Một số giải pháp cho việc áp dụng PES trong giai đoạn sắp tới

Một phần của tài liệu chi tra moi truong (Trang 57 - 60)

CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM

3.3. Một số giải pháp cho việc áp dụng PES trong giai đoạn sắp tới

Vậy đâu là yếu tố cho sự áp dụng thành cơng PES ở Việt Nam?

Để áp dụng có hiệu quả PES ở Việt Nam địi hỏi trước hết chúng ta phải có:

- Có một hệ thống cơ sở pháp lí đủ mạnh làm căn cứ thực thi việc chi trả các dịch vụ môi trường ( Như luật pháp, các quy định, quyết định, cơ chế tài chính...)

- Trao quyền và sở hữu tài nguyên một cách rõ ràng và minh bạch - Giải quyết tốt vấn đề xóa đói, giảm nghèo.

- Xác định rõ quyền và trách nhiệm của các nhóm tham gia, bao gồm những người trung gian.

- Đánh giá, thu phí rõ ràng và sử dụng hiệu quả. - Giảm thiểu chi phí giao dịch

- Thiết kế để hoạt động ở các cấp từ trung ương đến địa phương có các nguồn tài chính dài hạn độc lập.

3.3.1 Khung pháp lý.

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng khung pháp lý cho thực hiện PES.

- Thiết lập cơ chế nhằm thực thi các chi trả thông qua thuế và cải cách giá nước.

- Đưa PES vào nội dung Luật pháp, chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp, xã hội hoá nghề rừng. Như vậy mới nâng cao ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

3.3.2. Nghiên cứu – triển khai.

- Cần phải tiến hành nghiên cứu để xác định mối liên hệ giữa việc sử dụng đất vùng thượng nguồn và chất lượng nước vùng hạ nguồn, và các chi phí nhằm duy trì chất lượng nước. Phân tích quan hệ nhân quả giữa độ che phủ rừng thượng nguồn với chất lượng nước vùng hạ nguồn, để thấy hết được tính tất yếu của chi trả dịch vụ môi trường của những người thuộc vùng hạ nguồn cho những người đang duy trì và bảo tồn rừng ở vùng thượng nguồn.

- Thu hút cộng đồng địa phương tham gia ký kết hợp đồng với các bên hưởng lợi. Thông qua việc tập huấn, đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc áp dụng chương trình chi trả dịch vụ mơi trường, cũng như vai trị và trách nhiệm của họ trong việc duy trì và bảo vệ dịch vụ hệ sinh thái.

- Sử dụng cơ chế linh hoạt trong thương mại hóa các – bon của các dự án lâm nghiệp cần được quan tâm để thu hút vốn. Cần phải xây dựng cơ chế chi trả phí mang tính tự nguyện để thu hút nguồn vốn từ các nghành cơng nghiệp.

- Chính phủ hỗ trợ về chính sách, xây dựng năng lực, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu…..

- Sớm quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học theo dự thảo luật đa dạng sinh học, xác định các vùng sinh thái có tiềm năng PES, xác định các dịch vụ hệ sinh thái, đồng thời xác định đối tác cung cấp và sử dụng dịch vụ đó

- Tiến hành nghiêm cứu điểm về RUPES, tập trung vào các cơ chế chi trả nhằm giải quyết các vấn đề nghèo đói. Các mơ hình này có thể bao gồm: tăng cường sự an toàn về hưởng dụng đất; Tạo cơ hội cho người dân địa phương được tham gia vào việc ra quyết định; trả công lao động cho việc bảo vệ dịch vụ môi trường với mức tối thiểu tương đương với mức chi phí cơ hội mà người dân địa phương phải bỏ ra để thực hiện các hoạt động tương tự như, chặt gỗ củi; Tăng cường khả năng tiết cận với quỹ đầu tư như quỹ tín dụng nhỏ cho các hoạt động có tiềm năng sinh lời; Tăng cường năng lực kinh doanh để bán các dịch vụ mơi trường như các sản phẩm hàng hóa, ví dụ như tạo thương hiệu sinh thái.

Trên đây là toàn bộ bài trình bày của chúng tơi về “Chi trả dịch vụ môi trường

trên Thế giới và thực tế áp dụng tại Việt Nam”. Qua đấy ta có thể thấy được tiềm

năng chi chi trả dịch vụ môi trường tại Việt Nam là khá lớn, và việc nghiên cứu, thực hiện chính sách PES là rất cần thiết là cấp bách, nhằm tạo nguồn tài chính hỗ trợ cho cơng tác bảo vệ mơi trường, duy trì việc cung cấp các dịch vụ mơi trường, góp phần thúc đẩy kinh tế hóa tài ngun và mơi trường, cũng như giúp xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng – một bài tốn nan giải rất khó giải quyết hiện nay.

Và cũng thông qua đề tài này, tơi cũng đã tóm lược được một số bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường từ các nước đã áp dụng thành công PES ở nhiều nước trên thế giới cũng như từ những nghiên cứu điểm đã và đang được tiến hành tại Việt Nam. Việc phân tích PES ở trên thế giới và Việt Nam cho chúng ta thấy những hạn chế trong PES của Việt Nam và từ đó có những giải pháp cần thiết cho PES ở Việt nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1- Chương trình Kinh Tế Và Mơi trường Đơng Nam Á “Thanh tốn dịch vụ mơi

trường: Thử nghiệm tại Việt Nam”, tạp chí kinh tế mơi trường (2007), trang 54 – 56.

2- Giáo trình Luật Mơi trường, ĐH Luật Hà Nội, NXB Công An Nhân Dân, 2006 3- Huỳnh Thị Mai – “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái – Giải pháp bảo tồn đa dạng sinh

học”, Tạp chí kinh tế mơi trường (2008), trang 31 – 35.

4- ICRAF Việt Nam (Trung tâm Nông Lâm nghiệp Thế giới tại Việt Nam) - “Chiến

lược mới nhằm đền đáp người dân nghèo vùng cao khu vực Châu Á trong việc bảo vệ và cải thiện môi trường” , Xuất bản năm 2005.

5. Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng số 99/2010/NĐ-CP 6- Nguyễn Minh Ngọc – “chi trả dịch vụ hệ sinh thái”, Luận văn tốt nghiệp, 2005. 7- Nguyễn Thành Công – “Chi trả dịch vụ mơi trường và đói nghèo – Những bài học

kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí kinh tế mơi trường (2007), trang 10 – 13.

8- Lê Văn Hưng - “Chi trả dịch vụ hệ sinh thái và khả năng áp dụng ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 3: 337-344.

9- Phạm Thu Thủy, Karen Bennett, Vũ Tấn Phương, Jake Brunner, Lê ngọc Dũng, Nguyễn Đ.nh Tiến –“Chi trả các dịch vụ môi trường ở Việt Nam, Từ chính sách tới

thực tiễn”, tạp chí Brife, Số 21, Tháng 8 năm 2013.

10- Quyết định số 380/TTG ngày 10/4/2008 của thủ tướng chính phủ về chính sách thí điểm PES rừng.

11- Tổ chức bảo tồn thiên nhiên Thế giới Việt Nam - “Hướng dẫn quản lý bảo tồn

thiên nhiên, Một số kinh nghiệm và bài học Quốc tế”, 2008, IUCN Việt Nam, Hà nội,

Việt Nam.

12- Tổng cục thống kê Việt Nam.net 13- Tổng cục Du lịch Việt nam.net

14- Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng Việt Nam.net

15- Vũ thị thu Hương- “chi trả dịch vụ môi trường kinh nghiệm trên thế giới và bài

học cho Việt Nam”- luận văn tốt nghiệp 2008

16- Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật Việt Nam.net 17- Viện bảo tồn thiên nhiên hoang dã việt nam.net

PHỤ LỤC

Quyết định số: 139/QĐ-UBND ngày 22 tháng 3 năm 2013 của UBND tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt kết quả cơng trình xác định ranh giới lưu vực và diện tích rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường rừng tạm thời áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Một phần của tài liệu chi tra moi truong (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w