Quyền được đảm bảo sử dụng biển vào mục đích hợp pháp khác về mặt quốc tế do Công ước 1982 quy định

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế (Trang 34 - 35)

25 Xem điểm b khoản 1 Điều 56 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm

2.3.1.3. Quyền được đảm bảo sử dụng biển vào mục đích hợp pháp khác về mặt quốc tế do Công ước 1982 quy định

mặt quốc tế do Công ước 1982 quy định

Trong vùng đặc quyền kinh tế thì quốc gia ven biển có các quyền và chủ quyền và các quyền về tài phán đối với vùng biển này. Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền đó, quốc gia ven biển phải đảm bảo cho các quốc gia khác được sử dụng vùng đặc quyền kinh tế của mình và những mục đích hợp pháp do Cơng ước 1982 quy định. Theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Cơng ước 1982 thì quốc gia ven biển có nghĩa vụ đảm bảo cho quốc gia khác có quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định khác của Công ước, nhất là những khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn ngầm.

Khi quốc gia ven biển khai thác tài nguyên biển vùng đặc quyền kinh tế của mình thì một mặt phải có nghĩa vụ phải bảo tồn tài nguyên biển. Công ước quy định các quốc gia ven biển, trong khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng các hoạt động đó khơng gây hại cho hệ sinh thái biển và nguồn tài ngyên sinh vật trong vùng đó nhằm tránh những tác động có hại cho tài nguyên sinh vật trên biển cả và tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng. Tiếp theo, các quốc gia ven biển phải dành cho nước ngoài quyền tiếp cận nguồn cá thừa khi các quốc gia đó khơng có khả năng khai thác hết nguồn tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong trường hợp đó, họ sẽ dành cho các quốc gia khác quyền tiếp cận nguồn cá thừa, thông qua các hiệp định hoặc thoả thuận, có tính đến các quy định trong Điều 69, 70 Công ước Luật biển 1982 nhất là quan tâm đến các quốc gia đang phát triển nói đến trong các điều kiện đó (điều này có nghĩa là các nước phát triển dù khơng có biển hay có vị trí bất lợi sẽ khơng được hưởng ưu tiên đó). Đồng thời khi tiếp cận nguồn cá thừa ở vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác cũng phải tuân thủ những nghĩa vụ nhất định, trong đó có nghĩa vụ phải đảm bảo rằng cơng dân của họ trong khi tiến hành các hoạt động đánh bắt sẽ tuân thủ các biện pháp bảo tồn và các thể thức, điều kiện khác được nêu trong các luật lệ và quy định do quốc gia ven biển đó ban hành phù hợp hoặc khơng trái với các quy định của Công ước. Tuy nhiên, do các quốc gia ven biển có thể xác định các điều kiện tiếp cận đối với tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, nếu muốn, họ có thể loại một cách rất hiệu quả quyền tiếp cận của các quốc gia khác đối với nguồn cá thừa. Điều này tưởng chừng như không công bằng nếu chúng ta chỉ phân tích riêng rẽ các quy định về tài nguyên sinh vật. Tuy nhiên, khi phân tích thẩm quyền của các quốc gia ven biển trong một bối cảnh rộng hơn, có thể thấy các quy định đó là một giải pháp

thoả hiệp trong đó thể hiện sự cân bằng giữa các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển với các quyền và quyền tự do của các quốc gia khác. Hơn nữa, vấn đề cho nước ngoài tiếp cận nguồn tài nguyên sinh vật hay không sinh vật (như xây dựng, khai thác và sử dụng đảo nhân tạo, các cơng trình trong vùng đặc quyền kinh tế) thực tế khơng phải là một vấn đề nghiêm trọng vì thơng qua đàm phán và thoả thuận, khi có thể chấp nhận các điều kiện, luật lệ và quy định của quốc gia ven biển, các quốc gia khác có thể khai thác và trả lệ phí khai thác. Khi thiết lập các đảo nhân tạo, thiết bị hoặc cơng trình thì quốc gia ven biển không được xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị, cơng trình khơng được thiết lập các khu vực an toàn xung quanh các đảo, thiết bị, cơng trình đó khi việc đó có nguy cơ gây trở ngại cho việc sử dụng các đường hàng hải đã được thừa nhận là thiết yếu cho hàng hải quốc tế29.

Theo Điều 246 của Cơng ước 1982 thì “Trong việc thi hành quyền tài phán của

mình, các quốc gia ven biển có quyền quy định, cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền về kinh tế và trên thềm lục địa của mình theo đúng các quy định tương ứng của Công uớc.” Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc

quyền về kinh tế và trên thềm lục địa đuợc tiến hành với sự thỏa thuận của quốc gia ven biển. Và quốc gia ven biển phải đảm bảo cho các quốc gia khác có cơ hội nghiên cứu khoa học về biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trong những truờng hợp bình thuờng, các quốc gia ven biển thỏa thuận cho thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học biển mà các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành trong vùng đặc quyền về kinh tế hay trên thềm lục địa của mình theo đúng Cơng uớc, nhằm vào những mục đích hồn tồn hịa bình và để tăng thêm kiến thức khoa học về mơi truờng biển, vì lợi ích của tồn thể lồi người. Vì mục đích này, các quốc gia ven biển thơng qua các quy tắc và thủ tục bảo đảm sẽ cho phép trong những thời hạn hợp lý và sẽ khơng khước từ một cách phi lý.

Ngồi ra thì quốc gia còn phải đảm bảo những quyền hợp pháp của các quốc gia khác như đảm bảo quyền đi do qua lại không gây hại, quyền hàng hải theo Điều 90 của Cơng ước 1982. Quốc gia ven biển có nghĩa vụ giúp đỡ tàu thuyền nước khác đang gặp nguy khốn trên biển, tai nạn trên biển theo quy định tại Điều 98 của Công ước. Đảm bảo điều kiện hợp tác giữa các quốc gia về chống nạn cướp biển theo Điều 100 của Cơng ước 1982. Ngồi ra, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền của mình cần phải chú ý đến các quyền của những quốc gia khác do Công ước quy định. Quốc gia ven biển cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ mà Công ước đã đặt ra để từ đó đảm bảo cân đối giữa lợi ích của mình và các quốc gia khác khi khai thác các vùng biển theo quy định của pháp luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w