Lễ hội Cồng Chiêng tại huyện Tân Lạc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 80 - 81)

Nguồn: Báo Hịa Bình

- Hội Sắc bùa:

Giống như lễ hội cồng chiêng hội Sắc bùa là loại hình sinh hoạt văn hố dân gian đặc sắc của người Mường. Đây là một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của người Mường.

Thời điểm diễn ra hội là vào dịp đầu năm mới. sắc bùa bao giờ cũng có phường, do những người biết hát, biết đánh cồng và biết đối để lập thành một phường. Phường bùa bao giở cũng có một ơng chủ phường chỉ huy, chủ phường phải là người hát giỏi, đánh cồng và ứng phó tốt. Trong phường bùa khơng phân biệt giới tính tuổi tác.

Từ sau ngày mùng 2 tết phường bùa tiến hành đi Sắc bùa cho các gia đinh trong bản, ngoài ra những ngày sau đó họ có thề đi Sắc bùa cho các làng bên. Thực chất đây là hình thức chúc tụng nhau vào dịp đầu năm. Họ đến chúc cho gia chủ sang năm mới khoẻ mạnh, ruộng nương được mùa, chăn ni gặp dịp,... Nói chung là cầu chúc những điều may mắn hạnh phúc đến cho chủ nhà. Chủ nhà sẽ hát đối lại hoặc đem quà biếu cho đoàn sắc bùa.

Đây là một nét rất đẹp trong sinh hoạt của cư dân Mường cũng giống như người Kinh đi chúc tết nhau vào dịp đầu năm. Tuy nhiên, điều đặc sắc và đặc biệtkhiến du khách phải ngạc nhiên ấn tượng đó là: mọi cơng đoạn, mọi sự việc xảy ra mọi điều muốn chúc muốn nói đều diễn ra bằng lời hát, tất cả có tiết tấu nhịp điệu của tiếng cồng chiêng. Từ đi đường, mở cồng cứ vào, chúc gia chủ, cảm ơn, chào gia chú đều bằng lời hát theo thứ tự. Loại hình lễ hội này rất phù hợp và gây được ấn tượng với du khách nước ngoài bởi có sự khác biệt về dịp lễ tết cố truyền, Sắc bùa một loại hình sinh hoạt văn hố cổ truyền cần được đưa vào trong hoạt động du lịch.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch tại khu vực vùng hồ thủy điện hòa bình (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)