CHƯƠNG III CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
3.1. Dịch vụ môi trường Việt nam
3.1.1.4. Dân số Việt Nam
Quy mô dân số nước ta rất lớn và vẫn đang phát triển mạnh. Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, công dân thứ 90 triệu của Việt Nam sẽ ra đời từ 1-5 giờ sáng ngày 1/11/2013(theo tạp chí Gia đình.net.vn, số ra ngày 14/11/2013); dự kiến dân số năm 2015 là 91,3 triệu người, đạt mục tiêu đề ra dưới 93 triệu người., Tốc độ tăng dân số bình quân năm thời kỳ 2011-2013 là 1,05%, dự kiến đến năm 2015 khoảng 1% đạt mục tiêu đề ra. Việt Nam vẫn là nước đông dân thứ 13 trên thế giới.
Trình độ dân trí ở các khu vực vùng cao còn khá thấp. Theo khảo sát năm 2012, tỷ lệ người biết chữ cả nước là: 94,7, tỷ lệ người biết chữ của dân số từ 10 tuổi trở lên nam đạt 96,6%, nữ đạt 92,9%, nông thôn đạt 93,3% và thành thị đạt 97,5%. Trong các vùng, tỷ lệ biết chữ cao nhất là Đồng bằng sông Hồng: 98%; thấp nhất gồm Tây Bắc: 89,2% và Tây Nguyên: 92,1% là các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với cỏc vựng khác. (Nguồn: Tổng cục thống kê – 2012, Dân số và phát triển).
Tỷ lệ nghèo của Việt nam còn ở mức cao. Sử dụng số liệu thu nhập theo giá hiện hành của viện khảo sát mức sống 2010 và Chuẩn nghèo mới áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21-9-2010 của Thủ tướng Chính phủ, mức chuẩn nghèo và cận nghèo được xác định, những hộ có thu nhập bình qn từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân 500.000 đồng/người/tháng; Hộ cận nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng (khu vực nông thôn), đối với khu vực thành thị là từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng Theo kết quả Tổng điều tra hộ nghèo (62/63 tỉnh, thành), theo chuẩn nghèo mới (dự kiến áp dụng từ năm 2011), tổng số hộ nghèo của cả nước là khoảng trên 3,3 triệu hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 15,25%); tổng số hộ cận nghèo là khoảng trên 1,8 triệu hộ (chiếm tỷ lệ 8,58%). Người nghèo tập trung phần lớn ở khu vực nông thơn (90%); ở một số huyện miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, miền núi Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ là những nơi đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (trên 50%), đây là những địa bàn rất khó khăn đối với công tác giảm nghèo. (Nguồn: Tổng cục thống kê – 2010, Dân số và phát triển).
Kết quả nêu trên cho thấy, phần lớn người dân ở khu vực thượng nguồn là người nghèo, với trình độ văn hóa cịn khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Vì vậy, càng cho thấy việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường là một tất yếu trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo cung như bảo tồn đa dạng sinh học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương khu vực này là việc cần thiết trong q trình thực hiện PES.
3.1.2. Dịch vụ mơi trường Việt nam.
Diện tích rừng của Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn biến động khác nhau. Theo thống kê của tác giả Paul Maurand (1943), năm 1943 Việt Nam có diện tích rừng là 14,3 triệu hecta, đạt tỷ lệ che phủ lãnh thổ là 43%. Từ năm 1943-1975, diện tích rừng đã bị suy giảm cịn 11,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ là 34% (Viện Điều tra quy hoạch rừng, năm 1976).
Giai đoạn 1976 đến 1990 là thời kỳ tài nguyên rừng bị khai thác mạnh để phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước sau chiến tranh. Diện tích rừng trong giai đoạn này tiếp tục giảm xuống, diện tích rừng năm 1990 chỉ còn chưa đầy 9,2 triệu hecta với tỷ lệ che phủ chỉ đạt 27,8%.
Giai đoạn 1990 đến nay Chính phủ đã có nhiều biện pháp về chính sách và đầu tư nên diện tích rừng đã dần được phục hồi kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng. Năm 2005, diện tích rừng đã đạt trên 12,6 triệu hecta với độ che phủ 37%(Viện
Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm, 2005)
Bảng 3.2: Diễn biến diện tích và độ che phủ rừng qua các thời kỳ
Năm Diện tích rừng (1000 ha) Độ che phủ
(%) Ha/Đầu người Tổng cộng Rừng tự nhiên Rừng trồng 1943 14.300,0 14.300,0 0 43,2 0,57 1976 11.169,3 11.169,7 92,6 33,7 0,31 1980 10.683,0 10.180,0 422,3 32,1 0,19 1985 9.891,9 9.308,3 583,6 30,0 0,14 1990 9.175,6 8.430,7 744,9 27,8 0,12 1995 9.302,2 8.252,5 1.049,7 28,2 0,12 2000 10.915,6 9.444,2 1.491,4 33,2 0,14 2002 11.784,6 9.865,0 1.919,6 35,8 0,14 2003 12.095,0 10.005,0 2.090,0 36,1 0,14 2004 12.306,9 10.088,3 2.218,6 36,7 0,15 2005 12.616,7 10.283,2 2.333,5 37,0 0,15
Nguồn: Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm, 2005.
Theo thống kê của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Cục Kiểm lâm, 2005, chức năng của dịch vụ môi trường rừng trong việc cung cấp các dịch vụ phục vụ cho đời sống của con người là: 21% bảo vệ đầu nguồn, 10% phòng hộ ven biển, 26% bảo tồn đa dạng sinh học, 17% vẻ đẹp cảnh quan, 26% hấp thụ, lưu giữ cac – bon.
Bảng 3.3: Dịch vụ môi trường rừng Việt Nam
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng Việt Nam, 2003
Đối với chức năng hấp thụ, lưu giữ các – bon. Việt nam hàng năm hấp thụ khoảng 100 tỷ tấn cac - bon (xấp xỉ 1,8 tỷ USD) trong khi đó, trên tồn cầu rừng giữu khoảng 800 – 1000 tỷ tấn các - bon (xấp xỉ 15 -18 tỷ USD). Vì vậy có thể nói rằng tiềm năng về thị trường mua bán tín chỉ các – bon với các nước khỏc trờn Thế giới là rất lớn. Theo nghiên cứu mới nhất của Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng thuộc Viện Khoa Học Lâm nghiệp Việt nam về trữ lượng và giá trị hấp thụ và lưu giữ các – bon cho rừng tự nhiên tại ba miền, thu được kết quả như sau:
Đối với miền Bắc: giá trị hấp thụ là 0,5 – 1,7 triệu đồng/ha/năm. Cũn giỏ tri lưu trữ 25 – 52 triệu đồng / ha (với giá thấp), 50 – 104 triệu đồng / ha với giá cao.
Bảng 3.4. Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên – miền Bắc.
Trạng thái rừng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi Trữ lượng
(tấn/ha) Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ giữLưu Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ 7,4 651,1 4,8 483,6 4,0 382,7 2,2 314,3
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), 2003.
Đối với rừng tự nhiên ở miền Trung: Gớa trị hấp thụ 0,7 – 1,9 triệu đồng/ha/năm. Còn giá trị lưu giữ là 28 – 57 triệu đồng/ ha (với giá thấp), 55 – 113 triệu đồng với giá cao.
Bảng 3.5. Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên –miền Trung Trạng thái
rừng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi
Trữ lượng (tấn/ha) Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ 8,3 706,9 6,0 546,1 4,7 460,8 3,0 346,1
Đối với rừng tự nhiên ở miền Nam: Giá trị hấp thụ các – bon là 0,8 – 2,0 triệu đồng/ha/năm. Còn lưu giữ là 31 – 60 triệu / ha (với giá thấp); và 62 – 120 triệu đồng với giá cao.
Bảng 3.6. Trữ lượng hấp thụ và lưu giữ các – bon của rừng tự nhiên – miền Nam
Trạng thái
rừng Rừng giàu Rừng trung bình Rừng nghèo Rừng phục hồi
Trữ lượng (tấn/ha) Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ Hấp thụ Lưu giữ 8,3 706,9 6,0 546,1 4,7 460,8 3,0 346,1
Nguồn: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE), 2003
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy tiềm năng phát triển thị trường mua bán tín chỉ các – bon là rất lớn, tạo thêm thu nhập thường xuyên cho các chủ rừng, góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, kết quả thu được đến đâu lại phụ thuộc vào cơ chế, chính sách, các quy định để tạo điều kiện cho thị trường này phát triển.
Ta biết rằng, tỷ lệ che phủ rừng tăng, súi mũn giảm. Một nghiên cứu mới nhất được thực hiện ở 3 con sông: Sông Chảy, Sông Bồ, Sông Ba, nhằm xác định cụ thể mối quan hệ của tỷ lệ che phủ rừng với biến động xói mịn đất trên 3 con sông này. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.5, cho thấy tỷ lệ che phủ rừng ảnh hưởng rất lớn đến biến động xói mịn đất, khi độ che phủ tăng từ 13- 56% thì xói mịn giảm 5 – 38%. Điều này cho thấy tầm quan trọng của rừng trong việc phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, duy trì tỷ lệ che phủ rừng ở mức bền vứng là nhiệm vụ quan trọng và lâu dài đối với mỗi Quốc gia, đặc biệt như Việt Nam - có địa hình đồi núi dốc.
Bảng 3.7. Mối quan hệ giữa tỷ lệ che phủ rừng với biến động xói mịn đất
Năm 1995 2000 2005 Tỷ lệ che phủ rừng (%) Biến động xói mịn đất (%) Tỷ lệ che phủ rừng(%) Biến động xói mịn đất(%) Tỷ lệ che phủ rừng (%) Biến động xói mịn đất(%) Sơng Chảy 13,1 100 34,6 69,5 37,6 61,7 Sông Bồ 35,8 100 54,2 94,8 56,1 92,8 Sông Ba 44,5 100 40,8 97,8 42,0 102,2
Nguồn:Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng – 2006.
Đa dạng sinh học của Việt nam được xếp thứ 16 trên thế giới, với nhiều vườn quốc gia có hệ sinh thái đa dạng. Đồng thời ,Việt Nam được Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (WWF) cơng nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cơng nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Việt Nam còn là một trong 8 “trung tâm giống gốc” của nhiều loại cây trồng, vật ni, trong đó có hàng chục giống gia súc và gia cầm. Đặc biệt các nguồn lúa và khoai, những lồi được coi là có nguồn gốc từ Việt Nam, đang là cơ sở cho việc cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới. Hiện nay Việt nam mới phát hiện ra 1,75 triệu lồi (ước tính 13 % thực tế). Hệ động thực vật của Việt Nam không những giàu về thành phần lồi mà cịn có nhiều nét độc đáo đặc trưng cho vùng Đơng Nam Á với
11.373 lồi thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 lồi rêu, 2.500 lồi tảo, 826 loài nấm, và 21.000 lồi động vật, trong đó có 310 lồi thú, 840 lồi chim, 286 lồi bị sát, 3.170 lồi cá, 7.500 lồi cơn trùng và các động vật xương sống khác. Được thể hiện dưới bảng 3.6:
Bảng 3.8. Thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay ở Việt Nam
TT Nhóm sinh vật Số lồi đã xác định được
1 Thực vật nổi 1.939 - Nước ngọt 1.402 - Biển 537 2 Rong, tảo 697 Nước ngọt Khoảng 20 Biển 682 Cỏ biển 15 3 Thực vật ở cạn 13.766 Thực vật bậc thấp 2.393 Thực vật bậc cao 11.373 4 Động vật không xương sống ở nước 8.203 Nước ngọt 782 Biển 7.421 5 Động vật không xương sống ở đất khoảng 1.000 6 Côn Trùng 7.750 7 Cá 2.738 Nước ngọt 700 Biển 2.038 8 Bò sát 296 Rắn biển 50 Rùa biển 4 9 Lưỡng cư 162 10 Chim 840 11 Thú 310 Thú biển 16 .
Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2005
Điển hình như, Vườn Quốc gia Bạch Mã với hệ thực vật của kiểu rừng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới cây cối xanh tươi bốn mùa, tính đa dạng của Vườn vẫn còn ở mức cao tuy có chịu sự tàn sát của chiến tranh. Bao gồm 2.147 loạii thực vật chiếm khoảng 1/5 tổng số thực vật của Việt Nam. Trong đú, trên 500 lũai cú tiềm năng thương mại và được sử dụng làm cây thuốc. Ngồii các lịai cây bản địa có rất nhiều loài cây tiêu biểu cho hệ thực vật miền Bắc, miền Nam đưa về. Đặc biệt, tại khu vực đỉnh có một vài lồi thực vật hạt trần hiếm thuộc họ kim giao như Hoàng đàn giả (Podocarpus neriifolius và Podocarpus fleuryi). Vào tháng 2, bạn có thể tìm thấy rất
nhiều hoa Đỗ quyên (Rhododendron simsii ) dọc theo các con suối nhỏ và đặc biệt là dưới chân thác Đỗ Quyên.
Khu hệ động vật ở đây cũng vơ cùng phong phú với nhiều lồi đặc hữu và quý hiếm. Cho đến nay các nhà khoa học đã ghi nhận được 1.493 loài động vật bao gồm: 132 loài thú (chiếm 1/2 số loài thú ở Việt Nam), 358 lồi chim, 31 lồi bị sát, 21 lồi ếch nhái, 57 lồi cá, 894 lồi cơn trùng đang có mặt trong Vườn. Trong tổng số các loài hiện thống kê được, đó cú đến 68 lồi được ghi vào sách Đỏ Việt Nam là những loài cần phải bảo vệ nghiêm ngặt. Đặc biệt có những lồi thú mới cũng được tìm thấy ở đây như Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis) và Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis). Các lồi thú lớn như hổ và báo có thể vẫn còn nhưng chỉ ở những vùng hẻo lánh thuộc phía Tây Nam của Vườn. Tính đa dạng cịn được chứng minh rõ ràng qua sự ghi nhận với 358 loài chim, chiếm một phần ba số loài chim có mặt ở Việt Nam. Trong đó bộ Gà có 7 lồi trên tổng số 12 lồi ở Việt Nam, có những lồi quớ hiếm như Trĩ sao (Rheinardia ocellata) và gà Lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) là loài vừa mới được phát hiện ở đây sau hơn 55 năm được cho là đã tiệt chủng ngoài thiên nhiên.
Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, điểm đa dạng sinh học bậc nhất Việt nam. Bước đầu xác định tại đây có 2.394 lồi thực vật bậc cao, trong đó nhiều lồi đặc biệt quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như Nghiến, Chũ đói, Chũ nước, Sao, Trai, Hoàng đàn giả, Mun sọc, Huê sọc, Sao Bắc Bộ, các loài Lan Hài.
Về động vật, đã phát hiện được 1.072 lồi, trong đó có 140 loài thú lớn, 36 loài nằm trong Sách Đỏ Việt Nam và 23 loài được liệt kê trong danh mục bảo vệ toàn cầu của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN); 356 loài chim; 162 loài cá; 97 lồi bị sát; 47 lồi lưỡng cư, trong đó có 18 lồi được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và 6 loài được liệt kê trong danh mục IUCN; 270 loài bướm và 50 loài động vật thủy sinh. Đặc biệt, ở đây cũn cú 10 loài thuộc bộ linh trưởng, chiếm trên 50% tổng số loài linh trưởng ở Việt Nam, trong đó có 7 lồi được ghi tên trong Sách Đỏ.
Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện nhiều lồi sinh vật mới mang tính đặc hữu, chỉ có ở Phong Nha-Kẻ Bàng như rắn lục Trường Sơn, rắn lục sừng, tắc kè Phong Nha, quần thể Bách Xanh và 3 loài lan Hài từng bị coi là tuyệt chủng ở Việt Nam và thế giới. (Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt nam).
Vườn quốc gia Xuân Thủy, với tổng diện tích là 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng, nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Là khu quản lý theo Công ước Ramsar đầu tiên của Việt Nam. Xuân Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với rất nhiều giống, lồi trên đường tìm về phương nam khi mùa đông về cuối tháng 11 âm lịch và khi chúng từ phương nam quay lại vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm. Rừng sú vẹt Xuân Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái cá... Dưới nước là các loại tụm, cỏ, cua, rắn, ngao, sò... là nguồn thức ăn phong phú của các loài chim. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm tỏa mát là dịp hội tụ của những đàn ong mật.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia về cung cấp nước sạch vệ sinh mơi trường, Việt Nam là nước có mức độ đa dạng sinh học đứng thứ 10 thế giới
nhưng tốc độ suy giảm đa dạng cũng đang được xếp vào loại nhanh nhất thế giới. Mặc dù, Việt Nam đã đầu tư cho bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 256 triệu USD từ năm 1996 – 2004. Đây là mức đầu tư tương đối thấp so với tốc độ suy giảm đa dạng sinh học của hiện nay.
Việt Nam là đất nước thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, có rừng, có sơng, có biển, có đồng bằng và có cả cao nguyên. Núi non đã tạo nên