Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu luận văn

2.1. Khu vực làng nghề

2.1.2. Thông kế tai nạn lao động tại các làng nghề

Những năm gần đây rất nhiều tiêu chuẩn quy phạm ATVSLĐ cũng như văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ được Chính phủ, các Bộ ban hành, bổ sung và sửa đổi, đó được các doanh nghiệp trên tồn quốc cập nhật và tổ chức thực hiện. Song các quy định pháp luật trên vẫn chưa tiếp cận được với khu vực kinh tế hộ gia đình, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nơng thơn theo đó các quy định pháp luật về ATVSLĐ chưa đi vào cuộc sống là do:

- Chủ cơ sở sử dụng lao động ít quan tâm đến việc thực hiện cơng tác

ATVSLĐ: phần lớn chủ sử dụng lao động đều xuất phát từ thợ làm nghề, họ có tay nghề cao, nắm được kỹ thuật và kinh nghiệm làm nghề, có chút vốn liếng và vay mượn thêm để mở xưởng, mở doanh nghiệp, thuê người làm và trở thành chủ sử dụng lao động. Số doanh nghiệp, cơ sở lao động có nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy, thiết bị mới, hiện đại, đảm bảo an toàn khơng nhiều; cịn lại đa số các cơ sở sản xuất mặt bằng chật hẹp, nhà xưởng lán trại tạm bợ cũ nát, xuống cấp không đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh lao động như (chiếu sáng, thơng gió, bụi, hơi khí độc ,…); dây chuyền SX mang nặng tính thủ cơng truyền thống, sử dụng nhiều loại máy thiết bị tự chế lạc hậu, cũ hay bị hư hỏng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn lao động; nước thải, rác thải ở nhiều đơn vị, doanh nghiệp cịn gây ơ nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động, môi trường sống.

- Người lao động thủ cơng: họ phần lớn có trình độ văn hố hạn chế, lại hầu như chưa được học qua trường đào tạo nghề nào cả, mà học theo kiểu truyền nghề “cầm tay chỉ việc”, phải mất nhiều thời gian mới quen việc, thạo việc vì thế kiến thức, hiểu biết về kỹ thuật chuyên ngành cũng như kiến thức cơ bản về ATVSLĐ còn rất hạn chế.

- Công tác tuyên truyền về ATVSLĐ cịn hạn chế, đặc biệt cơng tác huấn luyện ATVSLĐ choNSDLĐ và NLĐ hiện còn bỏ trống, chưa được các

địa phương, các cấp, các ngành quan tâm dẫn tới nhiều chủ doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động chưa có sự hiểu biết các quy định pháp luật về ATVSLĐ, vì vậy họ khơng biết được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ tại cơ sở do mình quản lý như: Hàng năm NSDLĐ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho NLĐ; phải hướng dẫn, huấn luyện ATVSLĐ cho NLĐ; phải đăng ký, kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.... Song thực tế trên khắp địa bàn trong toàn quốc nhiều chủ sử dụng lao động giác ngộ, biết đến đâu làm đến đó hoặc thực hiện pháp luật AT-VSLĐ một cách đối phó.

- Sự quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý các cấp đối với công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực thủ cơng mỹ nghệ: do tính chất sản xuất nhỏ lẻ, dàn trải, sử dụng lao động khơng nhiều, cơng việc làm thủ cơng là chính; chủ yếu phát triển ở khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình… vậy nên chính quyền, cơ quan quản lý các cấp chưa quan tâm được nhiều, công tác kiểm tra đôn đốc, giám sát thi hành quy định pháp luật về ATVSLĐ đối với các chủ sử dụng lao động trong chế tác, chế biến hàng thủ công mỹ nghệ chưa đi vào nề nếp; những vi phạm không được nhắc nhở xử lý kịp thời; ở một số địa phương cịn bng lỏng quản lý, thực hiện các quy định pháp luật một cách tuỳ tiện, tạo tiền lệ xấu, ảnh hưởng không tốt tới việc phát triển bền vững ngành nghề thủ công mỹ nghệ tại địa phương.

Kết quả khảo sát về ATVSLĐ tại 6 làng nghề của 2 tỉnh Hưng Yên và Phú Thọ do Cục An toàn lao động, Bộ Lao động - TBXH phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam (ILO) công bố cuối năm 2017 cho thấy, các làng nghề đã có cải thiện điều kiện làm việc từ thủ công sang sử dụng

máy, thiết bị. Tuy nhiên, mơi trường lao động chật hẹp, tình trạng ơ nhiễm cịn nhiều; người lao động hầu như không được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; chưa được huấn luyện, thiếu kiến thức về ATVSLĐ.

Để đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ khu vực phi chính thức, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quy định tại Điều 140, 141, 142, 143, 144, 145 Bộ luật Lao động 2012 và các Điều 19, 24, 26, 27, 38, 39 Luật ATVSLĐ 2015 quy định, NSDLĐ phải có trách nhiệm từ việc sơ cứu, điều trị, trợ cấp cho NLĐ bị TNLĐ, BNN, đến việc bố trí cơng việc phù hợp với sức khỏe của NLĐ sau khi đã được điều trị... Những quy định này là rất cần thiết, nhằm giảm bớt khó khăn cho người lao động khi rơi vào hoàn cảnh bị BNN, TNLĐ mà còn nhằm tăng trách nhiệm của NSDLĐ trong việc bảo đảm ATVSLĐ ở đơn vị mình. Tuy nhiên, thực tế ở các làng nghề cho thấy, để tiết kiệm chi phí, thu nhiều lợi nhuận, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh không quan tâm đến việc thực hiện các quy định về bảo đảm sức khỏe cho NLĐ.

Theo đánh giá cho thấy: máy móc sử dụng trong sản xuất tại các làng nghề phần lớn không bảo đảm an tồn, khơng có tài liệu kỹ thuật để hướng dẫn vận hành thiết bị,...; qua khảo sát cho thấy gần 80% các khâu trong dây chuyền NLĐ phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả; không được trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và bản thân họ cũng khơng quan tâm đến việc tự bảo vệ mình,... Trong khi đó, chế độ đối với người bị TNLĐ, BNN thuộc trách nhiệm của NSDLĐ rất khó thực hiện.

2.1.3. Nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động, bnh ngh nghip ti các làng ngh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn vệ sinh lao động khu vực không có quan hệ lao động (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)