Khí hậu Việt Nam

Một phần của tài liệu chi tra moi truong (Trang 25 - 26)

CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

3.1. Dịch vụ môi trường Việt nam

3.1.1.3. Khí hậu Việt Nam

Việt Nam nằm trong vành đai nội chí tuyến, quanh năm có nhiệt độ cao và độ ẩm lớn. Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa. Biển Đơng ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của đất liền. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm khơng thuần nhất trên tồn lãnh thổ Việt Nam, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau rõ rệt. Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa Đơng Bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á.

Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: (1) Miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra) là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (Xuõn-Hạ-Thu-Đụng), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam . (2) Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hịa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Bên cạnh đó, do cấu tạo của địa hình, Việt Nam cịn có những vùng tiểu khí hậu. Có nơi có khí hậu ơn đới như tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai; Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng; có nơi thuộc khí hậu lục địa như Lai Châu, Sơn La. Đây là những địa điểm lý tưởng cho du lịch, nghỉ mát. Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25oC (Hà Nội 23oC, Huế 25oC, thành phố Hồ Chí Minh 26oC). Mùa Đơng ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào các tháng Mười Hai và tháng Giêng.

Những đặc điểm khí hậu này đã tạo lên sự phong phú về đa dạng sinh học, đa dạng về các hệ sinh thái và các khu vui chơi giải trí cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu chi tra moi truong (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w