34. Nguyễn Hồng Thao: Những điều cần biết về Luật biển, Nxb Công an nhân dân năm 1997, tr 93.
3.2.1. Những thuận lợ
Công ước 1982 đã thiết lập được một quy chế pháp lý đặc biệt cụ thể về vùng đặc quyền kinh tế, làm giảm thiểu các tranh chấp đối với nguồn tài nguyên ở những dòng nước và đối với nguồn tài nguyên dưới đáy biển ra đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển. Công ước đã cung cấp cho các quốc gia ven biển quy định quyền pháp lý để quản lý, bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong khu vực. Công ước 1982 đã quy định khá rõ ràng rằng một tuyên bố quyền tài phán quốc gia đối với các nguồn tài nguyên phải được dựa trên địa lý của quốc gia ven biển. Từ đó tạo điều kiện về mặt pháp lý do Việt Nam có thể thực hiện các quyền của mình đối với vùng đặc quyền kinh tế của mình sau khi đã xác định vùng đặc quyền kinh tế của mình theo quy định của Cơng ước.
Tiếp theo, Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ các văn bản pháp lý trong nước để đưa ra cách thức xác định các vùng biển, phương thức điều chỉnh các vấn đề pháp lý đối với các vùng biển mà trong đó có vùng đặc quyền kinh tế. Nổi bật là việc ban hành Luật biển Việt Nam năm 2012 đã tạo một nền tảng cơ sở pháp lý điều chỉnh có hệ thống các
35 Xem http://ihgeo.vass.gov.vn/noidung/tintucsukien/Lists/dialybienvahaidao/View_Detail.aspx?ItemID=21 [truy
vấn đề về biển của Việt Nam. Từ việc ban hành những văn bản pháp lý này đã quy định rõ những quyền và nghĩa vụ của Việt Nam đối với các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố, trong đó có vùng đặc quyền kinh tế. Từ đó, giúp cho q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của Việt Nam đối với các vùng biển của mình được thuận lợi hơn.
Đứng trước những địi hỏi của các quốc gia khác trong khu vực xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế thì cộng đồng quốc tế đã ủng hộ Việt Nam và lên án những hành động không tôn trọng pháp luật quốc tế như việc ra lệnh cấm đánh bắt hải sản của Trung Quốc đối với gần như hầu hết các vùng trong biển Đông. Đặc biệt hơn là các vụ xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gần đây như ngày 26/05/2011 các tàu Hải Giám Trung Quốc phá hoại, đe dọa và cắt cáp tàu Bình Minh 02 (Việt Nam) trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 Hải lý hay ngày 23/06/2012 Tổng cơng ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thơng báo chào thầu quốc tế đối với 9 khu vực trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Điểm gần nhất cách đảo Phú Quý (Bình Thuận) chỉ khoảng 30 Hải Lý. Với diện tích xâm phạm khoảng 160.000 km2 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Nhằm hiện thực hóa đường lưỡi bị phi lý và mở rộng vùng tranh chấp.
Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ khí đốt, nguồn lợi hải sản được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Ngồi cá biển là nguồn lợi chính cịn có nhiều đặc sản khác có giá trị kinh tế cao Với tiềm năng trên, trong tương lai chúng ta có thể phát triển ngành ni trồng hải sản ở biển và ven biển một cách toàn diện và hiện đại tạo ra nguồn xuất khẩu có kim ngạch lớn và khả năng cạnh tranh cao. Với trình độ kỹ thuật ngày càng phát triển và được sự giúp đỡ của các nước anh em, Việt Nam ngày nay đã có đủ phương tiện, kỹ thuật để thực hiện việc khai thác, sử dụng và bảo vệ các vùng biển của mình một cách tồn diện. Việt Nam cũng đã chủ động phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường biển, cứu hộ trên biển, đảm bảo tự do hàng hải, hàng không theo quy định của pháp luật quốc tế.
Trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển đối với các quốc gia khác thì Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định từ đó ổn định được các tranh chấp trên biển để tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình như một số thỏa thuận song phương về phân định được vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan năm 1997; phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc năm 2000; phân định thềm lục địa với Inđônêxia năm
2003; thỏa thuận tiến hành hợp tác khai thác chung khu vực thềm lục địa chồng lấn với Malaixia năm 1992 hay các thỏa thuận đa phương như trong năm 2002 các chính phủ của các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc đã tham gia vào Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Thông qua việc ký kết các thỏa thuận này Việt Nam đã từng bước tạo được lòng tin của các nước khác trong việc mong muốn giải quyết các tranh chấp một cách hịa bình đảm bảo hài hịa lợi ích của bên trên cơ sở tơn trọng luật pháp quốc tế để từ đó tất cả các quốc gia đều có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ ở những vùng biển mà mình đã tuyên bố.