3. Ý nghĩa lịch sử : Đập tan âm mưu gây chiến tranh phá hoại của Mĩ, bảo
LUYỆN TẬP SỐ 4 KÌ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Ị PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (7 điểm) I
(2 điểm) Nêu rõ sự ra đời và hoạt động của Xô viết – Nghệ Tĩnh.
- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời từ tháng 9 – 1930 ở các xã thuộc Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Diễn Châụ Ở Hà Tĩnh, Xơ viết hình thành ở các xã thuộc huyện Can Lộc, Nghi Xuân, Hương Khê vào cuối năm 1930 – đầu năm 1931.
- Sau khi thành lập, các Xô viết đã thực hiện quyền làm chủ của nhân dân lao động, điều hành mọi mặt đời sống xã hộị
- Chính trị - quân sự : Kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập các tổ chức chính trị của quần chúng; thành lập các đội tự vệ vũ trang.
- Kinh tế : Bãi bỏ các thứ thuế do đế quốc và phong kiến đặt ra, chia lại ruộng đất công cho nông dân, bắt địa chủ giảm tơ, xố nợ.
- Văn hoá - xã hội : Bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục, khuyến khích nhân dân học chữ Quốc ngữ, giữ vững trật tự trị an xã hội, xây dựng tinh thần đoàn kết trong quần chúng nhân dân.
- Xô Viết Nghệ – Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 – 1931. Tuy chỉ tồn tại 4 đến 5 tháng nhưng nó là nguồn cổ cũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân trong các nước. Xô viết Nghệ – Tĩnh thực sự là chính quyền của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II
(3 điểm)
Trình bày và nhận xét nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam được đề ra tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930), Đại hội đại biểu lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 - 1951) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960).
a) Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1 - 1930) thơng qua Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo :
+ Nhiệm vụ : Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho nước Việt Nam độc lập tự do ; lập chính phủ cơng nơng binh ; tổ chức quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc ; tịch thu ruộng đất của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…
Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử + Nhận xét : Cương lĩnh chính trị đã giải quyết hai nhiệm vụ cơ bản và cấp
thiết của cách mạng Việt Nam đó là giải phóng dân tộc và cách mạng ruộng đất...
b) Đại hội đại biểu toàn quốc lần hai của Đảng (2 - 1951) thông qua Báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng Bí thư Trường Chinh
+ Nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc, tay sai, giành độc lập và thống nhất hồn tồn cho dân tộc, xóa bỏ những tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây dựng cơ sở cho CNXH ở Việt Nam... + Nhận xét : Đại hội đã thảo luận và quyết định những vấn đề thiết yếu
liên quan đến nhiệm vụ chiến lược cách mạng Việt Nam... Đánh dấu
bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng..
c) Đại hội đại biểu toàn quốc lần ba của Đảng (9 - 1960) :
+ Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược cho cách mạng cả nước và từng miền: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trị quyết định đối với sự phát triển cả nước và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân miền Nam có vai trị quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó nhau nhằm hồn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hịa bình thống nhất nước nhà...
+ Nhận xét : Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng cả nước và nhiệm vụ cách mạng từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trị của cách mạng hai miền Nam - Bắc, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền, là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho toàn Đảng và toàn dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện hồ bình thống nhất nước nhà.”...
III
(2 điểm)
Phân tích vai trị hậu phương của miền Bắc từ sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.
- Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam được kí kết, quân Mĩ buộc phải rút quân khỏi nước ta, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam có lợi cho cách mạng. Miền Bắc trở lại hồn bình, tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh ..., ra sức chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
- Sau hai năm (1973 – 1974), miền Bắc cơ bản khôi phục mọi mặt, kinh tế có bước phát triển. Đến cuối năm 1974, sản xuất công nông nghiệp trên một số mặt đã đạt và vượt mức năm 1964 và 1971, đời sống nhân dân ổn định ...
- Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, trong hai năm 1973 – 1974, miền Bắc đưa vào các chiến trường miền Nam, Campuchia, Lào gần 20 vạn bộ đội, hàng vạn thanh niên xung phong, cán bộ chuyên môn, nhân viên kĩ thuật. Đột xuất trong 2 tháng đầu năm 1973, miền Bắc gấp rút đưa vào miền Nam 57 ngàn bộ độị
- Về vật chất – kĩ thuật, miền Bắc đã có những nổ lực phi thường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu to lớn và cấp bách của cuộc tổng tiến công ở miền Nam. Từ đầu mùa khô 1973 – 1974 đến đầu mùa khô 1974 – 1975, miền Bắc đưa vào chiến trường hơn 26 vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, thuốc men, lương thực, thực phẩm...
- Chi viện cho miền Nam trong thời kì này, ngồi u cầu phục vụ nhiệm vụ chiến đấu tiến tới cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy Xn 1975, cịn phải phục vụ nhiệm vụ xây dựng vùng giải phóng (trên tất cả các mặt quốc phịng, kinh tế, giao thơng vận tải, văn hóa, giáo dục, y tế) và chuẩn bị tiếp quản vùng giải phóng sau khi chiến tranh kết thúc.
Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử - Để đưa người và hàng vào chiến trường thuận tiện, nhanh chóng an tồn;
trong hai năm 1973 – 1974, ta mở rộng và nâng cấp tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc – Nam. Đến đầu năm 1975, tuyến đường vận chuyển Bắc – Nam được nâng cấp và mở rộng ...
- Nhờ có miền Bắc XHCN đảm bảo thực hiện nghĩa vụ hậu phương to lớn, đáp ứng ngày càng nhiều yêu cầu chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Nam, nên miền Nam đã tiến hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 thắng lợi, giải phóng hồn tồn miền Nam...
IỊ PHẦN RIÊNG (3 điểm) IV.a
(3 điểm)
Thế nào là khoa học đã trở thành lược lượng sản xuất trực tiếp ? Nêu những
thành tựu nổi bật của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong nửa sau thế kỷ XX.
a) Thế nào là khoa học đã trở thành lược lượng sản xuất trực tiếp ?
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
- Mọi phát minh kĩ thuật, công nghệ đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lược mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất.
- Như vậy, khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ. Hiệu quả kinh tế ngày càng cao của công tác nghiên cứu khoa học, đầu tư vào khoa học cho lãi cao hơn so với đầu tư vào các ngành khác.
b) Thành tựu nổi bật :
+ Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, loài người đã đạt được những thành tựu
hết sức to lớn, những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong các ngành Toán học, Vật lí học, Hóa học, Sinh học …
+ Trong lĩnh vực cơng nghệ, đã có những phát minh quan trọng :
- Công cụ sản xuất mới : máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động, rôbốt,…
- Những nguồn năng lượng mới : năng lượng mặt trời, năng lượng nguyên tử,… ; những vật liệu mới : chất pôlime, các loại vật liệu siêu sạch, siêu bền, siêu cứng,…
- Công nghệ sinh học với những đột phá phi thường trong công nghệ di truyền, công nghệ tế bào,… dẫn tới cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
- Thông tin liên lạc, giao thông vận tải : cáp sợi thuỷ tinh quang dẫn, máy bay siêu âm khổng lồ,… ; chinh phục vũ trụ : vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ,…
- Công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, hình thành mạng thơng tin máy tính tồn cầu (Internet),…
IV.b
(3 điểm)
Hãy nêu những nét nổi bật của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỷ XX. Trình bày nguyên nhân dẫn tới tình hình đó.
a) So với các giai đoạn lịch sử trước đây, chưa bao giờ các quan hệ quốc
tế được mở rộng và đa dạng như trong nửa sau thế kỷ XX với nhiều nét nổi bật :
- Đó là sự thiết lập của trật tự thế giới hai cực Ianta dẫn đến tình trạng đối đầu gay gắt giữa hai siêu cường, hai phe mà đỉnh cao là tình trạng Chiến tranh lạnh kéo dài hơn hơn bốn thập kỷ. Tuy nhiên, trước hết, các quốc gia vẫn cùng tồn tại hịa bình, vừa đấu tranh, vừa hợp tác.
Châu Tiến Lộc Bộ đề luyện tập kì thi Tuyển sinh Đại học Mơn Lịch sử - Cuối cùng Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự thế giới hai cực Ianta sụp
đổ, một trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành … , thế giới chuyển dần sang xu thế hịa hỗn và hòa dịu, đối thoại hợp tác và phát triển.
- Tuy vậy, đây đó vẫn cịn những “di chứng” của Chiến tranh lạnh với những nguy cơ bùng nổ các cuộc xung đột do mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo, và tranh chấp lãnh thổ cùng những vụ khủng bố, những cuộc chiến tranh ly khaị
b) Nguyên nhân dẫn tới tình hình trên :
- Do sự tham gia ngày càng đông của các nước Á, Phi, Mỹ Latinh mới giành được độc lập vào các hoạt động chung quốc tế.
- Qui mơ tồn cầu của các hoạt động kinh tế – tài chính và chính trị của các quốc gia và các tổ chức quốc tế.
- Những tiến bộ kỳ diệu của khoa học – kĩ thuật làm cho các dân tộc có điều kiện xích lại gần nhaụ
- Cả Liên Xô và Mĩ cũng như các nước khác đều ý thức về những hiểm họa khủng khiếp không lường hết được của một cuộc chiến tranh hạt nhân; do ý chí đấu tranh vì hịa bình của các dân tộc.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI