6. Kết cấu luận văn
2.1. Khu vực làng nghề
2.1.1. Đặc điểm về người lao động tại các làng nghề
Hiện nay, với hơn 5400 Làng nghề đang hoạt động ở 6 lĩnh vực chính: làng nghề thủ cơng mỹ nghệ; làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ; làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ và thuộc da; làng nghề tái chế phế liệu; làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá; và các nhóm ngành nghề khác đã thu hút khoảng 14 triệu lao động tham gia, kim ngạch xuất khẩu từ làng nghề hàng năm đạt khoảng 1,5 tỷ USD.
Các làng nghề phát triển đã phát sinh ra các yếu tố nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, cộng đồng dân cư như bụi, ồn, hóa chất độc hại.
Việc phát triển làng nghề mang tính tự phát, hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên các chủ hộ gia đình/doanh nghiệp thường ít chú ý đầu tư cảithiện điều kiện làm việc cho NLĐ, việc thực hiện các trách nhiệm pháp lý về Môi trường, ATVSLĐ hầu như không thực hiện.
Hầu hết các cơ sở sản xuất đều khơng có hệ thống thơng gió, hút bụi, xử lý hơi khí độc trong nhà xưởng, ngay cả các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều hố chất, nhiều chất dễ cháy, dễ nổ (a xít, xút, cao su, xà phịng, đồ nhựa,…); không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; khơng có hoặc thiếu bộ phận làm cơng tác ATVSLĐ; việc tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ mang tính sơ sài, hình thức, thậm chí nhiều nơi khơng tổ chức huấn luyện; khơng có sổ sách theo dõi, thống kê đầy đủ tình hình TNLĐ, BNN và thực hiện khơng nghiêm túc chế độ khai báo khi xảy ra TNLĐ với các cơ quan chức năng.
Công tác quản lý ATVSLĐ các cấp đối với khu vực này gần như đang bị bỏ ngỏ: rất ít các cuộc thanh kiểm tra việc tuân thủ luật pháp về lĩnh vực
ATVSLĐ, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn tại các hộ gia đình/doanh nghiệp.