Xem Điều 193 Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế (Trang 37 - 39)

3.1. Quá trình xác định vùng đặc quyền kinh tế và những tranh chấp với các quốcgia khác gia khác

Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển dài trên 3.200 km, có các vùng biển và thềm lục địa rộng khoảng một triệu km2, gần 3.000 đảo nằm rải rác trên biển Đơng từ Bắc chí Nam, bao gồm các đảo ven bờ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm giữa biển. Biển và đảo ngày càng có vai trị quan trọng về nhiều mặt kinh tế, qn sự, chính trị. Vì vậy, lịch sử phát triển của đất nước ta đã chứng minh tầm quan trọng của biển đối quốc gia. Vì vậy, việc xác định cụ thể các vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài là vô cùng quan trọng và cần thiết.

3.1.1. Cách thức và phương thức xác định vùng đặc quyền kinh tế của ViệtNam Nam

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề về an ninh, kinh tế, xã hội từ biển đem lại đối với sự phát triển bền vững của quốc gia nên ngay sau khi giành độc lập toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Ngày 12/5/1977, mặc dù Công ước Quốc tế về Luật biển chưa được thỏa thuận thống nhất nhưng Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tun bố của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Lãnh hải, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Vùng đặc quyền kinh tế và Thềm lục địa của Việt Nam (Tuyên bố năm 1977). Đây là Tuyên bố về các vùng biển của Việt Nam trên biển Đông. Trong tuyên bố này, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ nhưng vùng biển mà Việt Nam tuyên bố như về Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngồi đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam. Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.

Trong Tuyên bố năm 1977, Việt Nam cũng đã xác định rõ vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên

nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Dù Tuyên bố của Việt Nam về các vùng biển ra đời trước khi Công ước 1982 được thơng qua và có hiệu lực. Nhưng xét về tổng thể thì nội dung của Tuyên bố năm 1977 là phù hợp với các quy định của Công ước 1982 trong cách thức xác định các vùng biển, phạm vi tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với các vùng biển. Đối với vùng đặc quyền kinh tế trong Tuyên bố năm 1977, Việt Nam xác định đó là vùng biển hợp với Lãnh hải của Việt Nam tạo thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, trong thời gian này, Việt Nam vẫn chưa công bố về đường cơ sở của mình. Do đó, trong việc xác định các vùng biển vẫn còn chưa được cụ thể rõ ràng.

Đến ngày 12/11/1982 Việt Nam đã xác định được đường cơ sở của mình trong Tun bố của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Tuyên bố năm 1982). Theo Tuyên bố này, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là hệ thống đường cơ sở thẳng gãy khúc nối liền các đảo, mũi nhô ra xa nhất dọc theo bờ biển qua 11 điểm thành 10 đoạn thẳng xuất phát từ đường thẳng nối liền đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai (Campuchia)31. Tuyên bố về đường cơ sở Việt Nam chủ yếu được xác định theo phương pháp đường thẳng gãy khúc, trong 11 điểm xác định, chỉ có 1 điểm duy nhất được xác định theo phương pháp đường cơ sở thông thường (điểm A8 tại Mũi Đại Lãnh).

Như vậy, trong việc xác định các vùng biển của mình thì Việt Nam đã sử dụng cả hai phương pháp đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường để xác định đường cơ sở để từ đó xác định các vùng biển cụ thể. Trong việc xác định vùng đặc quyền kinh tế thì Việt Nam đã xác định đó là vùng biển hợp với Lãnh hải tạo thành một vùng biển

31Điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa nhân dân Campuchia và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam, điểm A1 tại đảo Hòn Nhạn quần đảo Thổ Chu, Kiên Giang, tọa độ N 9015’0; kinh độ E 103027’0. Điểm A2

Một phần của tài liệu Quy chế pháp lý về vùng đặc quyền kinh tế (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w