25 Xem điểm b khoản 1 Điều 56 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm
2.3.1.1. Quyền tự do hàng hải và hàng không
Tự do hàng hải là một trong những quyền cơ bản của quốc gia có biển cũng như khơng có biển. Việc ghi nhận quyền tự do hàng hải ở một số vùng biển của quốc gia ven biển cũng như vùng biển cả trong Công ước 1982 là một thành tựu pháp lý về biển của Liên hợp quốc. Nội dung chủ yếu của quyền tự do hàng hải là liên quan đến việc tự do đi lại trên biển cả và trong phạm vi hẹp hơn đó là tự do đi lại trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển. Tự do hàng hải là một trong những nội dung của thuyết tự do biển cả bao gồm nhiều quyền tự do khác nhau cho phép các quốc gia có biển hay khơng có biển được tự do hoạt động trên biển trong một phạm vi đã được pháp luật quốc tế quy định28. Quyền tự do hàng hải là lợi ích, là mong muốn, là mục tiêu chung các quốc gia trên thế giới. Ngày nay khi mà khối lượng vận tải bằng đường biển chiếm hơn 90% khối lượng vận tải tồn cầu thì việc đảm bảo tự do hàng hải là một yếu tố quan trọng đối với quốc gia 28 Xem Điều 87 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
có biển cũng như khơng có biển. Với việc tranh chấp trên biển ngày xảy ra càng nhiều thì việc đảm bảo tự do hàng hải cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc từ quốc gia ven biển. Tại các hội thảo, hội nghị quốc tế các quốc gia trên thế giới đều đòi hỏi các quốc gia ven biển bằng những biện phải cụ thể phải tự do hàng hải mà Công ước 1982 đã đặt ra. Các quốc gia ven biển có quyền địi hỏi, quyền tranh chấp các vùng biển với các quốc gia khác cũng như tranh chấp về phân định các vùng biển thuộc phạm vi của mình. Tuy nhiên, việc tranh chấp này phải được giải quyết một cách hịa bình trên phương diện luật pháp quốc tế và phải đảm bảo được các quyền lợi của quốc gia khác trong việc qua lại, vận chuyển các sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển. Mặt khác, theo Cơng ước 1982 thì các quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải đảm bảo quyền tự do hàng hải của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển. Do đó, khi thực hiện các quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải dự trù và áp dụng các biện pháp để đảm bảo quyền tự do đi lại trong vùng biển này của quốc gia khác.
Trong việc đảm bảo quyền tự do hàng hải của quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển thì quốc gia ven biển một mặt có thể quy định rõ quyền tự do hàng hải đối với tàu thuyền nước ngoài đi qua vùng đặc quyền kinh tế của mình như đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn về tuyến đường đi lại, các biện pháp đảm bảo an toàn cần phải áp dụng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, mặt khác cũng có thể đưa ra những quy định rất chặt chẽ để quyền tự do hàng hải cụ thể để khơng làm phương hại đến độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn, an ninh biển của quốc gia hoặc đưa ra những biện pháp xử lý thích đáng đối với những vi phạm mà tàu thuyền của quốc gia khác đã tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế của mình như Điều 220 của Cơng ước 1982 thì khi quốc gia ven biển có lý do xác đáng để cho rằng một con tàu đi trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trong lãnh hải của mình đã vi phạm các quy tắc và quy phạm quốc tế đó và đem lại hiệu lực cho chúng, quốc gia này có thể u cầu con tàu cung cấp các thơng tin liên quan đến lý lịch và cảng đăng ký của tàu, cảng cuối cùng và cảng sắp ghé vào của tàu và các thơng tin thích hợp cần thiết khác để xác định có phải một vụ vi phạm đã xảy ra không. Tất cả những quy định này đều phù hợp với quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, phải khẳng định rõ thái độ tôn trọng những điều ước quốc tế mà quốc gia đã ký kết. Bởi vậy, khi ban hành các quy định pháp luật trong nước để điều chỉnh các vấn đề trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển phải cân đối hài hịa giữa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn, an ninh trên biển và vừa đảm bảo quyền tự do đi lại của tàu thuyền nước ngoài trong vùng
đặc quyền kinh tế theo pháp luật quốc tế mà cụ thể là đảm bảo quyền tự do hàng hải quy định tại Điều 58 của Công ước 1982.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Cơng ước 1982 thì trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay khơng có biển, trong những điều kiện, trong những quy định thích hợp của Cơng ước trù định, được hưởng quyền tự do hàng không theo quy định tại Điều 87 của Cơng ước. Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải đảo bảo cho các quốc gia khác trong việc khai thác các phương tiện bay theo quy định của pháp luật quốc tế. Phương tiện bay của quốc gia khác khi đi vào vùng trời của vùng đặc quyền kinh tế phải chấp hành các hướng dẫn, các quy định về đảm bảo an toàn của quốc gia ven biển.
Để đảm bảo quyền tự do hàng không cho quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì quốc gia ven biển cần phải có những quy định cụ thể quá quyền tự do hàng không đối với tàu bay của nước ngoài khi đi qua vùng đặc quyền kinh tế của mình như đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn về tuyến đường đi lại, các biện pháp đảm bảo an toàn cần phải áp dụng để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Do đặc thù các phương tiện bay có vận tốc nhanh, có thể bất ngờ tiếp cận những vùng trọng điểm trong an ninh ở những vùng khác nhau của quốc gia ven biển. Vì vậy quốc gia ven biển có thể đưa ra những quy định rất chặt chẽ, những đòi hỏi cao về độ an tồn, cũng như khơng làm phương hại đến độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn, an ninh trên khơng của quốc gia. Quốc gia ven biển có thể đưa ra những biện pháp xử lý thích đáng đối với những vi phạm mà tàu bay của quốc gia khác đã tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong việc thực hiện những quyền qua lại trên bầu trời trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của quốc gia sở tại. Tuy nhiên, tất cả những quy định này đều phù hợp với quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về đảm bảo quyền tự do hàng không. Quốc gia ven biển không được đưa ra những quy định khơng phù hợp với Cơng ước để từ đó hạn chế quyền tự do hàng không của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Khi ban hành các quy định pháp luật trong nước để điều chỉnh các vấn đề trong vùng đặc quyền kinh tế đối với trên khơng của vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển phải xem xét, cân đối hài hòa giữa nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và trật tự, an toàn, an ninh và vừa đảm bảo quyền tự do đi lại trên khơng của tàu bay nước ngồi trong vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của Công ước 1982.