia mất thời gian điều tra vụ án. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho tất cả các vi phạm này là do cơ quan điều tra hay các ĐTV mà trong một số trường hợp có khơng ít Luật sư lợi dụng việc tham gia vụ án ngay từ ban đầu để kéo dài, tung tin tạo dư luận không tốt làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ án. Do vậy mà vì mục đích giải quyết nhanh chóng vụ án và do sự thiếu tin tưởng các Luật sư nên ĐTV đã dùng nhiều cách để người bị tạm giữ từ chối luật sư bào chữa, hoặc đối với người chưa thành niên bị tạm giữ thì người giám hộ của họ tự bào chữa cho họ. Tuy nhiên dù có vì mục đích gì thì vấn đề sự trung thực, tôn trọng pháp luật các CQTHTT cần phải được quan tâm hơn nữa nhằm bảo đảm cho quyền con người của người bị tạm giữ được thực hiện.

Thứ năm là việc bảo đảm quyền con người khác của người bị tạm giữ: Trên

thực tế, người bị tạm giữ chỉ bị tạm giữ hình sự khi họ bị tình nghi là đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Việc tạm giữ người trong TTHS bắt buộc phải có quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ thường chỉ được tiến hành một cách rất hình thức là giao quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ để người bị tạm giữ ký vào quyết

định tạm giữ, mục đích chủ yêu là phục vụ cho việc hợp thức hóa đầy đủ thủ tục lưu trong hồ sơ của CQĐT. Bản chất của việc giao quyết định tạm giữ cho người bị tạm giữ theo đúng quy định của pháp luật nhằm mục đích để người bị tạm giữ đọc và biết lý do mà mình bị tạm giữ. Tuy nhiên cơ quan điều tra không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giữ. Do vậy dẫn đến tình trạng nhiều người bị tạm giữ khi được triệu tập lên lấy lời khai mà khơng biết lý do mình bị tạm giữ. Xảy ra những việc như vậy thực tế là do sau khi cơ quan điều tra lấy lời khai của người bị tạm giữ thấy có đủ căn cứ xác định hành vi phạm tội nên đã ra quyết định tạm giữ nhưng lại không thông báo và giải thích cho người bị tạm giữ biết lý do bị tạm giữ. Điều này vi phạm nghiêm trọng quy định của BLTTHS vi phạm việc bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ mà pháp luật bảo vệ. Một phần do nhận thức pháp luật còn hạn chế và tâm lý hoang mang của bất kỳ người nào bị tạm giữ nên tâm lý chung hầu hết họ khơng dám địi hỏi quyền được biết lý do mình bị tạm giữ.

Thứ sáu là về chế độ tạm giữ đối với người bị tạm giữ: Người bị tạm giữ là người bị nghi thực hiện tội phạm, chưa phải là người bị kết tội theo bản án của Tòa án, mà chỉ là người bị nghi thực hiện tội phạm. Mặc dù họ cũng bị tạm giữ tại Nhà tạm giữ hoặc Trại tạm giam nhưng việc họ bị hạn chế một số quyền nhất định như đã trình bày ở phần trước. Thực tế việc thực hiện chế độ tạm giữ còn nhiều tồn tại như việc người bị tạm giữ phải ở trong một căn phịng với diện tích chật hẹp ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt cũng như sức khỏe của người bị tạm giữ. Theo Nghị định 13/VBHN-BCA ngày 07/4/2014 về ban hành quy chế tạm giữ, tạm giam thì tại khoản 2 Điều 26: “Bình qn diện tích tối thiểu nơi giam, giữ đối với người bị tạm giữ, tạm giam là 2m2/1 người”… phần lớn các nhà tạm giữ đều trong tình trạng q tải. Bên cạnh đó cịn có những hạn chế trong việc phân loại người bị tạm giữ còn tồn tại, giữ chung giữa những người côn đồ hung hãn với những người phạm tội lần đầu, buộc người bị tạm giữ phải lao động ngoài khu vực tạm giữ … Mặc khác, công tác quản lý người bị tạm giữ, bảo vệ nhà tạm giữ chưa được chú

trọng dễ dẫn đến tình trạng đánh nhau giữa những người bị tạm giữ, việc người tạm giữ bỏ trốn khỏi nhà tạm giữ vẫn còn xảy ra.

Thứ bảy là việc CQTHTT vi phạm quyền khiếu nại của người bị tạm giữ:

Việc bảo đảm quyền này của người bị tạm giữ phụ thuộc rất nhiều vào CQTHTT và NTHTT. Tuy nhiên, trên thực tế thì cho dù có nhận thấy quyết định tạm giữ khơng đúng, hành vi tố tụng của NTHTT đối với người bị tạm giữ là vi phạm nhưng thực tế người bị tạm giữ khó có thể thực hiện được quyền này do bị hạn chế quyền tự do đi lại. Trong khi đó CQTHTT khơng bảo đảm quyền được khiếu nại về việc tạm giữ của người bị tạm giữ được thực hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của người bị tạm giữ theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Kiên Giang (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)